Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

19 tháng 9, 2011

Người Kogi lại muốn lên tiếng

Hai mươi năm trước, trong một phim tài liệu gây chấn động của BBC, người Kogi đã lên tiếng cảnh báo về sự thay đổi khí hậu toàn cầu và thảm họa môi trường. 
Lần này, họ không còn tin BBC nữa, nên tự làm phim về mình.

Đó là một phim dài 90 phút của nhà báo Alan Ereira (Anh), mang tựa đề Từ trái tim của thế giới, lời nhắc nhở của bậc đàn anh. Người Kogi cho rằng, họ canh giữ trái tim của thế giới, và là một nền văn minh từ rất lâu đời, chứ không phải “trẻ người non dạ” như Tây Phương. Và họ có lý do để tin như vậy.

Hãy xem đoạn video này để thấy phong cách "đàn anh" của họ khi nói chuyện với "đàn em". Rất tự tin, hơi có chút kẻ cả chứ không hề rụt rè, sợ sệt như những bộ tộc thiểu số khác trước đây người ta từng biết.



Người Kogi là bộ tộc sau cùng còn sót lại của nền văn minh vĩ đại Inca và Aztec. 

Hơn 400 năm về trước, để tránh cuộc tàn sát của người Tây Ban Nha, họ rút khỏi bình địa và ẩn náu trên một rặng núi Sierra Nevada de Santa Marta, cao 5.700 mét thuộc Colombia, là ngọn núi duyên hải cao nhất thế giới, tách biệt khỏi dãy Andes và nằm sát bờ biển Thái Bình Dương.

Nó giống như một phiên bản thu nhỏ của thế giới, với tất cả các dạng khí hậu được tìm thấy tùy vào độ cao, cùng với hệ động thực vật phong phú. Nhưng một vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra: phần tuyết phủ trên các đỉnh núi ngày một ít đi. Lượng nước dự trữ không còn, các sông suối ngày càng mau cạn. Một lần nữa người Kogi đứng trước hiểm họa diệt vong, mà không biết lánh đi đâu.

Sierra Nevada

Bộ phim của Alan Ereira được chiếu lại nhiều lần trên BBC và các nước khác. Năm ngoái nó còn được chiếu tới 30 lần ở Mỹ, không tồi cho một phim tài liệu đã 20 năm tuổi.
Sierra Nevada

Người Kogi được quan tâm nhiều hơn. Họ được trả lại một số đất đai ở bình nguyên để canh tác, cả một số khu đất thiêng của tổ tiên để thờ cúng.

Sierra Nevada trở thành khu bảo tồn sinh thái. Từ chỗ chỉ còn 12.000 người, nay dân số Kogi đã tăng lên 18.000 người. 

Tháng trước tổng thống mới đắc cử của Colombia, Juan Manual Santos còn đến gặp các Mama, các lãnh tụ tâm linh của người Kogi, để được chúc phúc.

Vậy tại sao người Kogi lại tiếp tục lên tiếng?
Tại sao họ muốn tự làm một bộ phim về mình?

Jacinto Zabareta, một thủ lĩnh của người Kogi, đã học được cách quay phim và vừa đến London để bàn về việc sản xuất bộ phim.

Từ chỗ là "người cầm máy quay chính" của bộ phim lần trước, Alan Ereira trở thành trợ lý sản xuất, lo quảng bá và vận động tài chính cho bộ phim lần này.

Jacinto Zabareta (trái), một thủ lĩnh của người Kogi, đã học được cách quay phim, 
Alan Ereira (đằng sau hình phải|) – tác giả của bộ phim của BBC

Bộ phim mới có tựa là Aluna, mà ý chính đã có trong trailer tải trên website của họ http://alunathemovie.com/en/ được trình bày bằng ba thứ tiếng.


Aluna nghĩa là mẹ. Lúc đầu chỉ có Aluna, nước. Sự sống bắt đầu từ trong nước. Người Kogi muốn tiếp tục nhắn nhủ một thông điệp tới “những người em trai” là hãy tôn trọng mẹ! “Có những hòn đá là thần linh canh giữ đất trời. Những người em trai lại xô ngã họ”, một Mama trong phim vung tay giận giữ nói.

Các Mama của người Kogi được huấn luyện từ rất trẻ, chỉ mới 7 tháng tuổi. Từ đó cho tới lúc trưởng thành, họ sẽ luôn ở trong bóng tối, bên trong một nhà nghi lễ. Họ cần bóng tối để quán tưởng về ánh sáng. Họ cần ánh sáng để hiểu nước, để hiểu Aluna, hiểu điều gì xảy ra khi một dòng sông tan vào biển cả. “Cho một hạt đậu vào trong nước, và nước bắt đầu trò chuyện”.

Nhưng ngày nay, không còn tuyết trên đỉnh núi. Không còn nước cho 8 dòng sông bên dưới. Không còn Aluna. Aluna chết, mọi thứ sẽ chết theo. Nếu như lần trước là lời cảnh tỉnh của những người anh trai, thì bộ phim lần này có lẽ là lời trăn trối?

Bạn nào giỏi tiếng Anh làm ơn dịch hộ tôi đoạn phim này ra tiếng Việt để tôi lồng vào phim cho các bạn khác xem nhé!

Xem đoạn phim này ta có thể thấy, ngày nay người Kogi không còn hoàn toàn sống biệt lập với thế giới bên ngoài nữa. Khách du lịch có thể vào thăm những ngôi làng của họ, và ngược lại, họ cũng đi ra ngoài thế giới "văn minh" tham dự các cuộc hội thảo và trả lời phỏng vấn.


Không biết rồi đây, khi tiếp xúc với thế giới được gọi là "văn minh" này, họ có bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu của loài người không. Liệu thế giới có còn một dân tộc cứ mãi canh cánh trong lòng việc bảo vệ trái đất này hay không?!

Tổng hợp từ The Guardian, BBC, Youtube và Alunathemovie.com

0 nhận xét:

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang