Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 11, 2011

Vũ điệu tình yêu

của những cánh cò

Trong buổi sớm đầu xuân, từng đôi cò trắng muốt bay lượn trên đồng rồi khẽ khàng đáp xuống bờ cỏ vờn nhau trong vũ điệu nồng nàn.

Từng đôi cò vờn nhau bay lượn trên sông. Cả những chú chim cồng cộc thường sống ở những bụi cỏ ven sông cũng nô đùa với cò.

28 tháng 11, 2011

Dòng Sông và Con Nước

Vùng Châu Thổ Cửu Long 
Qua Cách Nói Dân Gian   

Đặc trưng sông nước Miền Nam có đến 5.700km đường kênh rạch. Phần đất được coi là Tây Nam rộng khoảng hơn 4.000km2, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cùng vài dãy núi thấp ở miền Tây An Giang và Kiên Giang. 

24 tháng 11, 2011

CAFE MỘT MÌNH

Lần đầu tiên cà phê một mình, tôi đã như thế khi tự dưng chỉ muốn một mình thôi, một mình nhìn kẻ ra, người vào quán, nhìn họ rôm rả bao câu chuyện nào bạn bè, nào cơm áo gạo tiền hay những sẻ chia tình yêu, trơ trọi, lẻ loi, khoảng lặng trong tôi dường như chưa bao giờ đến vô cực như vậy… buồn…

Tôi nhớ, nhỏ bạn từng bảo "điên mới đi uống cà phê một mình, ai cũng nhìn, khó hiểu!", giờ tôi đang điên đây nhỉ! Dĩ nhiên là không, vì tôi còn nhận thức được bao điều mà, bạn bè nhiều thật đấy, nhưng thú thật hôm qua tôi chẳng muốn ngồi cùng ai, chỉ thích lặng lẽ thế thôi, im lặng và cảm nhận bao xúc cảm đang dằn xé, để nhìn lại những gì mình đã đi qua, giọt nước mắt thi thoảng lăn trên má, lau khô rồi cười một nụ cười nụ "cố lên tôi à!", slogan quen thuộc lúc nào tôi cũng nằm lòng và tự nhủ khi buồn, hụt hẫng… thật khốn khó, tôi nghe mình khó thở…

Tôi biết thời gian qua mình đã khiến nhiều người thất vọng, tôi đã đánh rơi mình, đã khiến người bạn thân đau đến độ quay lưng, sai, vấp ngã, phải biết đứng dậy, có lẽ họ đang chờ tôi là tôi của ngày nào. Một mình hàng giờ ở một góc khuất của quán, vô tư lự, lần đầu tiên tôi cảm nhận từng phút giây trôi qua chầm chậm là thế nào, này người đã từng là của quí, của yêu, này người tôi không cho phép mình được làm họ tổn thương, này người đã xem tôi như ngọc, yêu chìu từng chút một,… tất cả đều là dĩ vãng nhạt nhòa, nhớ để càng thêm da diết, đến rồi đi đôi khi nhanh hơn cả cơn gió thoảng qua… lạnh, trái tim tôi lạnh, thật lạ!

Cà phê một mình, lặng lẽ một mình, nghe từng nhịp thở con tim, quan sát thật chậm mọi điều xung quanh, như bảo mình sống chậm lại một tí thôi, chẳng điên tí nào, vì tôi đang suy ngẫm thật nhiều điều. Tính tiền, chị chủ quán hỏi "bạn em không tới à?", tôi lắc đầu, cười và đáp "em đi một mình thôi chị à!", chị ngạc nhiên và bảo "buồn thế, mốt phải đi cùng bạn chứ!". Uhm, buồn có buồn, nhưng đôi lúc cần thế.
(st)

Cảnh đẹp hồ Noong

Đây là hồ rất nông, cách thị xã Hà Giang chừng 17 km, là một hồ trên núi, với thiên nhiên hoang sơ, mang vẻ đẹp thuần khiết như người con gái dân tộc. Mùa mưa có thể thả bè đi tham quan quanh hồ, còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ có thể đứng trên bờ chụp ảnh.

Trong lòng hồ một số cây vẫn đang mọc xanh tốt, một số cây chỉ còn trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị. Nơi đây chỉ có vài gia đình người Mông sinh sống bằng trồng lúa và chăn nuôi vịt, lợn... nên quang cảnh hoang sơ vẫn còn hiện rõ nét. Nếu bạn có dịp đến đây vào sáng sớm, lênh đênh trên một chiếc bè chìm trong sương sớm thì quả là không còn gì bằng. Cảnh sắc như là ở chốn bồng lai.

 

23 tháng 11, 2011

NHỚ LẠI ...LẦN ĐẦU VÀO BLOG



Lần đầu vào blog còn bỡ ngỡ
Đăng nhập không được, sao đăng thơ...
Quới bắt phone nói, chỉ sơ sơ
Đường Link nhập vào nó cứ làm ngơ...
Loay hoay mãi làm không được buồn thẫn thờ

Tết về Quốc ghé chỉ gọn hơ
Thơ văn từ đâu đến bất ngờ 
Thế là TN đăng liền một bài thơ
Quốc nói"Nhàn làm thơ cái ơ"
Dẫu sao cũng là bài thơ để nhớ…
Vào blog Ngày Xưa vui không ngờ ...
Gặp gỡ bạn bè, chuyện bâng quơ
Vơi đi nỗi buồn trống vắng bơ vơ
Và có dịp ghi lại nhiều điều đáng nhớ
Nhưng vẫn có lúc buồn vu vơ

Bị google chặn thấy lòng bỡ ngỡ
Thôi, hết đăng thơ, thật dại khờ
Nhắn tin, gọi điện, mail vu vơ
Sao ta trẻ con đến không ngờ ...
Ngỡ Q không cho mình đăng thơ

Rồi bao nhiêu giận hờn vô cớ
Cũng  vì mấy bài thơ lơ ngơ...
Hôm nay blog sắp tròn một tuổi
Thời gian qua nhanh thật không ngờ
Bao nhiêu vui, buồn ghi lại thành thơ

Ngồi buồn nghĩ ngợi viết trăm bài thơ
Ta ghi lại những gì đáng nhớ...
Cảm ơn đời đã cho ta làm thơ
Cảm ơn người đã giúp ta thành trẻ thơ
Cho ngày xưa đỡ bơ vơ ...

Nhưng xem ra thơ ta người hững hờ...
Nên tạm gác bút thôi làm thơ
Chúc các bạn những niềm vui bất ngờ ...


(thanhnhando 23-11-2011)

22 tháng 11, 2011

Ăn theo món óc khỉ

của Vũ Liên

Ăn “óc khỉ” bắt nguồn từ các bộ tộc miền quan ngoại phương Bắc Trung Hoa thời xa xưa .….Mãi đến khi có cuộc chinh phạt cuả Niên Canh Nghiêu, "thủy tổ" của "nghề" ăn óc khỉ, thì nó mới thực sự đi vào "thực đơn” các đại tiệc. 

Niên Canh Nghiêu là tướng vào triều đại Ung Chính Hoàng Đế nhà Thanh và đã từng vang danh là một vị tướng quân hiếu sát, bậc nhất thời bấy giờ. Trong hàng ngũ tướng tá nhà Thanh thì rất nhiều những ông đại ác, nhưng ai cũng phải chịu thua ông tướng họ Miên này về "cùng hung cực ác". Cũng chính vì cái ác kinh hồn này mà khai sinh ra món ăn óc khỉ. 

Một ngày kia, Niên tướng quân đãi tiệc. Mỗi bàn tiêc có 2 đàn ông và 2 đàn bà. Khách khứa ngồi vào bàn rồi mà chẳng thấy thức ăn đâu, chỉ thấy trước mặt mỗi người đễ một con dao bằng bạc, một cái muỗng bạc và một chiếc dùi cũng bằng bạc nặng chừng nữa cân. Giữa bàn đặt một cái hỏa lò với một vạc nhỏ nước lèo đang sôi, trong nước lèo đã có sẵn nhiều thứ gia vị bốc mùi thơm nức mũi. Chẳng ai biết sẽ được ăn món gì thì Miêu tướng quân tuyên bố: "Hôm nay tôi xin đãi quý khách một món lạ, do chính tôi phát hiện được trong thời đi chinh chiến miền quan ngoại. Khi món ăn được dọn ra, không ai được từ chối. Món ăn nào ở truớc mặt người nào thì người ấy dùng,không được dùng lẫn lộn." 

Lời vừa dứt thì đầu bếp mang ra đặt trên mỗi bàn 4 cái lồng bằng gỗ, trong mỗi lồng nhốt một con khỉ còn sống, đầu chúng được cột chặt vào một lổ khóet rỗng phía trên nắp lồng. Có nghĩa là dù còn sống nhưng những con khỉ không làm sao vùng vẫy ra khỏi vị trí đã bị cột chặt. Đỉnh đầu của lủ khỉ chỗ ló lên khỏi lồng đã được gọt sạch lông, phô ra màu da đỏ hồng.

1 tỷ người đã khóc

sao bạn không khóc?

"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!" 
Đó là lời nói cuối cùng của một em bé 8 tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em...

 "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"

21 tháng 11, 2011

Ngày xưa Hoàng Thị…

Thi sĩ Phạm Thiên Thư
Sài Gòn có một quán café ”Hoa vàng”, trước kia còn gọi là “Động hoa vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một lão nông ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ: Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này…

Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về…”, ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa…Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo đi sau cô gái tên Ngọ trên đường đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai… Chàng si tình, để lại những vần thơ lung linh và xót xa mãi đến sau này…

Món óc khỉ sống - một tội ác quá dã man !


Trong bát canh thịt trên bàn ăn chứa đựng một nỗi oán hận âm ỉ, thâm sâu như biển, không thể nào kể xiết! Thế gian sở dĩ có chiến tranh tàn sát, như hai quốc gia sát phạt nhau, kẻ chết người bị thương đầy rẫy, là do ác nghiệp của chúng sanh cộng tụ, cùng nhau chịu quả báo. Nếu quý vị có thể lắng nghe những tiếng kêu la thảm thiết từ lò thịt vào lúc nửa đêm, thì quý vị sẽ cảm thông được nỗi khủng khiếp của sự giết chóc không ngừng ở thế gian này.

Hiện nay khoa học đã nghiên cứu thấy rằng ăn thịt nhiều thì rất dễ sanh bệnh ung thư. Đó là vì oán khí từ trong thân loài động vật bị giết đã dồn nén, tích tụ trong cơ thể người ăn thịt nhiều rồi, lâu dần thì biến thành độc tố hại người. Vì vậy chúng ta nên đoạn tuyệt nhân quả ác nghiệp với chúng sanh, đừng gây tạo tội nghiệt với dê bò chó gà…, thì dần dần chúng ta sẽ có thể chuyển hóa được ác khí của thế giới.

20 tháng 11, 2011

Ngày 20/11 : Tri ân Thầy Cô hay ngày lễ tặng quà?


Nào các cửa hàng hoa, các quán quà lưu niệm, văn phòng phẩm cứ tấp nập người ra vào. Phải khó khăn lắm từ học sinh cho đến các bậc phụ huynh mới có thể lực chọn những món quà phù hợp để dành tặng cho thầy cô của mình hay thầy cô giáo của con mình. Và đã từ lâu, những ngày lễ như thế này đang dần mất đi ý nghĩa của chính nó.

Ngày 20/11 là ngày gì?

Đây có lẽ là câu hỏi vô cùng đon giản nhưng lại có rất ít câu trả lời thực sự đúng ý nghĩa về nó. Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, không ít học sinh chỉ đơn giản hiểu rằng đây là ngày cần phải tặng quà cho thầy cô mình. Và không ít phụ huynh coi đây là cơ hội để giúp con tiến bộ hơn trong học tập, khôn thì chí ít cũng để cô giáo “quan tâm” hơn tới con cái của mình.

Lấy đâu ra nhiều bão thế ?

Thầy giáo hỏi sinh viên:
- Nếu cơn bão đến từ phía bên phải con tàu thì anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ thả neo.

- Từ phía mũi tàu?
- Tôi thả neo thứ hai.

- Từ phía đuôi tàu?
- Tôi thả cái neo nữa.

- Anh lấy ở đâu ra nhiều neo thế?
- Thế thầy lấy ở đâu ra mà nhiều bão như vậy?

Mừng Thầy Cô

nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam

19 tháng 11, 2011

Thầy Cô của em

Cô em

Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!) 



Thầy em

Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

18 tháng 11, 2011

Cô bé 12 tuổi làm cả thế giới im lặng trong 6 phút

Gần 20 năm sau , cô Severn Suzuki ngày nào đã làm mẹ và tiếp tục sự nghiệp đấu tranh bảo vệ thế giới cho thế hệ mai sau .
Đoạn clip trích trong phim tài liệu " Severn, the voice of our chilrend " mà Severn là người dẫn phim

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 20-11

     Lời Thầy,Cô

Rồi các em một ngày sẽ lớn.
Sẽ bay xa đến tận cùng trời.
Có bao giờ nhớ lại các em ơi.
Mái trường xưa một thời em đã sống.

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng.
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao.
Thuở học về cái nắng xôn xao.
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới.

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới.
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa.
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha.
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ.

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ.
Các em mang theo mỗi bước hành trình.
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã.
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên.
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền.
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ.

Tạ Nghi Lễ...

(Trích trong tập Những Khoảng Trời Trong Sáng).

17 tháng 11, 2011

Thiền


ÁI NGỮ

Nói lời nhẹ nhàng

“Trong cuộc sống chúng ta, hạnh phúc hay khổ đau đều khởi đi từ lời nói. Lời nói trung thực, thẳng thắn nhưng dịu dàng, lịch sự và đằm thắm, dễ thương, luôn mang lại một cảm giác ấm áp, an vui, nhẹ nhàng, chân tình và thoải mái cho người nghe. Tuyệt nhiên, đó không phải là lời nói khách sáo, tâng bốc, dua nịnh để cho được việc. Và ngược lại, đôi khi chỉ một lời nói mà lại làm cho người khác phải tan nhà nát cửa, gây ra sự thù oán, nghi kị lẫn nhau”. Thế nên:


“Chim khôn hót tiếng thanh nhàn,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

Nhìn thấy được tầm quan trọng của lời nói như thế, một trong những thức tu thân nên trong đạo Phật gọi là Ái ngữ: Ý nghĩa nhằm nhiếp hóa hữu tình, mang lại hạnh phúc, an vui thiết thực cho mình và cho người. Ái ngữ được định nghĩa là:

Lại cà phê một mình

Sáng nay cà phê một mình
Cùng trời xanh mây trắng
Một góc nhỏ bình yên
Bỗng nghe đời thật lạ
Bao nhiêu ngày tháng qua
Chợt ùa về ấm áp

Sáng nay cà phê một mình
Gió mơn man vạt tóc
Ô kìa sao ta khóc
Mà ăm ắp niềm vui
Bè bạn bốn phương trời
Như cùng về hội ngộ

Sáng nay cà phê một mình
Một mình cùng tất cả...


Tự sự

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người trần tục hay những kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Thì chắc gì ta đã nhận được ra ta ?
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ để dành cho một riêng ai !

Nguyễn Quang Hưng

15 tháng 11, 2011

Quả lựu - 'tiên đơn' giúp trẻ lâu

Một công trình nghiên cứu trị giá 2 triệu bảng Anh vừa tìm thấy việc uống chiết xuất quả lựu hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa của ADN. 

Trước kia, người ta đã biết rằng nước lựu giúp ngăn ngừa bệnh tim, giảm stress và thậm chí có thể cải thiện cuộc sống chăn gối của bạn.

Nhưng nghiên cứu mới nhất tìm ra điều kỳ diệu hơn thế: đó là thành phần bỏ đi của quả lựu (như vỏ, lớp ruột xốp, hạt) còn làm chậm quá trình già đi của ADN - phân tử di truyền quan trọng nhất của cơ thể.

Trong nghiên cứu, người ta đã ép nguyên quả lựu lấy ra chiết xuất đóng thành viên cho 60 tình nguyện viên uống hàng ngày, trong vòng một tháng. Viên uống này chứa hợp chất Punicalagins, vốn chỉ có ở lựu.

Trang cho biết, các nhà nghiên cứu theo dõi biến đổi hóa học trong cơ thể họ, so sánh với những người uống viên giả dược (không chứa lựu).
Họ nhận thấy có sự giảm đi đáng kể của một chỉ thị đi kèm với sự suy thoái tế bào (như các hư tổn ở não, cơ, thận, gan cũng như ảnh hưởng của tuổi già tới làn da).

"Chúng tôi rất phấn khích về nghiên cứu này, với kết quả là việc dùng chiết xuất lựu thường xuyên có thể làm chậm lại quá trình ôxi hóa ADN", tiến sĩ Sergio Streitenberger, trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm tư ProbelteBio ở Tây Ban Nha cho biết.
"Một cách để hiểu về tuổi già - hay sự ôxi hóa - là nghĩ nó giống như hiện tượng rỉ sắt, một quá trình suy thoái. Nếu chúng ta có thể bảo vệ cơ thể khỏi quá trình này thì đây sẽ là một bước tiến vượt bậc", ông cũng cho biết thêm.

Quả lựu từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng là một "siêu thực phẩm" do thành phần chứa nhiều vitamin A, C, E cũng như sắt và các chất chống ôxi hóa.
Một số báo chí nhận định phát hiện này được xem là "bước tiến lớn nhất" trong lĩnh vực dược học tự nhiên, kể từ khi người ta tìm thấy thuốc aspirin từ một loài cây vào năm 1829.
Thuận An

CÔNG DỤNG CỦA CẦN TÂY...

Ngoài tác dụng làm giảm huyết áp và giảm béo, cần tây còn được biết đến như một loại thần dược giúp điều trị các căn bệnh sau.

Giúp lợi tiểu
Cần tây chứa nhiều các thành phần giúp lợi tiểu, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật thông qua việc loại bỏ các thành phần can-xi dư thừa trong cơ thể. 
1 ly nước ép cần tây trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm tới 85.7% nguy cơ mắc các bệnh bài tiết, trong đó có chứng tiểu khó.

Chống ung thư
Cần tây chứa nhiều chất xơ và các chất chống ôxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. 
Tác dụng tăng cường tiêu hóa của cần tây còn giúp làm giảm sự tiếp xúc của chất độc thải loại của cơ thể với lớp niêm mạc đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Ngừa thiếu máu
Loại thực phẩm này rất giàu khoáng chất sắt. Do đó, thường xuyên sử dụng cần tây sẽ giúp ngừa bệnh thiếu máu.
Phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy nên ăn nhiều cần tây để bổ sung sắt và tái tạo các tế bào máu cho cơ thể.

Giải độc
Cần tây có khả năng lọc máu vì loại tinh dầu trong loại thực phẩm này có tính kháng khuẩn rất mạnh. Người mới ốm dậy nên dùng cần tây để “thanh lọc” cơ thể.
Vào mùa đông lạnh hoặc khi thời tiết hanh khô, nước ép ần tây có tác dụng tốt trong việc phòng các bệnh bệnh phổi, viêm miệng họng.

Ngừa tiểu đường
Chất xơ trong rau cần tây giúp gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, kiểm soát lượng đường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.

Theo People/Dân trí

MỘT THOÁNG BÂNG KHUÂNG

Trở lại chốn xưa nỗi nhớ hờ

Một chút xôn xao, chút thờ ơ

Không có gì quen quen để nhớ

Một thoáng bâng khuâng, dạ thẩn thờ

13 tháng 11, 2011

Đọc sách về nhà thơ Đỗ Hữu


Tên sách:
NHÀ THƠ ĐỖ HỮU VẪN CÒN ĐÓ
Tác giả: Tô Kiều Ngân


Chúng ta có dịp đọc bài Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên trong đó ông Huỳnh Ngọc Chiến giới thiệu hai bài thơ Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc; sau đó chúng ta được ông Hồ Công Trừng giới thiệu thêm Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu: bài Nắng ngút đường dài…
“Đỗ Hữu để lại ba bài thơ rồi biến mất. Bao nhiêu người mê thơ ông và mất công đi tìm tung tích tác giả, đặt nhiều câu hỏi và phỏng đoán, lại ngỡ rằng tác giả đã qua đời!”. Nhưng theo Tô Kiều Ngân thì:
“Xin chư vị hãy yên lòng. Tôi góp một tin vui: Đỗ Hữu vẫn còn đó! Ông tên thật là Lê Hữu Đỗ, ký bút danh là Đỗ Hữu. (…) hiện định cư ở San Jose, California. Ông từng làm chủ bút một tờ báo ở bắc Cali. Năm 2002, nhà xuất bản Dorrance có tiếng ở Mỹ đã ấn hành cho ông cuốn sách viết bằng tiếng Anh nhan đề Sounds of the bamboo forest, tên tiếng Việt là Âm vang rừng trúc nói về các ngôi chùa và các tông phái Phật giáo ở Việt Nam”.

Tô Kiều Ngân cho biết thêm: 
“Tại sao Đỗ Hữu không làm thơ nữa hay ông có làm mà không in ra? Thơ Đỗ Hữu chịu ảnh hưởng những ai? Những điều đó xin hẹn một dịp khác sẽ trở lại, còn bây giờ bạn Huỳnh Ngọc Chiến, bạn Hà Công Trừng và những người hâm mộ Đỗ Hữu (chắc là nhiều) muốn gặp Đỗ Hữu có thể liên lạc theo email: dohuu2005@yahoo.com”.

12 tháng 11, 2011

Bài thơ thứ 3 của Đỗ Hữu

Sau trên 30 năm, 3 bài thơ của thi sĩ Đỗ Hữu đăng trên tuần báo Đời Mới từ năm 1954 lại xuất hiện trên tạp chí Kiến thức ngày nay (KTNN). Đầu tiên là 2 bài thơ Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc do Huỳnh Ngọc Chiến, người có công đầu giới thiệu qua bài “Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên”. Và lần này, Hồ Công Trường chép thêm cho chúng ta một bài thơ nữa: Nắng ngút đường dài…

Gọi là “Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu” đăng KTNN số 627, ngày 10.1.2008 được Goldfish tôi chép lại dưới đây, vì tái xuất hiện sau 2 bài Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc, nhưng Nắng ngút đường dài… lại được đăng trên Đời Mới trước bài Chiều Việt Bắc. Và theo tác giả Hồ Công Trường thì: “Ba bài thơ của Đỗ Hữu chúng tôi không dám nói hay hơn thơ Quang Dũng…, những người yêu quý thơ Việt thời kỳ trước, nếu chưa, cũng nên cập nhật vào trang sưu tập thơ của mình những dòng thơ Đỗ Hữu bên cạnh Quang Dũng, Huy Cận, Hoàng Cầm, Tế Hanh, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính… có lẽ cũng xứng đáng lắm.”

Tôi tình cờ đọc được bài “Miên man tuỳ bút – Kỳ II” của nhà văn Đỗ Chu đăng trên website Việt báo.vn, đoạn viết về Nguyễn Xuân Thâm (người Thừa Thiên, làng An Thuận, huyện Hương Trà, sinh 1936) thấy vài thông tin về bài Sầu Ai Lao, ở đây tôi xin trích vài đoạn (xin xem thêm phần chú thích): “Anh Thâm với bút danh Dao Ca đã gửi thơ in trên tờ Đời mới và tờ Thẩm mỹ ở Huế, gửi truyện ngắn in trên tờ Nhân loại ở Sài Gòn. Gửi hú họa mà họ in thật mới hay chứ…. Ai chả hiểu những bài thơ của Nguyễn Xuân Thâm thuở ấy vẫn chỉ là những bài thơ học trò học chẹt, mơ mộng và man mác… Thơ anh viết ra đâu phải để tán tỉnh mấy cô, đấy là anh đang hướng về kháng chiến, nhớ tới chiến khu xa vời. Thơ rằng, “Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm, với nắng bâng khuâng mấy thuở nào, với núi xanh lơ chòi tím nhạt, mây trời bàng bạc sầu Ai Lao!”.”

Có phải ông Nguyễn Xuân Thâm, ngoài bút danh Dao Ca còn có bút danh khác là Đỗ Hữu và là tác giả của bài thơ Sầu Ai Lao? Nếu đúng như vậy, thì ông đâu chỉ có ba bài thơ?

11 tháng 11, 2011

Cái gì đây?

supermodel legs

Mời các bạn cùng tham gia "bình loạn"!

Đi Chùa Lễ Phật



Người xưa nói ”Làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ“. Chúng ta thao thức, ước mơ có thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hí trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. 
Chọn lấy một hành động có nghĩa là để làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu. Đã có mặt trên cõi đời, chúng ta phải chọn lấy một lối đi để đưa đời mình đến chỗ rạng ngời tươi đẹp. Vô lý, chúng ta mãi đua đòi theo sự ăn mặc vui đùa, đến một ngày kia thân này sắp hoại, tự ta nghĩ sau về thân phận mình? 

Vì thế, sự đi chùa lễ Phật là một việc làm do động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng vươn lên, gầy dựng cho mình một ngày mai sáng đẹp. Đi Chùa: Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh. 
Người Phật tử mới đến với đạo, chưa thấm nhuần Phật pháp, nếu không được sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành. Muốn hiểu đạo lý, Phật tử tới lui Tự viện để thưa hỏi, học tập là sự đương nhiên không thể thiếu. Vì sự sống bận rộn ngoài xã hội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiên cứu giáo lý, chỉ gặp Tăng, Ni trong nửa giờ, một giờ, Phật tử có thể học được nhiều điều trước kia chưa biết. Vì thế, đến chùa để gặp Tăng, Ni là điều thiết yếu không thể thiếu. 

Đối với mỗi Phật tử tại gia, đi chùa có hai trường hợp: đi chùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vía. 

Đi chùa ngày thường: Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà, người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùa, Phật tử phải nhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý, Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chưa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tử phải có ít nhất đôi ba vấn đề thưa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặc do thấy nếp sống sinh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi, hoặc đọc trong kinh sách chỗ nào không biết đem ra hỏi. Biết thưa hỏi như vậy, người Phật tử học đạo rất chóng tiến. Đi chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn của người Phật tử. 
Nhưng cũng có những khi không vì hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Đây là trường hợp vì đua chen trong cuộc sống, người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, vội vàng bỏ việc đến chùa. Đến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng mát tàn cây, nghe tiếng gió thì thào trên ngọn cây, giọng chim líu lo trong cành râm, khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm hồn lắng  xuống, thần kinh dịu lại. 
Không cần gặp ai, chẳng màng thưa hỏi, chỉ cần mắt ngắm mấy cội tùng xanh, mũi ngửi mùi hương nhẹ của hoa lan, hoa nguyệt quới, ngồi đặt lưng tựa bên vách chùa, chúng ta cảm nghe lòng nhẹ nhàng khoan khoái, những giờ phút này gánh nợ đời oằn oại đôi vai bổng dưng như quẳng mất. Chính cảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của Phật tử.

Quả bóng tình anh



Lưới khung thành tình em vừa bỏ ngỏ
Anh lẹ làng dẫn quả bóng tình anh
Vượt lằn vôi rồi vội vã sút nhanh
Lưới em thủng nhưng tình anh việt vị

Ngỗ Xuyên
(đăng dùm OanhOanh)

Nhà thơ tài hoa bị lãng quên


Đỗ Hữu 

Mộng Liên đường chủ nhân, trong bài tựa Truyện Kiều, đã viết “Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy” (Trần Trọng Kim dịch). Có tài mà không được gặp gỡ, đành phải đem chôn cuộc đời vào những chốn tầm thường dung tục, chịu cảnh vùi lấp của bao sự đời nhố nhế, từ ngàn xưa vẫn là bi kịch của kẻ tài hoa. Người xưa gọi đó là “Không cốc u lan” (Cánh hoa lan u buồn nơi cốc vắng), tức là cảnh ngộ “Biết bao hoa đẹp trong từng thẳm, Đem gởi hương cho gió phụ phàng, Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang” (Xuân Diệu). Những tài năng bị vùi lấp đó thường phát tiết anh hoa ra ngọn bút, để tạo nên những vẻ đẹp hoặc bi tráng hoặc thiết tha cho cuộc sống, khiến ý nghĩa cuộc đời càng trở nên thăm thẳm, mênh mông.

Song cũng có những trang tài tử đem hết tài hoa để gởi lại cho đời những trang diệu bút, mà lại bị người đời quên lãng một cách quá đỗi bất công. Bên cạnh nhà thơ Lý Hạ của Trung Quốc, tôi muốn nói đến nhà thơ Đỗ Hữu của Việt Nam.

10 tháng 11, 2011

Hoa Đào phương Nam

Tôi thích hình ảnh hoa ô môi nở rộ dọc theo bờ những con kênh trong vắt vào đầu hè. Tôi tự hào mảnh đất miền Tây có hoa Ô môi đẹp như (hoặc hơn) hoa Đào Đà lạt, hoặc Đào phai ngoài Bắc. Hình ảnh hoa và trái Ô môi luôn gợi nhớ về một thời đã xa...
Tiếc rằng, giờ thì khó mà tìm được hàng hoa ô môi rũ bóng xuống bờ kênh như thuở nào!

Hoa Ô Môi
Thi sĩ Việt Châu


Bạn hãy dừng thuyền lãng ngắm xa
In nền trời biếc một vùng hoa
Mơ-màng bạn nói như đương mộng
Hay gác Đằng-Vương, bóng lạc hà

Bạn tới gần đi! … Bạn tỉnh chưa!
Một loài hoa lạ sống tiêu sơ
Giữa vùng hoang-dã trơ-vơ đứng
Bên mé kinh nông nước đục hờ!

Xuân đã về đây hoa nở rồi!
Mầu phơn phớt đỏ, nụ như môi
Của nhiều trinh nữ - Son chưa thắm,
Trong bóng ngày xanh; mủm-mỉm cười


Lá đổ tàn rơi tự lúc nào:
Toàn thân hoa phủ đẹp làm sao!
Giục người cô-lữ Thăng-long nhớ
Vườn cũ, xuân quê, rộn ánh Đào



Có những loài hoa đẹp tuyệt-vời
Âm thầm cam số phận Ô-Môi
Cũng như những Sắc, Tài không kẻ
thương, hiểu đành ôm hận mãn đời! 
(1939)


Thi sĩ Việt Châu là một tài thơ xuất chúng của vùng đất Tây Nam bộ, một thời vang danh trên văn đàn cả nước. Nhưng vì một sự oan khuất, đến nay không mấy ai nhắc đến, và thơ ông cũng mai một đi nhiều. 
Vì một sự may mắn, tôi có được nhiều tài liệu về Ông, nhưng vì một lời hứa với thân nhân của nhà thơ, tôi không thể phổ biến được trên mạng. Bạn nào thích, tôi có thể chia sẻ!

Nắng ngút đường dài


Đỗ Hữu

Nắng ngút đường dài, hoa gạo bay,
Tôi người lữ khách, lạc sau ngày.
Đường xa nắng lửa, chiều hun hút,
Quán đứng lưng đèo, núi tiếp mây.

Thác đã sầu buông đường nắng trở,
Lưng trời khép chặt núi và mây,
Đèo cao gió thổi, chòi heo hút,
Dặm cũ chiều đi thương nhớ đầy.

Nắng đổ tràn lên đường lối cũ,
Đường dài hoa gạo đỏ rưng rưng.
Lá chàm bay lả trên vai rách,
Áo bạc hồng lên lớp bụi rừng.

Có phải hồn ngây trong núi thắm?
Rừng chàm lá đổ lối xanh tuôn.
Đìu hiu khói cỏ chiều ai đốt,
Ngày dựng cô liêu giữa xứ buồn.

9 tháng 11, 2011

Con gái “máu dê” hơn con trai

Một cử nhân Toán – Đại học Đà Nẵng đã chứng minh được mệnh đề : “CON GÁI = CON DÊ”.
Người ta thường nói rằng: Con trai quỷ sứ, con gái thần tiên. Đây là một mệnh đề đúng bởi ai cũng nói như vậy.
Suy ra “Con gái” = “thần tiên” hay “tiền thân”
“Tiền” là “trước”. Tiền Thân là Trước Thân
Trong 12 con giáp, trước “Thân” (con khỉ) là con … Dê. 
Vậy kết luận “Con gái” = “con dê” (Điều phải chứng minh)!

Cách khác: Chứng minh bằng phản chứng
Giả sử con gái không phải là con dê
Suy ra: Con gái = Không con dê (1)
Hay: Không con gái = con dê (2)
Cộng các vế (1) và (2):
Con gái + Không con gái = Không con dê + con dê
Suy ra: Con gái x (1+không) = (không + 1) x Con dê
Vì (1+không) = (không + 1) nên dễ dàng ta có: Con Gái = Con Dê (Điều phải chứng minh).

St

Nghe chưa?

Đừng chê "dê",
phụ nữ đôi khi họ cũng thích dê!
Có 2 vợ chồng đi xem triển lãm „thành tựu nông nghiệp”. Hướng dẫn viên lần lượt giới thiệu từng sản phẩm thành tựu đạt được nhờ khoa học.
- Đây là con bò đực giống thuần chủng. Một ngày nó có thể giao phối 10 lần!
Bà vợ huých ông chồng:
- Nghe thấy chưa?

Tiếp tục. Hướng dẫn viên giới thiệu:
- Đây là con gà trống thuần chủng. Một ngày nó có thể đạp mái 30 lần!
Bà vợ lại huých ông chồng:
- Nghe thấy chưa?

Đến một con „dê cụ”. Hướng dẫn viên dẫn giải:
- Đây là con dê đực giống, thuần chủng. Một ngày nó có thể giao phối 80 lần!
Bà vợ được đà:
- Đấy, đấy! Ông nghe rõ chưa?

Không chịu nổi, ông chồng hỏi người hướng dẫn viên:
- Xin cho tôi hỏi, những con vật này nó giao phối 1 ngày từng đấy lần với 1 con cái hay nhiều con khác nhau.
Hướng dẫn viên:
- Ồ !!! Tất nhiên là mỗi lần với một con cái chứ!Ông chồng quay sang huých vợ :
- Cô nghe thấy chưa?

(sưu tầm)

Gặp lại tình xưa

Xưa yêu nhau tha thiết,
Nay tình biến vào đâu?
Nhìn nhau buồn da diết.
Em trắng áo tang sầu!

****
Lời nào mình sẽ nói.
Lời nào giữ trong tim?
Lời xưa nhiều gian dối,
Lời nay càng buồn thêm.

****
Người xưa còn, tình mất,
Người nay mất, tình còn.
Chúc anh nhiều hạnh phúc.
Em đẹp bước cô đơn

Trúc Oanh 
(OanhOanh?)

TỰ KHÚC MÙA ĐÔNG...


Mùa đông đến tự bao giờ
Cây buồn lá rụng đứng trơ vơ
Chiều nay mây tím giăng  hồn lữ khách
 Mây trôi về đâu chẳng bến bờ

Ai biết mùa đông đến bao giờ
Và tôi đang thức hay đang mơ
Bơ vơ hoang vắng hôn cô quạnh
Đông đến rồi đi quá hững hờ...
    (thanhnhando)
         

Chiều Việt Bắc


Đỗ Hữu (bài thơ thứ hai)


Nắng xuống phương nào người thấy không?
Mà đây chiều tím rụng song song
Vàng tuôn mấy lối ngày thu muộn,
Ai liệm hoàng hôn kín mắt trong?


Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai
Phương xa chiều xuống ngút sông dài
Đường kia có phải sầu xưa đọng?
Trở bước, hoa lau trắng ngập đồi.


Con đường đất đỏ mờ sau bản
Thung lũng vàng lơ, nắng trở chiều.
Núi biếc chập chùng vây ải lạnh
Dặm về lá đổ phấn tàn xiêu.


Rừng núi âm u chiều Việt Bắc
Chầy ngày lạc bước, ai ngồi than.
Buồn xưa chiều đọng sầu lau lách.
Chòi cũ nằm nghe gió dặm trường

8 tháng 11, 2011

Lạ kì cụ ông 90 tuổi vẫn sinh được quý tử

Cụ Ký và quí tử của mình
Thứ Ba, ngày 08/11/2011, 08:21
(Tin tuc) - Tiếng tăm cụ ông “U90” vừa sinh hạ quý tử đang khiến dư luận xôn xao, bàn tán khắp vùng Nghệ An. Cụ ông chính là Trần Văn Ký, SN 1921, trú tại xã Kỳ Lân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Thấy chúng tôi, cụ Ký niềm nở mời vào nhà, tay bồng con, tay rót nước mời khách: “Rõ khổ, có chuyện sinh con mà mọi người cũng làm om xòm, bàn tán khắp làng trên xóm dưới chuyện của gia đình tui. Tui cũng ái ngại lắm, nhưng vợ cả tui mất rồi, con cái cũng đã lập gia đình thành đạt. Tui ở một mình cũng buồn chứ. Tại sao họ cứ khắt khe, ích kỷ với những người sống cảnh độc thân như tui. Trẻ thì có bạn trẻ, già cũng có bạn già mà chăm sóc nhau chứ”.

Một tài thơ vô danh

Có lẽ ít ai từng nghe đến tên nhà thơ Đỗ Hữu cũng như những tác phẩm của ông. Những bài thơ của ông tôi đọc được trên "Kiến thức ngày nay" đã lâu rồi.

Không am tường lắm về thơ, nên chẳng dám bình luận gì về những bài thơ này, nhưng tôi rất thích, vì đọc lên nghe cứ mênh mang một nỗi buồn nhẹ nhàng, không rõ nguồn cơn mà lại sâu thăm thẳm.

Mấy hôm ở Sơn la, ngồi nhà nhìn ngó núi đồi, trời mây, con phố nhỏ quanh co phủ đầy sương mù và mưa bụi, tự dưng nhớ lại Đỗ Hữu. Chẳng biết làm gì giữa cái thời tiết như thế, bèn vào Gú gồ tìm được 3 bài thơ cùng với những thông tin mới về tác giả Đỗ Hữu cũng như tác phẩm của ông. Định đưa lên blog cho bạn bè xem, nhưng mạng ngoài ấy quá tệ, chẳng cách nào làm việc được.

Hôm nay, ngồi ở Long xuyên, mạng mạnh như thần, xin lần lượt giới thiệu một loạt bài về Đỗ Hữu và tác phẩm của ông. Các bạn cùng xem nhé!

Sầu Ai Lao
Đỗ Hữu


Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt,
Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng.
Lá vẫn pha chàm trên sắc áo,
Mưa nguồn thác đổ đá mù sương.

Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm
Với nắng bâng khuâng mấy thuở nào
Với núi xanh lơ, chòi tím nhạt
Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao.

Lưng đèo quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều
Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ
Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu!

Ở đây hơi đá chiều vây khắp,
Khép chặt mình tôi giữa núi rừng.
Buồn quá ngày đi, đêm trở lại,
Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng.

Người có theo tôi lên dốc nắng,
Nhìn xem hoa rải sắc trên đường.
Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm,
Lá đổ sau chân một lối vàng.

6 tháng 11, 2011

BÀI VĂN LẠ CỦA HỌC TRÒ NGHÈO GÂY"SỐC" VỚI GV TRƯỜNG Ams


Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam. Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Thăm Lê Thị Huệ


5 tháng 11, 2011

GIAO MÙA

                                            
Một chút đông sang...
                                            
Một chút nắng vàng...
                                            
Mùa đông sắp sang...
                                            
Hồn nghe  khẻ khàng...
                                             

(TN 5-10-11)

NẮNG KHUYA...


Rồi em mắt ngọc đau màu nhớ

Đợi nắng hồng tươi lúc nửa đêm

Quanh em bốn cõi trăng vàng võ

Chẳng cõi nào say chút nắng khuya


(thơ NGỖ XUYÊN OANH OANH)

QUÀ SINH NHẬT TẶNG TÚ XUẤT(Cô Út Ngày Xưa)


Chị N không biết  sinh nhật em, nên gửi quà muộn nhé, chúc em SN vui vẻ với gia đình & các bạn!

Chị N gởi tặng em bánh kem & hoa hồng nè...hi...hi... 

HAPPY BIRTH DAY

Ảnh Tắm Tiên - Phụ Nữ Đừng Xem


Vào xem thì đừng hối hận nghe !!!
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang