Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

27 tháng 9, 2014

Chưa sống đã chết

 

 
 Tác giả: Nguồn Triết học đường phố

25 tháng 9, 2014

Thương xá Tax – nạn nhân của hành xử “giới hạn tầm nhìn”





Thương xá Tax, suy cho cùng cũng chỉ là nạn nhân của một tầm nhìn hạn hẹp về các giá trị văn hóa – lịch sử. Không ai biết nó hữu dụng như thế nào về giá trị giáo dục, kinh tế cho đến khi mất đi.


Phá bỏ hay giữ lại?

Sài Gòn – một trong những địa chính của Pháp thời kỳ chiếm đóng và đô hộ Việt Nam. Ngày nay được biết đến như một trung tâm chính của nền kinh tế Việt Nam.

Lượng khách du lịch đến với Sài Gòn ngày một tăng, không chỉ bởi Sài Gòn mang trong mình nét văn hóa tứ xứ vùng miền, mà cả những giá trị hiện vật về mặt lịch sử còn tồn tại đến ngày nay, nhất là các kiến trúc Pháp.

Nhắc đến vùng đất này, người ta nghĩ ngay đến nhà thờ Đức Bà, bưu điện trung tâm hay thương xá Tax…

Tất cả trở thành dấu ấn, linh hồn, giá trị thời gian biểu trưng từ tranh ảnh, đến tâm khảm người dân.

Đùng một cái, tuyến Metro phục vụ cho nền kinh tế sôi động này xuất hiện. Và thương xá Tax, một biểu tượng của thời gian sẽ bị phá bỏ.

Vì lý do kinh tế, vì sự phát triển của thành phố 10 triệu dân và là đầu tàu của cả nước.

Khi ông Lê Khắc Huỳnh, Phó trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị thành phố, tỏ ra tiếc nuối, xót xa, hẳn đó là cảm xúc thực của ông, nhưng nó sẽ không bồi đắp được sự mất mát trước về một biểu tượng về lịch sử. Nhất là khi thành phố ngày càng một vắng bóng các giá trị cổ xưa.

Dù vì lý do chính trị hay kinh tế, thì suy cho cùng, thương xá Tax hay hàng trăm ngàn hiện vật văn hóa – lịch sử còn sót lại trên mảnh đất hình chữ S cũng chỉ là nạn nhân của cách hành xử và ít nhiều biểu hiện của tầm nhìn.

Cách hành xử lẫn tầm nhìn đó đã khiến không ít di tích, hiện vật lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đến quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng đến xóa bỏ bằng cách đập nát, trùng tu bằng tư duy hiện đại với xi măng, cốt thép và độ lớn hoành tráng với các dị vật lân kì, rồng phượng như đã từng xảy ra với đình cổ Quang Húc, chùa Sổ, chùa Một Cột, chùa Dơi, làng cổ Đường lâm, di tích Lam Kinh, đền Đô, thành nhà Mạc, Đàn Nam Giao, thành nhà Hồ, chùa Phật Tích, chùa Trăm Gian, đình Ngu Nhuế, hệ thống biệt thự Pháp ở Đà Lạt, Hà Nội, di tích thánh địa Mỹ Sơn...

Hoặc rơi vào tình trạng đào lên – vứt đó một cách thê thảm như hoàng thành Thăng Long, một di tích đặc biệt quan trọng, và là di sản văn hóa thế giới (năm 2010). Nhưng từ khi phát tích cho đến nay (2014) lại được ưu ái ngâm mưa, ngâm nắng, đến nỗi nhiều người phải xót xa mà thốt lên: Nếu không làm được thì đừng đào lên, hãy lấp cát và giữ lại cho thế hệ sau.

Học tầm nhìn và cách ứng xử

Các giá trị hiện vật lịch sử - văn hóa được xem như một thông điệp của quá khứ (Imbued with a message from the past, the historic monuments of generations of people remain to the present day as living witnesses of their age-old traditions, Hiến chương Venice 1964). Nhưng tại Việt Nam, chúng dần bị biến mất dưới nhiều hình thức, tỉ lệ nghịch với thái độ xông xáo khi xin cấp chứng nhận di tích/ di sản.

Biến mất không phải vì độ bào mòn về mặt thời gian, mà vì ý thức của những người làm trong công tác tìm kiếm, bảo tồn, quản lý văn hóa, lịch sử.

Ý thức đó khiến không biết bao nhiêu hiện vật bị đưa bán ra nước ngoài, bị phá bỏ cho mục đích kinh tế hay thậm chí bị xóa sổ từ cung cách đào lên – để đó – lấp lại.

Cách ứng xử đó không khác lắm về mặt bản chất như việc tượng Phật ở Afghanistan khi bị quân Taliban đánh sập (2001), hay các đình chùa, miếu mạo bị phá bỏ không thương tiếc trong thời kỳ đả thực bài phong ở Việt Nam.

Rồi đây, kinh tế có “lên” hay không thì chưa biết. Nhưng các giá trị văn hóa – lịch sử dần dần mất đi, các biểu tượng sẽ xếp hàng chờ ngày “hành quyết”. Hiếm có ai nghĩ đến các giá trị mà nó mang lại trong hiện tại lẫn tương lai.

Bởi ít có nhà quản lý nào ở nước ta có được cái tầm nhìn sâu rộng để đưa đến cách ứng xử trân trọng với các giá trị đó nhằm tìm thấy sự hữu dụng trong giáo dục và kinh tế.

Hội An có lẽ may mắn hơn so với thương xá Tax và nhiều những hiện vật, di tích lịch sử - văn hóa khác ở Việt Nam. Vì nó được một người ra sức bảo vệ, bảo tồn. Người đó là ông Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An. Ông là người vượt lên trên cái nhìn hạn hẹp trong bối cảnh lịch sử lúc đó, để giữ được một đô thị cổ Hội An và là di sản thế giới như ngày hôm nay.

Hành trình để cứu lấy các di sản văn hóa đó là cuộc hành trình đơn độc nhưng đầy quyết tâm giữ gìn cho bằng được của ông Nguyễn Sự thời kỳ đầu. Vượt ra khỏi cái quy luật “vì lý do kinh tế”.

Để rồi, Hội An giờ đây trở thành nơi hút khách du lịch, cũng bởi cái chất cổ xưa của nó, bởi giá trị văn hóa – lịch sử còn được bảo tồn và chính cái phố cổ ấy đã đóng góp không nhỏ cho ngân sách thành phố.

Rõ ràng, cái cách hành xử với các giá trị văn hóa – lịch sử của ngày hôm nay thể hiện cái tầm nhìn xa về giá trị trong tương lai.

Vì thế, nếu vì cái lợi trước mắt mà các nhà quản lý đối xử rẻ rúng với các hiện vật lịch sử như đã từng đối xử với đoàn tàu leo núi ở Đà Lạt. Để rồi, phải ôm hận vì cách hành xử đó.

Thương xá Tax hay Hội An, cũng chỉ là cách biểu hiện ngắn hay dài, thiển cận hay xa về tầm nhìn mà thôi.
Lê Tuấn

-------------------------

Năm 1930, công ty mẹ FO (Thụy Sĩ) đã bán bốn trong số tám đầu máy cho người Pháp để thực hiện khai thác tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Đưa Việt Nam và Thụy sĩ trở thành sở hữu độc đối với đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước này. Nhưng điều đó không duy trì lâu tại Việt Nam, khi đầu máy và đường ray củ bị dở bán sắt vụn. Riêng 7 đầu máy, và toàn bộ thiết bị đi kèm khác như (goong, đường răng cưa) bán lại cho Thụy Sĩ với giá 650.000 USD vào tháng 08/1990 vì lý do... kinh tế. Đến năm 2007, Việt Nam tìm cách khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt với vốn đầu tư khoảng 320 triệu USD.

Một số hình ảnh (xưa) của Thương xá Tax. Ảnh:Vnexpress













24 tháng 9, 2014

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Tác giả: Theo H. My (Khám phá)
KD: Bạn bè yêu quý gửi cho đường link bài viết này. Nước Nhật luôn làm cho nhiều nước khác, nhưng đặc biệt là VN, sửng sốt về nhiều điều. Vì sao nhỉ? Phải chăng điều quyết định là tư duy, tầm chiến lược các chính sách, mà quan trọng nhất họ đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không bởi một ý thức hệ nào ngoài ý thức hệ “dân tộc”?
Họ đã kiên trì chăm lo cho tương lai dân tộc Nhật một cách rất “Nhật”. Bởi họ biết, bé thơ được chăm lo chu đáo, các ông bố bà mẹ sẽ hết lòng vì đất nước. Nghĩa cử của Nhà nước với dân, của dân với Nhà nước ở đây rất cụ thể mà thiêng liêng. Trên nền tảng pháp luật nghiêm minh.
Chạnh lòng, nhớ tởi trẻ em mình vùng khó khăn đu dây, lội sông đi học. Trong khi hàng nghìn tỷ bị thất thoát bởi sự tham nhũng của các quan chức.
Nói Vì dân thì dễ lắm nhưng làm Vì dân cực khó, khi thực chất chỉ những kẻ tham nhũng chỉ vì mình, cá nhân mình, nhóm lợi ích của mình một cách “bé mọn”- so với sự tồn vong và phát triển của một dân tộc

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật
              Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Tôi lấy chồng Nhật cũng đã được 10 năm. Ban đầu, hai vợ chồng chung sống với nhau tại một căn hộ chung cư nhỏ ngay trung tâm thành phố, cũng thuận tiện cho việc đi đi về về thăm nhà mẹ đẻ. Bố mẹ tôi không muốn con gái lấy chồng nước ngoài, cũng không muốn con cháu sang nước ngoài sống. Chính vì thể theo nguyện vọng của ông bà, nên tôi và chồng cùng Ben – con trai nhỏ vẫn sống ở Việt Nam.
Tuy nhiên năm Ben được 7 tuổi, chồng tôi đột ngột chuyển công tác. Chính vì vậy, cả gia đình quyết định cùng anh quay về Nhật Bản để làm việc. Thời gian sống ở Nhật không lâu, vậy nhưng đất nước cùng những con người nơi đây đã khiến tôi vô cùng cảm mến. Một trong những ấn tượng khiến tôi cứ muốn kể mãi không thôi về đất nước này, đó chính là chuyện ăn uống của trẻ tiểu học – cái đang ảnh hưởng trực tiếp đến con trai tôi. Cần phải nói, Ben cũng đã từng đi học tiểu học lớp 1 ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi không lạ gì về những bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng thực sự, chuyện ăn uống của trẻ Nhật ở trường tiểu học vẫn khiến tôi vô cùng “choáng váng”.

Nước Nhật có nghèo nhưng trẻ em đi học thì phải được ăn cơm miễn phí vì trẻ em là niềm hy vọng của dân tộc.
Khác với chuyện phải đóng tiền ăn bán trú cho con ở Việt Nam, học sinh tiểu học Nhật được ăn trưa “miễn phí”. Đây là một phần của luật cải cách Nhật Bản những năm 1954.
Trước đây, Nhật Bản rất nghèo và thường xuyên phải nhận viện trợ lương thực của UNICEF và Mỹ. Trẻ Nhật đi học đều có một bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng một số em không được ăn vì bố mẹ không có tiền trả. Chính vì vậy, năm 1954, chính phủ đã ra quyết định đưa vấn đề ăn trưa ở trường của trẻ vào văn bản luật. Vì mục đích tất cả trẻ em đều được ăn, đều được lớn và đều là niềm hy vọng cho tương lai của đất nước Nhật Bản đang còn đói nghèo, những bữa ăn trưa ở trường này sẽ hoàn toàn miễn phí. Đây là một quyết định đáng nể và vô cùng quan trọng còn tồn tại cho đến ngày nay ở Nhật Bản.

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 1
Bữa trưa của trẻ là vấn đề quốc gia (ảnh minh hoạ)

Đồ ăn trưa rất đa dạng nhưng mỗi ngày chỉ có một thực đơn duy nhất
Đồ ăn bán trú ở Nhật vô cùng phong phú và nhiều món, không hề lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên trong ngày, trẻ con sẽ chỉ có duy nhất một thực đơn nhất định và không được quyền lựa chọn. Đó là cách người Nhật dạy cho trẻ biết quý trọng thức ăn và hạn chế chuyện kén cá chọn canh. Tuy nhiên với những trẻ bị dị ứng, trường luôn có món ăn thay thế riêng cho các con. Tôi có thể liệt kê ví dụ thực đơn của Ben ở trường trong một tuần như sau:
Thứ 2: Rau gạo chiên, đậu hũ và súp nấm kinoko, giá đỗ cay
Thứ 3: Mì Udon lạnh với đậu phụ, đậu tương, khoai lang chiên, trái cây với bánh bao bột gạo
Thứ 4: Bibimbap (một món ăn Hàn Quốc – cơm với rau hỗn hợp và một quả trứng), đậu phụ và canh wakame, một quả mận
Thứ 5: Gạo Yukari (Yukari là một loại thảo mộc Nhật Bản như lá vừng hay húng quế), cá rán,, súp miso
Thứ 6: Bánh mì tỏi Pháp, súp, bắp cải và xà lách bắp
Thứ 7: Cơm với dưa chua Yukari, thịt lợn xào, củ cải và súp miso rong biển.
Từ thực đơn này, chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm rất riêng của bữa ăn bán trú ở Nhật như:
- Thực phẩm nặng về ngũ cốc và rau quả, chỉ có một phần protein nhỏ như cá hay thịt lợn.
- Những món ăn đều được chế biến tươi sống, hạn chế đồ hộp.
- Tuy đồ Nhật vẫn là chủ yếu nhưng trường học luôn cố gắng giới thiệu trong thực đơn ăn uống cả những món Tây, Hàn Quốc…

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 2
Một suất ăn điển hình ở trường tiểu học Nhật. (ảnh minh hoạ)
Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 3
Khẩu phần ăn thường có rất nhiều cơm và rau nhưng chỉ điểm xuyết chút thịt nhưng vẫn đảm bảo đủ số protein cần cho cơ thể trẻ. (ảnh minh hoạ)

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 4
Nhà trường cũng rất cố gắng giới thiệu nhiều món ăn phong phú (ảnh minh hoạ)

Giờ ăn cũng là giờ học
Bữa ăn trưa của học sinh Nhật không phải là ngồi chờ cơm rồi ăn. Đó cũng là giờ học tính tự lập và tính đoàn kết của trẻ. Mỗi buổi trưa, những học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm xúc cơm cho các bạn. Bọn trẻ cũng không ai ăn trước cho đến khi các bạn mình phát cơm xong và khâu chuẩn bị hoàn tất. Trẻ tiểu học xúc cơm cho bạn, đương nhiên không thể nhanh, không thể khéo bằng các cô. Sẽ có đôi khi các em làm rơi khay, làm vãi canh, rớt thịt ra sàn. Tuy nhiên các cô giáo không hề bực bội mà luôn đứng bên cạnh để hỗ trợ các em. Nhà bếp cũng luôn có đồ ăn chuẩn bị thêm vì không hôm nào không có trẻ làm rơi đồ.
Tôi thích cách trẻ con Nhật được dạy trong giờ ăn, mỗi bé một khay, đợi bạn bè ngồi xuống hết mới bắt đầu vào bữa. Bọn trẻ luôn cố gắng ăn hết suất của mình vì bỏ thừa không được khuyến khích ở Nhật. Sau bữa ăn, mỗi học sinh nhí lại tự mình dọn dẹp, mang bát đĩa trả về phòng bếp, gập bàn ghế, lau sàn phòng. 
Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 5
Đến bữa ăn, tổ học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm múc cơm cho các bạn (ảnh minh hoạ)
Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 6
Cô giáo luôn sẵn sàng giúp đỡ các bé (ảnh minh hoạ)
Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 7
Nhà bếp ở trường tiểu học rất sạch sẽ và vệ sinh (ảnh minh hoạ)

Biết quý trọng thức ăn từ việc tự trồng rau cho mình
Trước kia khi còn ở Việt Nam, thành phố đất chật người đông khiến tôi chẳng thể dạy Ben về những loại rau củ và chỉ cho con biết cây trái lớn lên như thế nào. Chính vì vậy, khi sang Nhật tôi đã vô cùng mừng rỡ bởi ở đây, các trường mẫu giáo và tiểu học đều có vườn rau xanh và tức là, bọn trẻ sẽ được học cách tự trồng lấy thực phẩm cho chúng.
Ben đã mang về cho tôi một quả cà tím và cắt nó một cách đầy tự hào. Tương tự như vậy, khi đến mùa củ cải, Ben lại mang về nhà vài củ củ cải bé xinh. Cũng nhờ đi học tiểu học, Ben đã có thể vô cùng tự tin trong việc cắt gọt rau củ. Ở các trường tiểu học Nhật, mỗi năm đều có một cuộc thi cho học sinh lớp lớn tự nấu một món ăn cho gia đình. 

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 8
Trẻ tiểu học được học về cách trồng cây (ảnh minh hoạ)

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 9   
 Và thực sự được ra đồng trồng lúa (ảnh minh hoạ)

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 10
Sản phẩm thu hoạch sẽ được các em mang về khoe gia đình (ảnh minh hoạ)

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật - 11
Học cách tự nấu nướng cũng là một phần trong giáo dục tiểu học (ảnh minh hoạ)

Nhiều người khen cách người Nhật giáo dục trẻ tiểu học trong giờ ăn bán trú ở trường. Cũng có vài ý kiến chê trách khi cho rằng để trẻ tham gia vào việc bếp núc như vậy là quá sớm. Tuy nhiên riêng đối với tôi, tôi vô cùng cảm kích và thích thú với những gì con trai mình đang được học ở trường. Giờ ăn trưa ở trường chưa và không bao giờ chỉ đơn giản là một bữa ăn “chống đói” cho học sinh, ít nhất là đối với người Nhật. Trẻ có thể học được rất nhiều thứ, chúng ta cũng có thể cho con được rất nhiều thứ – thông qua 1 tiếng ăn trưa quý giá này. Trẻ con là chồi non, là tương lai của đất nước, chính vì vậy, việc đầu tư cho các bé từ bữa ăn đến cái học của người Nhật là quan điểm tôi vô cùng ngưỡng mộ.
————–
http://hn.eva.vn/lam-me/sang-nhat-lai-choang-vi-chuyen-an-cua-tre-c10a175149.html

Đàn ông như thế mới là đàn ông!

Tác giả:
KIM DUNG/KỲ DUYÊN: Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho câu chuyện quá hay này. Đúng là đáng mặt đàn ông! Xin kính trọng một người đàn ông như thế! 

————
Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, tôi vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ với danh phận của một thằng đàn ông.
Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, tôi bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.

 Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, tôi ngồi uống rượu với một người bạn. Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng xuất sang Trung Quốc. Bàn bên cạnh có hai người đàn ông mặc quần áo chàm vừa nốc từng bát rượu đầy vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau. Ngồi né ra xa một chút là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.
Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm. Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức. Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.
Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống nhặt những chiếc bát đặt lên bàn rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát. Xong xuôi lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
Thấy cảnh lạ lùng, tôi thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra. Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây. Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.
Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau. Sáng hôm nay họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường để rồi sẽ lại ăn một bữa trước khi túc tắc dắt ngựa đi về. Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình mà dẫn theo anh người yêu cũ. Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.
Anh bạn tôi ngồi xây mặt ra cửa nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho tôi nghe từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc. Anh bạn tôi còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn nằm đâu đó bên trong óc mình.
Tôi vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng thì tôi hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông, một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà tôi không nhớ mà cũng không hiểu hết ý thì tóm tắt lại là như sau:
- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày.
-…
- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này.
-…
- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui.
- ….
- Phiên chợ trước tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày.
- …
- Mày phải biết, khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà.
- …
- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài mà ngày xưa lần đầu tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó.
- …
- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo.
- …
- Giàng ơi. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá. Giàng ơi.
- …
- Mày nói đi. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?
- …
- Mày là thằng tốt số nhất đời. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày? Mày thật là có cái tội to. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá.
- …
- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho.
- …
- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu. Tao sẽ cho mày. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống là đổi được một con lợn giống to.
- …
- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ xác cha con mày , nhưng vợ mày thiếu thóc thiếu ngô là tao đánh mày đấy.
- …
- Thằng Xín Thau kia, mày có phải là thằng đàn ông hay không?
Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, tôi thấy thật là khó tả. Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta. Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô. Rất lâu về sau, một lần tôi đem câu chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Vợ tôi thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến đang lải nhải vô duyên về hạnh phúc gia đình rồi bâng quơ nói: “Đàn ông như thế mới là đàn ông”.

19 tháng 9, 2014

Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: Nhà báo các người có lương tâm hay không ?

Phạm Công Trình/ Tinh hoa 
 Chào các bạn, trước khi đọc những gì mình sắp viết, mình chỉ muốn nhờ các bạn chia sẻ những lời gan ruột này của mình. Bởi vì có quá nhiều sự thật đang bị bẻ cong đi và nó khiến trái tim mình đau đớn, có lẽ không ít người còn sống sót trên chuyến xe định mệnh đó cũng phải chịu cảm giác như mình đang chịu đựng.

 Vì vậy, mình xin các bạn hãy chia sẻ, để xã hội này biết rõ được một phần câu chuyện mà người ta chưa cho các bạn biết hết, về những thứ mà họ cố tình không mang lên khỏi đáy con vực kia…

truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,  
Hãng xe xảy ra vụ lật xe ở Sapa vào ngày 01/09/2014
 Trước hết, mình xin giới thiệu, mình là Phạm Công Trình đang sống tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; vợ mình là Đỗ Thị Lan, trú tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bọn mình là nạn nhân của vụ lật xe ở Sapa tối 01/9/2014. Vợ mình không may đã qua đời trong vụ tai nạn này. Nếu bạn nào có thắc mắc thì trước tai nạn chúng mình là bạn bè, sau tai nạn bọn mình đã là vợ chồng, có sự chứng kiến và đồng ý của hai bên gia đình cũng như bạn bè của hai đứa. Bây giờ, mình xin bắt đầu vào câu chuyện…
Tối 01/9, chúng mình bắt xe về Hà Nội sau 2 ngày du lịch ở Sapa. 18h01, xe bắt đầu lăn bánh rời bến xe Sapa. Xe gồm 3 hàng giường, mỗi hàng giường ngăn cách với nhau bằng 1 lối đi ở giữa rộng chừng 5, phân. Có tổng cộng 6*3*2 + 4*2 = 44 giường. Tất cả đều kín người, ngoài ra vẫn còn một vài khách nằm ở giữa lối đi lại, mình không nhớ rõ là bao nhiêu nhưng khẳng định là có. Hôm nằm viện trên Lào Cai, mình nghe tin là có 53 nạn nhân, chả hiểu sao về nhà đọc báo lại còn có 48. Mà nguyên 44 giường + 2 lơ + 1 lái đã là 47 rồi.
Mình nằm ở giường tầng 2, hàng thứ 2 từ trên xuống và cũng là hàng ở giữa. Vợ mình nằm ngang mình, bên tay trái mình, cùng phía với mấy người lái xe. Lúc ấy đã là cuối ngày, mọi người sau một hồi trò chuyện thì hầu hết đều chuẩn bị đi vào giấc ngủ, trong đó có mình và vợ mình.
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,  
Hình ảnh chiếc xe bị lật tại hiện trường
Xe đang đổ đèo thì đột nhiên lái xe la lên: “mất phanh rồi “. Mình vội bật người dậy thì thấy cửa xe đã bật mở, 1 cậu lơ trẻ hơn đang nhảy vội ra khỏi xe. Xe va chạm vào dải phân cách 2 3 lần và tiếp theo mình nghe thấy tiếng la thất thanh của cậu đó. Hai đứa mình mới vội nhào người sang định ôm lấy nhau,nhưng vừa chạm tay vào nhau thì xe bắt đầu lật. 2 đứa mình bị hất văng xuống sàn. Rồi xe cuộn tròn như máy giặt. Lăn vài vòng thì cả 2 đứa cùng bị bắn ra theo hai hướng, mình bắn ra góc cao hơn nên rơi gần hơn, cọn vợ mình thấp hơn nên xa hơn. Mình bay trong không trung khoảng 30m rồi rơi trúng một bụi cỏ rậm, nên chỉ ngất đi một lúc là tỉnh lại. Mình bò lên đường nhưng không thấy Lan đâu, mình lần ngược xuống vực để tìm, lật giở tất cả những chiếc chăn đang che xác các nạn nhân cũng không tìm thấy Lan..
Đây là những gì mình trả lời các phóng viên và công an điều tra. Có 3 phóng viên phỏng vấn mình, 1 người của đài truyền hình Lào Cai, 1 bạn là cộng tác viên của vnexpress, 1 anh nữa thì của đài tiếng nói Việt Nam. Đoạn phỏng vấn mình đã được đưa lên truyền hình, với ai mình cũng đều trả lời trước sau như một. Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình là người bị nhẹ nhất trong cả đoàn, chuyện xảy ra cũng xảy ra rồi, mình phải có trách nhiệm cho xã hội biết chuyện gì thực sự đã xảy ra trong chuyến đi đó…Vậy mà…
Đủ các báo thi nhau phỏng vấn trực tiếp, thi nhau vẽ câu chuyện theo chiều hướng mà mình không thể tưởng tượng nổi. Mình nằm viện, cũng chẳng có tâm trí xem báo đài nói gì, nhưng bạn bè người thân vào thăm, ai cũng mở đầu bằng câu hỏi: “Cháu đập cửa kính bay ra à?” … Nó thực sự khiến trái tim mình tổn thương. Nó thực sự khác xa với những gì đã thực sự xảy ra. Trong cái giây phút ngắn ngủi ấy, không ai có thể kịp làm gì, mình thậm chí còn chưa kịp sợ xe đã lật rồi. Bọn mình nằm ngay cạnh nhau, đến muốn ôm lấy nhau còn không kịp. Đằng này… Rồi người ta sẽ nghĩ gì? Bạn bè Lan sẽ nghĩ gì? “Lan yêu một thằng không ra gì, lúc nguy hiểm chỉ biết đến mình nên mới phải chết oan?”
Các nhà báo, các người có lương tâm hay không? Viết về những tai nạn thương tâm, các người vẫn còn nghĩ đến chuyện tô vẽ để thu hút độc giả nữa hay sao?
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,  
Mảnh vụn của chiếc xe vương vãi khắp nơi..
Chuyện thứ 2 mình muốn nói, ấy là chuyện hôi của của một số người tự nhận là “cứu hộ” trong vụ tai nạn này. Sau khi tìm không thấy vợ mình đâu, ở trong viện mình đã mượn điện thoại của một người quen và liên tục gọi vào số của cô ấy nhưng không có người trả lời. Đến tối muộn mình nhận được một cuộc gọi ngược lại từ số của Lan thông báo vẻn vẹn 1 câu: “chị ấy mất rồi” và cúp máy. Mình gọi lại thì không ai nhấc máy.
Sáng 2/9 thì người ta tìm được xác Lan, đến chiều cả hai gia đình cùng về Bắc Ninh để đưa tiễn Lan. Mấy ngày sau đó, mình liên tục gọi điện và nhắn tin vào số Lan, bởi vì đó không chỉ là kỉ vật, mà nó còn chứa vô vàn những kỷ niệm của 2 đứa mình. Tuy nhiên không có hồi âm. Thế rồi mẹ Lan gọi cho mình báo, có đứa nó bảo gửi tiền lên cho nó rồi nó gửi điện thoại cho. Thì ra, chiếc điện thoại ấy đã được đem bán cho 1 cửa hàng điện thoại; họ bảo rằng họ mua lại với giá 1,7 triệu trong khi chiếc điện thoại Nokia Lumina 525 này mình mới mua với giá chỉ hơn 3 triệu. Mình biết là họ cố tình muốn hút máu gia đình thêm một chút nhưng dù sao người cũng không còn, chút kỉ niệm có tốn bao nhiêu mình cũng không tiếc. Nhưng khi lấy máy về chiếc máy đã không còn sim. Hỏi lại cửa hàng thì họ bảo khi mua đt thì sim không còn.
Có lẽ vì trước hôm nghỉ lễ Viettel khuyến mại, mình đã nạp cho cả mình và cô ấy mỗi người 150K. Thằng khốn nạn ấy còn không bỏ xót đến từng đồng nó kiếm được từ những con người không may mắn trên chuyến xe ấy. Hôm nay, mình gọi lại cho số của Lan, phía bên ấy thậm chí còn lôi đủ những thử tục tĩu ra để chửi bới, thách thức mình, còn hỏi cả địa chỉ để đến tận nhà xử mình. Thật quá hay cho cái danh “cứu hộ”. Mà mình nghĩ phần nhiều đó là người của “cứu hộ” chính thức, bởi vì vợ mình là nạn nhân cuối cùng được tìm thấy tại hiện trường, là nạn nhân thứ 12. Ấy vậy mà…
Thậm chí, ngay sáng 2/9, một chị chăm người nhà ở gần chỗ mình nằm trên Lào Cai cũng nhận được điện thoại từ số người thân của chị đòi tiền chuộc điện thoại. Chị ấy bảo người thân còn chưa biết sống chết thế nào mà chúng nó đã nã tiền rồi. Lương tâm con người “cứu hộ” đấy. Tài sản trên chuyến xe ấy không nhỏ. Tiền bạc, tư trang không ít. Những con người mang cái danh “cứu hộ”, thực ra phải gọi các người như thế nào cho đúng đây?
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,  
Các bệnh nhân trong vụ tai nạn xe khách tại Sa Pa đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Câu chuyện thứ 3 mình muốn nói là về các tổ chức sớm lên tiếng trong vụ việc này. Bộ trưởng Thăng nói là làm, không có gì để chê trách, tất cả những gì Bộ trưởng yêu cầu đều được thực hiện. Còn Bộ Y tế, chả biết ai, nhưng bên ấy cũng thật nhanh nhảu mà rằng: “miễn toàn bộ viện phí cho các nạn nhân”. Các cụ cứ nói cho sướng cái mồm, lời nói có mất tiền mua đâu?
Về các bệnh viện, đâu đâu cũng tạo điều kiện cứu chữa nhưng viện phí ai trả? Không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế không đồng ý bệnh viện cũng không làm được. Trên Lào Cai còn không có nữa là Ninh Bình, gia đình lại đi thanh toán.
Các bộ ban ngành cũng thi nhau: nào là hỗ trợ các nạn nhân bằng này, bằng kia… Bảo Việt cũng nhanh nhảu: đã ứng 1 tỷ để chi cho các hành khách… Tất cả những gì mình nhận được từ các bộ, ban ngành, đoàn thể… là 1 triệu đồng của Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai. Các cụ tranh công thì nhanh lắm, chỉ có điều trách nhiệm là chưa thấy cụ nào nhận cho thôi…
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc, Công Trình và Đỗ Lan ( ảnh từ facebook)
Đây là một vài điều khiến mình thêm tổn thương, thêm đau khổ, thêm bức xúc, thêm buồn chán về cái xã hội này. Mình viết ra không phải để nói xấu chế độ hay tạo scandal, anh hùng bàn phím hay bất thứ cái gì ngớ ngẩn mà các bạn có thể đặt ra cho mình. Mình chỉ muốn cho xã hội biết những sự thật đang bị bóp méo hay chưa ai vạch trần nó ra. Mình mong các bạn chia sẻ bài viết này cho tất cả mọi người để mọi người được biết. Chỉ thế thôi.
Xin cảm ơn các bạn!
 Nguồn: Từ facebook của anh Phạm Công Trình

16 tháng 9, 2014

Hai cực của sự huỷ hoại sông Mekong


Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong
 
Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong: Hàng chữ đỏ bên trái: “Hoa Năng Nọa Trát Độ thủy điện trạm” [Trạm thủy điện Nọa Trát Độ của công ti Hoa Năng / Huaneng Power International, Ltd.”]; Hàng chữ trắng bên phải: “Năng nguyên vu thủy -- Hữu dung nãi đại” [Khả năng bắt nguồn từ nước -- Có sức chứa sẽ thành lớn].
(Nguồn: Ying Qiu, International Rivers)
“Trái tim, tâm hồn và trí tuệ của tôi, tất cả đều tập trung để làm sao ngăn chặn những toan tính điên dại đang diễn ra trên Sông Mekong.” Tom Fawthrop, nhà báo Anh, đạo diễn phim Killing the Mekong Dam by Dam.
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Ngô Thế Vinh
Ảnh hưởng giây chuyền từ những con đập
Với 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và 12 con đập Hạ lưu, tổng số 26 con đập dòng chính trên suốt chiều dài hơn 4,800 km sông Mekong, với thời gian là những hậu quả huỷ hoại tích lũy không thể đảo nghịch từ những khúc sông nghẽn mạch, và ảnh hưởng dây chuyền của chuỗi các con đập ấy bao gồm:
1/ Biến đổi bản chất tự nhiên của con sông, và dòng sông sẽ không còn giữ được “nhịp đập / flood pulse” theo mùa, cũng là yếu tố sinh tử của Biển Hồ như trái tim của hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2/ Biến đổi dòng chảy sẽ ảnh hưởng tới nguồn cá và an toàn lương thực: thu hẹp diện tích các vùng đất ngập / wetland areas và hủy hoại sinh cảnh thiết yếu của các loài cá sông Mekong.
3/ Dòng sông biến dạng đe dọa tính đa dạng của hệ thủy sinh trong đó có các chủng loại quan trọng / flagships species biểu tượng cho sự lành mạnh hệ sinh thái sông Mekong như cá Irrawaddy Dolphin, cá Pla Beuk đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
4/ Các khu rừng hạ lưu sông Mekong được công nhận là Vùng Đa dạng Sinh thái Chủ yếu / key biodiversity zones với các Vùng Đất Ngập được bảo vệ theo Quy ước Ramsar. Những con đập sẽ nhận chìm các vùng đất ngập và gây ảnh hưởng trên hệ sinh thái động vật và thực vật / fauna and flora của toàn lưu vực.
5/ Nông nghiệp bị tổn thất do phần đất bị ngập lụt từ các con đập, mất nguồn thực phẩm do canh tác ven sông, và do lượng phù sa từ thượng nguồn vì bị giữ lại trong các hồ chứa sẽ ảnh hưởng tới tiến trình chuyển tải các dưỡng chất thiết yếu cho ruộng vườn như phốt phát và đạm chất / nitrogen tưới bón cho các dẻo đất ven sông và nhất là các vùng châu thổ (Tonle Sap Cam Bốt, ĐBSCL Việt Nam).
6/ Giảm lượng phù sa cũng có nghĩa là làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở các bờ sông và mũi Cà Mau thì đang bị cắt lẹm mỗi năm và trôi dần ra biển. Lưu lượng dòng chảy giảm do những hồ chứa, mực nước biển dâng do thay đổi khí hậu và hậu quả là nạn nhiễm mặn càng ngày càng lấn sâu và tiến xa vào vùng châu thổ. Không có giống lúa và vườn cây trái nào có thể sống còn trên những thửa đất muối mặn.
Witoon Permpongsachareon, chủ tịch nhóm bảo vệ môi sinh TERRA, có văn phòng ở Bangkok phát biểu: “Những con đập là mối đe doạ lớn nhất đối với con sông Mekong và sự trong lành của môi sinh. Xây một con đập thì cũng giống như kẹp một động mạch trên một cơ thể khoẻ mạnh. Nếu máu không lưu thông chắc chắn cơ thể ấy bị tổn hại.” [Strangling the Mekong. Ron Moreau, Richard Ernsberger Jr. Newsweek International, March 19, 2011]
Hai cực của sự hủy hoại
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới  Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
Nuozhadu con đập lớn nhất
Chỉ đứng thứ hai sau con đập Tam Hợp / Three Gorges Dam lớn nhất thế giới trên Sông Dương Tử, Nọa Trát Độ / Nuozhadu là một con Khủng long trên Sông Mekong. Con đập được khởi công từ 2006, phải giải tỏa 24,000 cư dân ra khỏi khu xây đập. Hồ chứa của con đập Nọa Trát Độ, có chiều dài 226 km, diện tích mặt hồ chứa 320 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore 716 km2) với dung lượng lên tới 22 tỉ m3, (Tiểu Loan / Xiaowan 15 tỉ m3); 30 lần lớn hơn hồ chứa con đập Tokuyama là đập thủy điện lớn nhất của Nhật Bản, với 9 đơn vị phát điện đã hoàn tất vào năm 2014, với tổng công xuất lên tới 5,850 MW, tương đương với hơn 5 lò máy nguyên tử lớn / 5 large nuclear reactors. [Chinese dam projects raise alarm in Asia_ theo Asahi Shimbun, 16/08/2010]
Nọa Trát Độ [261.5 m] tuy không cao nhất thế giới như đập Tiểu Loan [293 m] nhưng lại là “con đập lớn nhất” trên dòng chính sông Mekong. Theo Fred Pearce, sau đập Tiểu Loan, và con đập Nọa Trát Độ hoàn tất, sông Mekong sẽ trở thành tháp nước và nhà máy điện của Trung Quốc. (Damming the Mekong: Major blow to an Epic River, Yale Environment 360, 22 June 2009) [Hình I & II]
Hiroshi Hori là một chuyên gia Nhật, làm việc cho Liên Hiệp Quốc trong Ủy Ban Sông Mekong, tác giả cuốn sách “The Mekong: Environment and Development”, đã nhận định: “Lưu Vực Trên của sông Mekong là vùng động đất, với những chuyển động địa chấn đáng kể khiến người ta có lý do để sợ rằng động đất sẽ xảy ra khi xây những con đập.” (2) Chính các học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc cũng đã lên tiếng báo động về nguy cơ vỡ đập này. (3)
Không có gì bảo đảm rằng một thảm họa như vậy sẽ không thể xảy ra trên sông Mekong. Nếu con sông Mekong là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực thì mỗi con đập dòng chính là một gót chân Achilles cho toàn vùng. Và hiển nhiên là thảm họa do con người gây ra sẽ lớn hơn gấp bội so với tai ương từ thiên nhiên...
Nhận định chung về kế hoạch khai thác sông Mekong của Trung Quốc, Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt đới Smithsonian (Mỹ) đã phát biểu: “Xây các đập thuỷ điện, khai thông thuỷ lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông… Các bước khai thác của Trung Quốc làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc.” (6)
Hồ chứa Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong chiều dài 226 km, diện tích mặt hồ 320 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore 716 km2) với dung lượng lên tới 22 tỉ m3 nước. (Nguồn: Ying Qiu, International Rivers)
Hồ chứa Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong chiều dài 226 km, diện tích mặt hồ 320 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore 716 km2) với dung lượng lên tới 22 tỉ m3 nước. (Nguồn: Ying Qiu, International Rivers)
 
Don Sahong con đập nhỏ nhất
Cách đây gần một năm, ngày 3 tháng 10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho Uỷ Hội Sông Mekong / MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùng Thác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt 2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức / project’s final design và chi tiết về con đập Don Sahong. Sơ khởi được biết con đập chỉ có công xuất 260 MW, cao 30m, có chiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5 km của hẻm nước /water channel Hou Sahong. (4)
Thác Khone rất hùng vĩ gốm rất nhiều ghềnh thác và hàng ngàn đảo nối tiếp nhau (do đó còn có tên Tứ Thiên Đảo/ Four thousand islands), nơi mà trong mùa mưa, theo Ts Nguyễn Đức Hiệp một chuyên gia môi trường Úc châu, thì lượng nước và lượng phù sa đổ xuống từ thác Khone còn lớn hơn cả tổng lượng nước của cả hai con thác Niagara ở Bắc Mỹ và Victoria ở Phi châu. (7)
Từ tây sang đông thác Khone có nơi trải rộng tới 14 km, khúc trải rộng nhất của toàn thể chiều dài con sông Mekong. Về phương diện đa dạng sinh học, thác Khone là phần hết sức kỳ lạ của con sông Mekong. Ngay dưới chân thác là một quần thể phong phú nhất về cá, những loài cá nước ngọt không chỉ của Đông Nam Á mà phải nói là của cả thế giới nữa. Không phải chỉ có nguồn nước, nguồn phù sa, mà nguồn thuỷ sản nhất là cá là nguồn protein chính và quan trọng đối với đa số cư dân sống trong lưu vực, nhất là Lào và Cam Bốt.
Khúc sông Mekong nơi thác Khone chính là trọng điểm hay còn có thể gọi là “ tử huyệt” của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong.
Sự đa dạng sinh học của sông Mekong, với khoảng 1,500 chủng loại cá trong số đó có hơn 2/3 thuộc loại di ngư / migratory fish, theo mùa lội ngược dòng Mekong và lên cả các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa số thuộc loại cá đánh bắt là nguồn lương thực và trao đổi thương mại.
Sông Mekong với nguồn nước ngọt và trữ lượng phù sa phong phú đã khiến ĐBSCL Việt Nam bấy lâu là cái nôi sản xuất cảng gạo lớn thứ hai của cả thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan và đồng thời cũng là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK, chưa kể tới những tôm cua rùa ốc và cả rong tảo chiếm tới 80% lượng protein của cư dân lưu vực.
Đoàn thám hiểm Pháp Doudart de Lagrée / Francis Garnier khi ngược dòng sông Mekong (1866) đã phải kinh ngạc khi đối diện với thác Khone. Cảnh tượng thì hùng vĩ với vang ầm tiếng nước đổ vào các ghềnh đá sủi bọt tung tóe.
Thác Khone từng được ví như một phòng thí nghiệm thiên nhiên lý tưởng, một thế giới vi mô – microcosm của toàn hệ sinh thái sông Mekong,  nơi để cho các nhà sinh học và ngư học nghiên cứu. Do tầm quan trọng độc nhất vô nhị ấy khiến TS Mark Hill đã kêu gọi bằng mọi giá phải bảo vệ sự toàn vẹn của vùng thác Khone trong những kế hoạch phát triển và xây các đập thủy điện trên sông Mekong.
Ian Baird người Gia Nã Đại, nay là Gs Đại học Wiscosin từ nhiều năm tình nguyện sang sống ở Lào và từ 1993 trực tiếp điều hành một dự án ở Nam Lào – Laos Community Fisheries and Dolphin Protection Project với ngân khoản vỏn vẹn chỉ có 60 ngàn đôla mỗi năm để kết hợp 63 làng xã trong vùng nhằm vận động bảo vệ loài cá Dolphin đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng xa hơn là phát triển một nền ngư nghiệp bền vững –  sustainable fishing vì ai cũng biết “lúa và cá” là xương sống của nền kinh tế lưu vực sông Mekong. (1)

Ian Baird, nhà hoạt động môi sinh, sống nhiều năm trên đất Lào và là chuyên gia bảo vệ nguồn cá sông Mekong. (Nguồn: Tom Fawthrop)
Ian Baird, nhà hoạt động môi sinh, sống nhiều năm trên đất Lào và là chuyên gia bảo vệ nguồn cá sông Mekong. (Nguồn: Tom Fawthrop)
 
Niềm vui trong thiên tai
Từ hình ảnh ước lệ về  một ĐBSCL “làm chơi ăn thiệt” với ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thì nay người dân ĐBSCL phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mà vẫn cứ không đủ ăn, và những đứa con của họ phải đi “tha phương cầu thực” sang các xứ Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc… nhưng rồi ngay vẫn trên “vùng đất khổ” đó, người ta vẫn cứ tận khai thác các chuyến Du Lịch Sinh Thái / Ecotourism được quảng cáo tràn ngập với bao nhiêu hình ảnh của một ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi, với các khu nhà vườn, tràm chim rồi tới vô số các món ăn đặc sản Miền Tây với đủ loại cá tôm và hoa trái...
Người xem thì cứ tưởng như là đó mãi mãi một nguồn tài nguyên thiên nhiên bất tận, nhưng có ai biết đó là thứ “niềm vui trong thiên tai” như lời thơ của Nguyễn Đình Toàn, người đã từng ví nước sông Mekong như là máu của đất. Và có ai mà nghĩ được rằng ĐBSCL đang mang hình ảnh một con tàu bấp bênh trên biển lớn và mỗi con đập trên dòng chính sông Mekong là những lỗ thủng lớn nhỏ hai bên thân tàu và nước mặn thì càng ngày càng tràn sâu vào các xoang bên trong. Và hậu quả nhãn tiền là những cánh đồng lúa bị cháy xém vì nhiễm mặn. [Hình IV]
Và cũng trên chính cánh đồng lúa cháy đó, Gs Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang đã phát biểu: “Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn.” [26-10-2013]

Gs Võ Tòng Xuân trên ruộng lúa bị cháy vì nhiễm mặn tại quận Gia Rai,  Đồng Bằng Sông Cửu Long. (nguồn: Gs Võ Tòng Xuân. Đại học An Giang)
Gs Võ Tòng Xuân trên ruộng lúa bị cháy vì nhiễm mặn tại quận Gia Rai, Đồng Bằng Sông Cửu Long. (nguồn: Gs Võ Tòng Xuân. Đại học An Giang) 
 
[ Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc về Quy ước Ramsar / Ramsar Convention (1971), nhằm bảo vệ và sử dụng khôn ngoan nguồn tài nguyên các vùng đất ngập / wetlands và cùng xác định những khu bảo tồn, được mỗi quốc gia và quốc tế công nhận. Cả 3 nước Lào, Cam Bốt và Việt Nam đều có những vùng đất ngập được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar này như: vùng Thác Khone, Stung Treng, vùng Sinh Thái Biển Hồ, Tràm Chim Tam Nông, Mũi Cà Mau... ]
Thay kết từ
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sau đó là cả Thượng Viện Mỹ (07/2011) đã từng khẩn thiết kêu gọi các quốc gia Mekong cần tránh những lỗi lầm của Hoa Kỳ từ hơn 100 năm qua khi quyết định vội vã xây các con đập và sau đó phải trả bằng những bài học đắt giá ra sao. (5)
Không kể đến một nước lớn Trung Quốc đã hành xử một cách vô trách nhiệm, khống chế và tận khai thác nguồn thuỷ điện trên suốt nửa chiều dài trên của con sông Mekong, bất kể hậu quả và cái giá phải trả ra sao với các quốc gia hạ lưu. Nhưng rồi ngay các quốc gia Mekong khác cũng không hơn gì. Cho dù động lực phát triển kinh tế và đáp ứng cơn khát về năng lượng là những nhu cầu chính đáng, nhưng để đi tới mục tiêu ấy, vội vã xây những con đập mà không kể gì tới hậu quả về môi trường cùng với những tác dụng tiêu cực về kinh tế xã hội như an toàn lương thực, phẩm chất môi trường thì đó là những lâu dài xây trên cát lún.
Chỉ thấy những lợi lộc ngắn hạn trước mắt với những bước “Phát triển Không Bền vững / unsustainable development”, hay đúng hơn là bước “Phát Triển Tự Huỷ” làm mất hết nguồn tài nguyên thiên nhiên với hậu qủa là các thế hệ tương lai sẽ phải sống trên một vùng đất đai cạn kiệt và càng ngày càng nghèo đi.
Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC kể từ ngày thành lập 1995, sau 19 năm hiện diện, khi bị thử thách với điển hình 2 con đập Xayaburi và Don Sahong của Lào, MRC đã chứng tỏ là một tổ chức không có thực lực và cả vô hiệu trong giải quyết các cuộc tranh chấp xuyên biên giới giữa các quốc gia Mekong, nguyên do MRC thiếu hẳn biện pháp cưỡng chế / enforcement mechanism. Nếu không có ngay một tái cấu trúc cho tổ chức này, chúng ta có thể tiên liệu rằng, cũng sẽ tái diễn cùng một kịch bản với 10 con đập dòng chính hạ lưu còn lại, đó sẽ là một thảm hoạ cho hệ sinh thái sông Mekong và cũng là hồi chuông báo tử cho ĐBSCL.
Với “Tinh Thần Sông Mekong” như một mẫu số chung, không bị chia cắt bởi những hàng rào chính trị và quyền lợi cục bộ, các quốc gia Mekong có khả năng cùng chung sức xây dựng một nền tảng phát triển hiệu quả, bền vững, đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.
Cũng để thấy rằng “Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”.

Phát biểu cô đọng và nhiều ý nghĩa trên, không phải từ cửa miệng một giới lãnh đạo Việt Nam mà lại là từ một nguyên Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mekong tại Hua Hin, Thái Lan cách nay cũng đã hơn 4 năm rồi [Hua Hin MRC Summit 2010].
Ngô Thế Vinh
09 - 14 - 2014

11 tháng 9, 2014

Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa

Trên chiếc thuyền cá lênh đênh giữa đại dương, trước sóng dữ và mưa xối xả, một phóng viên ra quần đảo Trường Sa và phát hiện ra rằng những nơi trước kia chỉ là đá ngầm nay đã bị Trung Quốc biến thành đảo.
123456-9419-1410341546.jpg
Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh do quân đội Philippines chụp được mùa hè năm nay. Ảnh: Inquirer
Rupert Anthony Wingfield-Hayes là phóng viên kỳ cựu của BBC làm việc ở Tokyo. Anh vừa thực hiện chuyến đi trên tàu cá của ngư dân Philippines đến Trường Sa với mục tiêu xác minh cáo buộc gần đây của quốc tế cho rằng Trung Quốc đang đào đắp, cải tạo thực địa ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông. 
Sau đây là một phần của đoạn băng ghi lại những điều anh thấy trong hành trình.

Tài nguyên sông Mekong đang suy giảm nghiêm trọng

Hội nghị Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) vừa thông qua tuyên bố chung TP.HCM. Đây là kết luận của Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 MRC diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu cấp cao 4 quốc gia thành viên của (MRC) gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và 2 quốc gia đối tác đối thoại là Trung Quốc, Myanmar cùng một số đại diện các đối tác phát triển, quan sát viên khác.
Mekong rõ ràng ngày càng có một vị trí quan trọng đối với nhiều nước trong vùng. Riêng với Việt Nam, do nằm ở cuối dòng sông này, nên “hưởng” theo nhiều hậu quả của sự khai thác của các nước nằm ở phía trên. Vì vậy, việc cung cấp những thông tin nhiều mặt, từ địa lý thiên nhiên đến xã hội nhân văn… đối với nhiều độc giả nước ta càng cần thiết hơn.
Dòng sông được xếp hạng thế giới
Mekong, thông tin, dòng sông, kỷ lục, nôi văn hóa, động vật quý hiếm, quốc gia, khu vực, Ủy hội sông Mekong
Trên thế giới, sông Mekong được xếp hạng thứ 12 (thứ 7 của châu Á) về độ dài và hạng thứ 10 về lưu lượng nước (lưu lượng hàng năm khoảng 475 triệu m³, lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s). Lưu vực của Mekong rộng khoảng trên dưới 800.000 km².
Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), xuyên sang các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.
Giao thông bằng đường thủy trên sông Mekong gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, nhiều đoạn chảy xiết và nhiều thác nước cao. Tiềm năng to lớn chưa được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng cho thủy điện và cấp nước cho đồng ruộng ngập nước ở nhiều vùng rộng lớn. Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mekong là vai trò của điều hoà lượng dòng nước bởi hồ Tonlé-Sap, hay "Biển Hồ", hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á.
Nhiều kinh, vĩ tuyến, nhiều chiều dài biên giới

10 tháng 9, 2014

Thực trạng sinh viên ra trường


Cộng đồng mạng xôn xao vì bài thơ nói về kết quả sau những tháng ngày “cày cuốc” trên giảng đường của sinh viên với lời lẽ hài hước.


Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao…!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo…
————

Tác giả: Chie sưu tầm

http://vnexpress.net/tin-tuc/cuoi/thuc-trang-sinh-vien-ra-truong-2660937.html

9 tháng 9, 2014

Nước Úc: 14 điều đáng ngại

Bạn tôi vẫn hỏi là Visa vẫn còn sao không ở lại Úc thêm, tôi thì nghĩ thế là đủ. Nước Úc có gì đâu, toàn những điều ngang trái. Ai dự định sang Úc thì phải cân nhắc thật kỹ. Chuẩn bị về rồi nên cũng không thấy có gì để mất nên viết liều.

1. Quan niệm về tình yêu và sex: ngược đời
Dạo này có đọc thông tin một bạn trẻ gì đó của Việt Nam tự tin, hiên ngang tuyên bố 27 tuổi tự hào vẹn tròn trinh tiết. Nếu ở Úc thì suỵt, bạn nói nhỏ chuyện này thôi, hoặc nếu nói thì bảo mình 18 đôi mươi thôi. Thanh niên Úc thiếu thực tế lắm, họ chẳng thèm cân đo vấn đề này đâu. Thậm chí sẽ tỏ ra rụt rè nếu biết thông tin này. Tôi từng hoảng hốt khi mấy anh bạn Úc bô bô cái mồm là trước khi trở thành bạn gái tao, nàng từng yêu 2-3 anh và anh nào cũng có màn ngủ thân mật.

2. Hệ thống giao thông thật nhức mắt
Một hệ thống giao thông thừa chữ đến mức chỗ nào cũng thấy biển nhắc nhở quy định về tốc độ cho phép từng đoạn, chỗ được phép đậu xe chi tiết từng mét một, thời gian đậu xe. Nhắc nhiều và chi tiết như vậy thì người ta học và nhớ luật làm gì nữa. Chưa kể, làm giảm ngân sách khi nơi nào có gắn camera bắn Tốc độ, phạt vượt đèn đỏ, rẽ trái phải đều gắn cảnh báo từ trước đó 100-200m.



3. Kiến trúc nhà cửa: quá nguy hiểm
Nhà thiết kế không đâu vào đâu cả, đầy tính rủi ro. Nhìn đâu đâu cũng thấy những ngồi nhà vườn rộng, rào thưa và thấp, cửa kính thông thoáng. Thiết kế như vậy để mời trộm vào nhà.

8 tháng 9, 2014

"Ôm xà nẹo" là ôm mần răng hỉ?

"... nói “sáng say, chiều xỉn, tối xà quần” thì đều chỉ người say rượu ở những mức độ khác nhau (người Kinh gọi là say, người Hoa gọi là xỉn, người Khmer gọi là xà quần)". 
(Lê Xuân Bột, Nét đặc sắc cần lưu giữ của phương ngữ Nam Bộ, nhavantphcm.com.vn)

"...Thật ra xà quần không chỉ đích danh cái sự say. Nó có nghĩa là luẩn quẩn, rối rắm... Ở Nam Bộ có thành ngữ “xà quần xà nẹo” chỉ sự lẫn lộn, rối rắm... Tôi không rành tiếng Khơ-me nhưng tôi nghĩ xà quần có gốc Việt (quẩn) chứ không phải gốc Khơ-me vì người Nam bộ thường dùng xà như một “tiếp đầu ngữ” để thêm sắc thái cho từ tiếp theo như: xà lết, xà nẹo, xà quay, xà quần... Xỉn có gốc từ chữ trình (âm Hán Việt), âm Quảng Đông là xỉn, có nghìa là “say ba ngày mởi tỉnh” (từ điển Từ Hải), đã thành từ Việt chớ không còn của người Hoa, xà quần cũng vậy. Do “sáng say, chiều xỉn” mà thuận miệng nói tiếp “tối xà quần” (đầu óc rối rắm, lẫn lộn của người say) chứ xà quần (quẩn) không có nghĩa là say... ". 
(Trần Thanh Giao, Xà quần - xà nẹo, nhavantphcm.com.vn)

------------------------------------------

Tôi nghĩ, cả hai tác giả này đều đã nhầm.
Theo tôi, "xà" ở đây chẳng hề là "mức độ say xỉn" hay "lẫn lộn, rối rắm" hoặc "quẩn quanh" chi ráo trọi. 

Tạ lỗi với Trường Sơn


Đỗ Trung Quân, tác giả bài thơ nổi tiếng Quê Hương vừa công bố bài Tạ lỗi Trường Sơn viết từ năm 27 tuổi (1982). Đã 27 năm qua rồi, đến nay mới dám công khai, đủ biết cái "tự do ngôn luận" của nhà nước XHCN nó "ưu việt" như thế nào ! 
Đã 34 năm trôi quạ Hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi hình thái xã hội, thay đổi số phận con ngườị
Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hòa bình (1982) - nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ nàỵ Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến, người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã “yên vị” khói hương trên bàn thờ gia đình.
Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng “Sen hay Bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố ****, khi nào thì gọi là Sài Gòn? và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp ****, cái tệ nạn, cái xấu, cái "tồn đọng" thì gọi là Sài Gòn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)… Bài thơ này, có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…
Hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...
Đỗ Trung Quân (Blog Chung Do Kwan


TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN 
(1982) 

1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!” 

Không được đổ nợ xấu lên đầu dân

Bong bóng bất động sản nổ. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng vùn vụt tăng. Vấn đề ngày càng nóng trên các diễn đàn.
Để giải quyết nợ xấu, trong giới chuyên gia đã hình thành nhiều luồng ý kiến khác nhau. Một trong những luồng ý kiến đó là: Hoặc cần có một nguồn tiền thực sự để mạnh tay tái cấp vốn cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Để họ có thể xóa những món nợ biết chắc là không thể thu hồi được, ví dụ như nợ của DN nhà nước… hoặc tăng quyền lực cho VAMC (Cty TNHH Một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).
Cụ thể là VAMC cần được chủ động trong các thủ tục pháp lý, thủ tục mua các khoản nợ xấu có vướng mắc về pháp lý. Sau khi mua rồi thì tìm nhà đầu tư để bán, và bán xong rồi thì hoàn tất được thủ tục về quyền sở hữu và quyền sử dụng cho nhà đầu tư. Có thể những quyền này của VAMC sẽ xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại…
Hàng trăm DN nhà nước đang chuẩn bị múa tay chào mừng, nếu đề xuất trên được chấp nhận. Đầu tư ngoài ngành, quản lý kém, làm ăn thua lỗ, tham ô, làm thất thoát, mua thiết bị rởm, thiết bị đồng nát của nước ngoài về đắp chiếu…
DN nhà nước nào chẳng ôm một cục nợ ngân hàng to đùng? Trong tổng số nợ khổng lồ của khối DN nhà nước đó, số nợ “biết chắc không thể thu hồi được” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ. Xóa nợ. Nhưng vấn đề là Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra “một nguồn tiền thực sự” để có thể mạnh tay tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh?
Lấy từ ngân sách thì chắc chắn không được rồi. Mỗi năm ngân sách thu được mấy trăm ngàn tỷ, thì thiếu trước hụt sau, năm nào cũng bội chi. Lại còn phải trả nợ nước ngoài, đến nỗi mới rồi, như báo chí đưa tin, là Chính phủ phải vay nước ngoài 1 tỷ USD nợ mới để trả nợ cũ.
Không thể lấy từ ngân sách thì chỉ còn cách là Ngân hàng Nhà nước sẽ in thêm tiền. Lúc đó cơn bão lạm phát lập tức bùng nổ. Và hậu quả là toàn dân lãnh đủ.
Hàng triệu công nhân vừa mới khấp khởi mừng vì đến tận… năm 2015, lương mới được tăng 15%, nếu gặp cú “vô lê” này, thì lương hình thức tuy tăng, nhưng lương thực tế lại giảm do lạm phát. Làm như vậy chẳng khác gì đổ khối nợ xấu khổng lồ đó của hệ thống ngân hàng lên đầu người dân?
Bơm tiền cho khối ngân hàng quốc doanh để ngân hàng xóa nợ xấu cho DN nhà nước. Nợ xấu sẽ được giải quyết. Những báo cáo của các ngân hàng lại sạch sẽ.
Còn nhữngDN nhà nước thì lại tiếp tục mạnh tay vay tiền ngân hàng để “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, vì đã có niềm tin rằng nếu không trả được, thì lại sẽ được xóa. Nợ xấu sẽ lại phát sinh, và cái thòng lọng nợ xấu lại tiếp tục siết, càng ngày càng chặt.
Còn việc tăng quyền cho VAMC, dù những quyền đó xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại, thì thật lạ lùng.
Đã gọi là “những quy định của pháp luật”, thì mọi cá nhân, tổ chức đều phải chấp hành. Xã hội có ổn định được hay không là do pháp luật có điều chỉnh được hành vi của toàn xã hội trong khuôn khổ của nó hay không.
Cho một DN được những quyền “xung đột" (nói thẳng ra là vi phạm) với những quy định của pháp luật hiện tại, thì khác nào đặt DN đó lên trên luật pháp? Và đã cho được một DN rồi, thì người ta có thể lại cho tiếp được DN thứ hai, thứ ba… Khi đó, xã hội sẽ ra sao?
Theo Vũ Hữu Sự
Nông nghiệp VN


5 tháng 9, 2014

Trí thức thời nay- đằng sau thói háo danh là tình trạng tha hóa kéo dài

(Vương Trí Nhàn)
Nhà nghiên cứu- phê bình Vương Trí Nhàn
(Bài viết khá dài, nhưng rất nên đọc để có được một cách nhìn nhận về giới trí thức nước ta từ xưa đến nay - dovietquoc)
------------------------------------------------------
Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức từng được Đặng Hữu Phúc (TuanVietNam 24-06-2009) xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cáí căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y “ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.
Mỗi khi nói tới trí thức VN thời trung đại, tôi thường nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ. 

Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật.

Chu không phải là loại người đọc sách xa lánh sự đời. Một học giả Nhật đã viết về Chu "Cái học của tiên sinh nhấn mạnh về “kinh bang tế thế’. Giả sử nếu cần biến một vùng đất hoang thành phố thị, phải tập hợp sĩ nông công thương, thì một tay tiên sinh có thể cáng đáng để xây dựng nên phố thị. Thay vì “ thi thư lễ nhạc” tiên sinh thích nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc về cách canh tác ruộng nương và cách xây dựng nhà cửa, cách làm rượu làm tương... Tiên sinh có thể dạy người ta bất cứ việc gì” .(1)

Quốc nạn loạn chức danh, học vị và danh hiệu ở Việt nam

1.Tôi chỉ là Ashkenazy!

Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.

Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề .Việc này tất nhiên được nhạc viện TP chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.

Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một Giáo sư, Tiến sỹ, nghệ sỹ Nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.

Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào Programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là : Ashkenazy là gì? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang