Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 12, 2012

HAPPY NEW YEAR 2013

     Nhân dịp năm mới sắp đến TN gửi lời chúc đến tất cả thầy,cô & các bạn cựu  học sinh  nhóm 71-78 Trường TKN TXCĐ & các bạn trên blog "Ngày Xưa" NĂM MỚI SỨC KHỎE ,THÀNH CÔNG ,AN KHANG THỊNH VƯỢNG ...

28 tháng 12, 2012

CHỒNG NGOAN

Mặc ai lắm của nhiều tiền
Không bằng tôi có chồng hiền, chồng ngoan.
Chống tôi hay lam hay làm
Suốt ngày cặm cụi chẳng ham chơi bời
Lại còn nghe vợ hết lời
Dù la dù mắng vẫn cười vô tư.
Việc to việc nhỏ chẳng từ
Lau nhà ,rửa bát cũng như giặt đồ
Việc gì làm cũng tròn vo
Không cờ không bạc, không bồ, không say.
Đêm đêm đều đặn "trả bài"
Bảo gì nghe nấy chẳng sai nửa lời.
Gia tài thì cũng thường thôi
Chồng tôi như thế....mọi người thấy sao?
(Sưu tầm)

25 tháng 12, 2012

Mười Chồng

Chồng 1 có số làm ăn
" Đã ơi là đã quá chừng Má ơi !!"
Cửa nhà sung túc chỉ nằm mà chơi            
Chồng 2 ham lội thích bơi
Qua sông nó chõi một hơi tới bờ
Chồng 3 là một bốc xơ
Nó vờn nó dợt bơ phờ tóc mai
Chồng 4 xứng đáng tài trai
Xuống khe khe cạn lên đoài đoài tan
Chồng 5 ăn nói dịu dàng
Càng cưng chiều vợ lại càng con đông
Chồng 6 chuyên nghiệp nhà nông
Cầy bừa khéo léo cấy trồng mát tay
Chồng 7 tuổi trẻ sức giai
Ngày ba đêm bẩy trổ tài bao sân
Chồng 8 bóng đá thủ quân
Thọc sâu bỏ góc nó quần xác xơ
Chồng 9 lại giỏi đánh cờ
Dấm dúi vài nước ngẩn ngơ đội hình
Chồng 10 là lính pháo binh
Đêm đêm nó bắn rung rinh cột giường
Mười chồng mười vẻ dễ thương
Đã ơi là đã quá chừng Má ơi! ( St)

22 tháng 12, 2012

Xem phim nhân ngày Quân Đội 2012

Phim Đất Khổ:



Phim Đại Họa Mất Nước:



Trung Quốc chưa dám khai chiến ở Biển Đông:

21 tháng 12, 2012

Đọc và Suy Gẫm "Bản Tuyên Ngôn Độc Lập" Của Bác Hồ


"Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

20 tháng 12, 2012

Dân cũng… “giật mình đùng đùng”!

(Dân trí) - Xung quanh lời phát biểu của ông Phan Đăng Long Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: “… ngành nội vụ các quận, huyện sẽ giật mình và rà soát quy trình tuyển công chức”, hàng trăm bạn đọc Dân trí gửi thư về tòa soạn cũng… giật mình.

Không biết các bác ngành nội vụ các quận, huyện “giật mình” vì lẽ gì chứ độc giả Dân trí thì “giật mình đùng đùng” vì mấy lẽ. Thứ nhất, các bạn ở địa phương thì “giật mình” bởi vì… sao giá ở Hà Nội lại rẻ thế? Theo họ phản ánh, ở các tỉnh cũng cao hơn giá đó nhiều. Các bạn ở Hà Nội cũng “giật mình” vì giá ấy là 5 – 7 năm trước cơ. Bây giờ làm gì còn có giá đó. 


Thứ hai, họ “giật mình” thông tin… quá cũ. Cái chuyện đó diễn ra lâu, rất lâu rồi và là chuyện đương nhiên, chả có gì mà… ầm ĩ lên như vừa mới xảy ra năm ngoái, năm kia hay hôm qua, hôm kia thế. Mà cũng chả riêng gì Hà Nội, các địa phương cũng có “thâm niên” chẳng kém cạnh gì. Cái thứ ba mà độc giả Dân trí “giật mình” là không hiểu vì sao các bác ngành nội vụ các quận, huyện lại… “giật mình” như lời bác Long nói?! Phải chăng các bác ấy “giật mình” vì “đang yên, đang lành” bỗng dưng bác Dực lại nói thẳng ra. Mà nói ở đâu không nói, nói ngay tại cuộc họp HĐNH TP? Hay các bác ấy “giật mình” vì sao lại có tình trạng đó và ai đó làm việc đó nhỉ? Hay… “lạy giời” là nói như dân gian “Có tật….”. Chịu. Chả biết vì sao các bác ấy “giật mình” cả nên đành… trích đăng một số ý kiến xung quanh sự “giật mình” mà các bạn gửi về cho chúng tôi vậy.

*****
  • “Chuyện này bây giờ mới nói ra thì xưa như trái đất rồi, bạn biết, tôi biết, mọi người đều biết, người trong cuộc biết, người ngoài cuộc cũng biết, cái giá 100 triệu hay là bao đi nữa thì người hỏi và người trả lời đều biết...” Hoàng Minh langtu1817@yahoo.com
  • “Giật mình vì chạy 100tr ? Những cái này tồn tại đã lâu. Cần chỉ rõ ra ai đã mua, ai đã bán mới quan trọng”. Trần Duy Minh duyminhmp@gmail.com
  • “Ai biết chỗ nhận 100 tr, tôi biếu thêm 50 tr để xin cho cháu tốt nghiệp đại học một suất!”. Tùng tungnlt@yahoo.com

16 tháng 12, 2012

Hẹn

Mỗi năm đến hẹn lại lên
Phương Nam tình bạn vững bền dài lâu
Ngược xuôi thuyền có đi đâu
Tháng Tư ngày cuối kíp mau về bờ
Bạn bè tha thiết đợi chờ
Cùng nhau nhắc chuyện tuổi thơ học đường
Cùng nhau hát khúc yêu thương
Cùng nhau ta uống thôi vưong tuổi đời
Dù cho sông núi đổi dời
Nghĩa Thầy tình bạn đời đời không phai

Thi sĩ đồng quê Lưong Cang
(Lương Phát Giàu - 12C2)

12 tháng 12, 2012

hương trâm ổi


Đường lên núi ngợp hương trâm ổi
Ve râm ran cánh phượng xập xòe
Rúc rích đùa chơi dưới khóm tre
Có một lũ con trai con gái

Cô dâu mái tóc cài chùm hoa dại
Chú rể đầu trần tết quả ké xanh
Trò con nít giấc mơ vẽ như tranh
Mình vợ chồng mãi hoài hen...ấy

Mơ mộng tuổi mộng mơ dòng suối chảy
Mà có người ngơ ngác ngóng qua sông
Ấy mau quên rồi ấy đi lấy chồng
Hoa trâm ổi rưng rưng nhòe sắc thắm

Dòng đời mênh mang đường về thăm thẳm
Bước mỏi mòn tìm lại chút hương xưa
Thoảng nghe như trong gió tiếng chuông chùa
Dư âm cũ giờ đã bao nhiêu tuổi

Đường lên núi chẳng còn hương trâm ổi
Nào trách người quên, nhớ tháng ngày xưa

11 tháng 12, 2012

TẤM THIỆP MỜI

Một người bạn đến mời bạn dự đám cưới con mình
Người bạn hỏi trống lỏng:
_ ủa! mời nữa hả? Nhớ đi 2,3 lần rồi mà.
Người bạn bối rối phân bua:" tui mời bạn lần này là 2 lần"
_Vậy hả? Để đó đi
Rồi vẫn tiếp tục ăn cơm,không ngẩng đầu lên
Người bạn ra về,băn khoăn với cảm giác không phải tình bạn mà là như ăn xin một ai đó,nên quay lại đứng ngoài cửa ngần ngại định vào xin lại tấm thiệp nhưng người bạn không có bên trong  bèn quay đi,chặc lưỡi:"Thôi, lần sau không nên mời"
Nhưng,không có lần sau vì lần đó người bạn đã không đến dự tiệc cưới!
                                                                                                                (Sưu tầm)

6 tháng 12, 2012

Về việc Chỉnh đốn đảng



NĐ: ..."Nhiều kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác - Lê Nin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Còn về CNXH, các nhà sáng lập ra nó, đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức xã hội XHCN trên thực tế, lại có không ít những nội hàm quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, bao gồm nền kinh tế thị trường, sức mạnh văn hóa, xã hội dân chủ và nhà nước pháp quyền." - PGS Đào Công Tiến.

LÕI CỦA BÓ HOA

Họ đem hoa bày bán ở cổng trường, nhiều hoa giả, và cả hoa tươi. Bà mẹ đảo một vòng rồi chọn mua hoa nhựa. Bên trong nó, như cô bán hàng quảng cáo, có một cây kim tây dùng để kẹp chặt phong bì. Bà mẹ cuộn bao thư có tờ giấc bạc hai trăm ngàn đồng vào trong bó hoa, dùng kim giữ nó chặt vào cành hoa vô cảm, dặn đứa bé con vào sân trường mang tới tặng cô ngay, cấm chạy nhảy, phải cầm hoa dựng thẳng lên như thế này thế này.
- Có tiền trong đó, con đừng để rơi rớt mất, nhớ nghen.
Mẹ dặn đi dặn lại làm em bé căng thẳng, nó đi ngập ngừng như thể đang cầm một bó hoa thủy tinh, dễ vỡ. Đường từ cỗng trường vào lớp tự dưng xa.
Hôm nay là ngày 20/11, Lễ nhà giáo Việt.
Hôm qua một bà mẹ khác cũng đặt tiền vào bao thơ, bảo con hai tay tặng hai cô giáo mầm non. Bà mẹ vẫn thường tặng quà kiểu này cho cô giáo, không vì dịp lễ lạt nào. Ban đầu còn lấm lét dúi vào tay cô, sau nhận ra kẻ tặng người nhận đều cóm róm như tội phạm nên quyết định đưa phong bì một cách đĩnh đạc. Mẹ biết ơn cô đã chăm sóc con mình ngày này sang ngày khác, một việc mà chính mẹ cũng sợ hãi mỗi khi hè đến. Trẻ con, như chị Vàng Anh nói đại ý cũng như cảnh đẹp, chơi một chút rất thích nhưng chơi lâu đâm ngán ngược. Nên món quà của mẹ không nhằm múc đích để cô chăm chút con hơn (nếu ai cũng tặng thì cô biết thiên vị trò nào), chỉ là lời cảm ơn thiết thực. Cô giáo mầm non, trăm đường cực.

5 tháng 12, 2012

Má, con và...

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Tôi nghĩ, đôi khi vô tình tôi làm má buồn.

Như chiều qua, tôi nói lúc này tóc con bị rụng quá trời, coi trên internet người ta dạy mua thuốc này thuốc này sẽ bớt. Hay hôm kia khi giỡn với nhóc con, phát hiện ra lưỡi nó bị nấm đóng dày, tôi mở máy tính, xong gật gù, trên mạng người ta kêu mua thuốc x thuốc y, hoặc hái lá a, lá b giã lấy nước rơ lưỡi, nhóc sẽ khỏi.

Có lần tôi khoe vài bí quyết nấu ăn, cách chọn gà ngon, má ngạc nhiên, mèn ơi trên mạng có đủ thứ hết trơn hả ? Tôi cười khoái chí, gì cũng có má à, trên trời dưới đất, muốn biết gì cứ gõ vài ba chữ là mạng cho mình biết tuốt. Má nói ngộ quá, cái mạng là cái gì mà hay dữ ta. Giọng má không một chút ngậm ngùi nhưng bỗng dưng tôi nghĩ má ngậm ngùi.
Là vì má đang ở bên tôi, nhưng khi bối rối và ngơ ngác tôi đã không hỏi má. Sống bảy chục năm dài, trải qua bao nhiêu biến cố, má vén khéo đảm đang, chèo chống gia đình nuôi nấng mấy chị em tôi khôn lớn, phải nói là má biết nhiều, rất nhiều. Nhưng tôi không hỏi má, tôi chạy tới internet, gọi “vừng ơi…”, và đôi lúc khoe khoang những kiến thức mà má đã “rành sáu câu” rồi.

3 tháng 12, 2012

Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân

Đã gần tròn một năm khi giới thiệu phim này trong bài đăng "Phim hay không cần thoại"Không biết có bạn nào quan tâm và tìm xem được chưa. 
Khi đăng bài trên, tôi có một bản HD rất đẹp, có phụ đề tiếng Việt nhưng không thể up lên youtube được, vì dung lượng quá lớn, mà lúc đó youtube giới hạn cho phim up lên chỉ tối đa là 15 phút.

Hôm nay, tình cờ khi đang tìm phim Phật giáo về cho Mẹ xem, thì tôi gặp lại phim này đã được up sẵn trọn bộ trên youtube, lại có cả phần lồng tiếng nữa (mặc dù như đã nói, xem phim này không cần thuyết minh hay phụ đề thì vẫn hiểu). Vì vậy, tôi bổ sung phần phim vào bài giới thiệu này, hầu giúp các bạn có quan tâm dễ dàng thưởng thức.

Để cho liên tục, tôi đưa phim này về bài đăng cũ, hầu giúp bạn nào có quan tâm sẽ tìm lại những thông tin liên quan. Hãy bấm vào hình ngôi chùa rất nên thơ dưới đây để trở về bài cũ xem phim các bạn nhé!
Chúc các bạn xem phim vui vẻ!

VỢ CHÍNH CHỦ

Chuyện xe chính chủ thiên hạ bàn loạn cả lên. Đúng là ngồi trên trời làm chính sách. Mình nghĩ cũng buồn cười, ai không chịu chuyển đổi giấy tờ xe, đó là người trốn thuế. Khi mua bán xe cộ có hai loại thuế, đó là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, nếu trốn là phải phạt. Phạt là đúng, chẳng ai cãi. Nhưng cái sự phạt thuộc về luật thuế, phải áp dụng vào luật thuế mà phạt chứ. Nghị định 71 áp dụng vào luật gì để phạt? Luật thuế hay luật giao thông?

Ai phạt mấy ông trốn thuế? Đó là mấy ông thuế vụ. Tại sao lại để mấy ông cảnh sát giao thông đi làm thay? Đời thủa nhà ai lại để mấy ông cảnh sát giao thông chạy ra đường phạt mấy ông trốn thuế. Khùng.
Kiểu làm luật thi hành luật tào lao chi khươn thế này sao rồi cũng có luật vợ chính chủ cho mà xem. Mình không đùa đâu, luật này đã có rồi đấy. Ngày xưa đem vợ vào khách sạn nếu không trình ra giấy kết hôn đừng hòng khách sạn cho thuê phòng. Ngày mình mới cưới vợ, cưới ở quê đem vợ vô Huế ở căn hộ của mình. Công an phường đến hỏi, giấy kết hôn thì có nhưng chứng minh thư không, hộ khẩu cũng không. Họ giam hai đứa một đêm ở công an phường, muỗi cắn gần chết, hi hi.

Ngân khố đang rỗng, ông Thăng đang kẹt tiền, thế nào ông cũng xui chính phủ ra nghị định vợ chính chủ, rồi bảo cảnh sát giao thông phạt thật nặng kẻ nào không có vợ chính chủ.

Nói nhỏ với ông Thăng nhé, mấy chục triệu cặp vợ chồng có đến quá nửa là không có giấy kết hôn hoặc làm mất giấy kết hôn, ông tha hồ phạt. Sáng kiến hay đấy, ông Thăng làm đi, thế nào cũng kiếm được vài chục nghìn tỉ chứ không ít.

Ok, ok...ọc ọc...Ông Thăng làm luật phạt vợ không chính chủ đi nhé, chỉ lưu ý luật phải ghi rõ ràng, nếu không đủ tiền nộp phạt thì ông Thăng tịch thu vợ. Bảo đảm đàn ông vỗ tay ủng hộ ông Thăng rần rần....He ...He...

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

2 tháng 12, 2012

Nhớ...



Lúc ta nhận ra, ta đã trở thành một cái máy chạy dọc, chạy ngang trong lòng thành phố. Cũng từ lúc đó, ta cứ mặc kệ luôn, mặc kệ cái sự chạy dọc, chạy ngang và chạy nhiều hơn là sống của mình.

Ta cũng ít về trường. Ít gặp lại bạn bè cũ. Thi thoảng, giữa những bộn bề cuộc sống, ta nghe loáng thoáng được ở đâu đó những cái tên xưa cũ X. , Y. , Z. , … và tự trấn an mình: tất cả đều đang tiến lên phía trước. Ta cũng chỉ làm giống y như những người khác mà thôi.

Nhưng rõ ràng, những cái tên cũ luôn có một sức hút nào đó, rất đặc biệt, với cái trí nhớ kém cỏi của ta. Trong khi tình hình kinh tế lên và xuống, giá vàng, chứng khoán, bất động sản xuống rồi lên, công ty nọ, khách hàng kia… ta phải dùng đến hàng tá sổ tay, ghi chú, lịch điện thoại, lịch máy tính… và những khi mệt mỏi, cơ thể ta tự bảo vệ bằng chức năng miễn dịch, miễn nhập với tất cả những thông tin đó; thì bất kì lúc nào, ở đầu, đang làm gì, chỉ cần nghe, thoáng nghe về bạn bè, trường lớp cũ, cái tai hóng hớt của ta nó lại vểnh lên...

Học Thạc Sĩ

Nguồn cơn chuyện đổ xô đi học thạc sĩ
(Dân trí) - Bài “Đổ xô đi học thạc sĩ” của tác giả Yến Anh đã “xui khiến” người viết bài này nói thêm, để chúng ta cùng suy ngẫm…và hy vọng có thể cải thiện tình hình trước khi quá muộn.

Ngày ấy
Từ sau 1975 nhiều trường đại học Việt Nam đã bắt đầu đào tạo sau đại học (post-universitaire), tức là đại học + 2 năm. Lúc ấy chúng ta chưa đào tạo tiến sĩ (khi ấy gọi là phó tiến sĩ). Những năm tháng ấy muốn có phó tiến sĩ phải sang các nước XHCN Đông Âu, nhiều nhất là Liên Xô. Chưa ai dám mơ đặt chân sang các nước Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada để làm nghiên cứu sinh. Đơn giản vì Việt Nam và các quốc gia ấy chưa có ký kết hợp tác đào tạo sau đại học, thậm chí cả bậc đại học và cả các loại hình đào tạo khác.

Cũng còn một lí do “tế nhị” nữa là mấy “anh tư bản” không coi bằng tốt nghiệp phổ thông cũng như bằng đại học của Việt Nam tương đương (correspondence) với họ. Cũng như họ không công nhận Phó tiến sĩ của các quốc gia XHCN Đông Âu ngang bằng với Tiến sĩ (docteur) của họ.

Có lẽ vì thế, chúng ta, cách đây không lâu, hình như đó là một ngày rất đẹp trời, sau một đêm ngủ dậy, nhiều trăm Phó Tiến sĩ Việt Nam thành Tiến sĩ để ngang bằng với thiên hạ. PTS trở thành… “lịch sử”.

29 tháng 11, 2012

VỀ THĂM PHỐ NÚI SAM


Hôm qua về lại núi Sam
Đổi thay cảnh cũ sắc lam phai mờ
Trường xưa thuở ấy nên thơ
Bây giờ chẳng thấy ngẩn ngơ tôi tìm
Bạn bè ngày đó vắng thêm
Lòng buồn man mác nỗi niềm nhớ thương
Một thời áo trắng con đường
Bây giờ trống lạnh , mờ sương tâm hồn
Bồng bềnh mây trắng đỉnh non
Rêu phong phủ cả lối mòn thời gian
Chuông chùa cổ tự vọng vang
Dạ sâu tương vấn mơ màng chiều đông

27 tháng 11, 2012

Thuyền Trăng

Đêm nay trăng rằm tháng 10 sáng lung linh trên cánh đồng còn ngập nước xâm xấp sau căn gác. Nằm đong đưa trên cánh võng ngoài balcon ngắm ánh trăng một mình, chợt nghe như văng vẳng bài hát này vi vu theo con gió... Vội vào gú gồ gõ tìm được video này đưa lên cho các bạn thưởng thức.
Nào, các bạn cùng tôi ngắm trăng nhé!



Nhạc sĩ: Nhật Bằng
Ca sĩ: Mỹ Thể

Thuyền trôi triền miên trên sông nhịp nhàng
Thuyền trôi lướt êm trong sương mơ màng
Gió đưa con thuyền dìu theo ánh trăng
Bờ xa âm thầm làn sóng luyến thương

Thời gian nhẹ trôi như ru mộng đời
Thuyền ơi hãy đi thăm nơi chân trời
Dưới trăng ta về dạo chơi xứ thơ
Cùng với tiếng đàn hò khúc mơ hồ

Ta nghe trăng sầu ngàn năm soi chốn giang đầu
Thương anh Trương Chi yêu nàng Ngọc Nữ đêm nào
Câu hát ân tình muôn đời duyên kiếp chưa phai
Hồn còn nghẹn ngào hận tình sầu mộng về đâu

Thuyền trôi chèo nghiêng trên sông lặng lờ
Vầng trăng khuất sau chân mây mơ hồ
Lắng nghe sông buồn dạo lên khúc ca
Thuyền hỡi nhớ về cùng bến mong chờ.

26 tháng 11, 2012

Mảnh Đời Bất Hạnh



BLOG CỦA CHAN KWOK HUNG NGÀY THỨ TƯ 21/11/2012
Hai anh em ôm nhau thật chặt, đang cùng tìm sự sống trong nỗi tuyệt vọng trước bãi rác thải mênh mông ở Kathmandu , Nepal . Bao trùm lên nét buồn thảm của hai anh em là không khí ô nhiễm, ảm đạm, thiếu hơi thở của sự sống ở vùng Kathmandu này.

Nhiếp ảnh gia Hồng Kông, Chan Kwok Hung tâm sự, hai anh em trong bức ảnh này đang sống cùng bà ngoại ở khu vực gần đó. Hằng ngày người anh cõng em đi tìm trong đống rác khổng lồ, cố gắng tìm ra những vật hữu ích có thể bán được để mua thức ăn sống qua ngày.
    Nghẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác

Bí mật vĩnh cửu

[1] Mình muốn nói với bạn 1 điều bí mật, hãy nhìn vào dòng 5
[2] Câu trả lời nằm ở số 11
[3] Đừng tức giận hãy nhìn số 15
[4] Bình tình đừng nóng hãy nhìn số 13
[5] Nhưng trước hết bạn hãy nhìn dòng 2
[6] Đừng bực mình, hãy nhìn số 12
[7] Điều bí mật là, mình muốn nói rằng "CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI".
[8] Điều mình muốn nói cho bạn biết là... câu trả lời ở dòng 14
[9] Hãy kiên nhẫn và nhìn vào dòng 4
[10] Đây là lần cuối mình làm trò này, nhìn dòng 7 đi
[11] Mình hy vọng bạn chưa tức điên lên khi mình nói rằng: Nhìn vào số 6 
[12] Xin lỗi nhìn số 8
[13] Đừng tức vội nhìn số 10 đi
[14] Mình ko biết phải nói thế nào, hãy nhìn số 3
[15] Chắc là bạn rất chán rồi, hãy nhìn số 9 đi

24 tháng 11, 2012

Không có gì là rác cả





“Không có gì là rác cả!” là bài học đầu tiên đại sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử vừa thâu nhận, sau này chính là Thiền sư Soko Morinaga nổi tiếng của xứ Phù Tang.

Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu. Ông cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường nhưng đành chào thua cuộc vật lộn cam go đó khi bao tử thường xuyên lên tiếng kêu khóc.

Giữa quạnh hiu đổ nát cả thân và tâm, một sự mầu nhiệm kỳ diệu nào đã dẫn bước chân vô định của Soko tới trước cửa chùa Daishuin ở Tokyo. Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng lự đôi ba phút rồi Soko mạnh dạn bấm chuông. Người mở cửa chính là Đại sư Zuigan Goto. Soko ngỏ lời xin được đại sư thâu nhận làm đệ tử.

Đại sư chỉ hỏi một câu duy nhất:
- Ngươi tin ta chứ? Nếu không tin ta thì có ở đây bao lâu cũng chẳng học được gì, phí công ta thôi.

Soko trả lời:

19 tháng 11, 2012

CHUYỆN HẠT PHẤN

Có một viên phấn u buồn, lúc nào nó cũng cho rằng số phận nó thật bạc bẽo khi sinh ra làm một viên phấn. Khi nhìn bạn bè xung quanh quần áo đầy màu sắc như các bạn chì màu hay to lớn như sách vở, thậm chí người bạn thân thiết của nó là viết chì dần dần cũng ít nói chuyện với nó hơn. Viên phấn ngày càng trầm lặng và ít nói.

Vài hình ảnh quê nhà Châu Đốc

                                                                  Chợ Châu Đốc

17 tháng 11, 2012

Xem mưa sao băng đêm nay

Những người yêu bầu trời sẽ có dịp chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý của năm - mưa sao băng Leonids vào đêm 17 - rạng sáng 18.11 và nguyệt thực nửa tối vào 28.11 

Điều đặc biệt trong năm nay là trận mưa sao băng Leonids xảy ra giữa hai sự kiện thiên thực khác nhau. Đỉnh điểm đầu tiên sẽ diễn ra vài ngày sau khi nhật thực toàn phần vào ngày 13.11 (không quan sát được ở Việt nam) và đỉnh điểm thứ hai chỉ trước sự kiện nguyệt thực nửa tối vào ngày 28.11 (quan sát được ở Việt Nam) khoảng một tuần. 

Từng là trận mưa sao băng hoành tráng nhất trong lịch sử, khi đạt đỉnh điểm vào khoảng 17-18.11, Leonids khiến cho những người yêu bầu trời có được những khoảng khắc khó quên. Năm ngoái, ánh trăng sáng gần sát chòm sao Leo - Sư Tử, nơi xuất phát của các sao băng, đã phá hỏng trận mưa sao này bằng cách làm giảm đáng kể số sao băng có thể thấy được. Nhưng trong năm 2012 này, mặt trăng hầu như không gây ảnh hưởng gì với những người quan sát. 

Tâm điểm mưa sao băng Leonids ở hướng Đông gần chòm sao Leo (Sư Tử).

NGƯỜI & NGƯỜI...

Hôm nay tôi vô tình đọc được một bài thơ hết sức ý nghĩa của nhà thơ Hữu Thỉnh: 

HỎI 

Tôi hỏi đất: 
-Ðất sống với đất như thế nào? 
– Chúng tôi tôn cao nhau. 

Tôi hỏi nước: 
-Nước sống với nước như thế nào? 
– Chúng tôi làm đầy nhau. 

Tôi hỏi cỏ: 
-Cỏ sống với cỏ như thế nào? 
– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. 

Tôi hỏi người: 
– Người sống với người như thế nào? 

Tôi hỏi người: 
– Người sống với người như thế nào? 

Tôi hỏi người: 
– Người sống với người như thế nào? 


Khi hỏi đất sống với nhau như thế nào, đất bảo đất tôn cao nhau. Đất tôn cao nhau để làm nên những Phan Xi Păng, Phú Sĩ hay Everest. Đất tôn nhau lên để cùng vươn đến những tầm cao mới và làm nên những đỉnh cao vời vợi.

15 điều đáng để chúng ta suy ngẫm

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

1. Sống trong hiện tại

Phật hỏi đệ tử: 
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?

Phật mỉm cười đáp:
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bình

Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

16 tháng 11, 2012

LỊCH SỬ NGÀY 20 THÁNG 11



Năm nào chúng ta cũng kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11, vậy nguồn gốc của ngày này từ đâu? có rất nhiều bạn đặt câu hỏi nhưng không phải ai cũng có câu trả lời, sắp tới ngày nhà giáo VN rùi, mình mạnh dạn đưa lên đây những thông tin cơ bản về ngày này giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

12 tháng 11, 2012

Bạn là một cái cây cho người khác

Thuở xưa, có một người đàn ông không làm được điều gì to tát cả, không có tiền và chán nản. Một đêm, ông ta cuối cùng không đủ can đảm để sống thêm và đi đến một vực thẳm sửa soạn nhảy xuống.

Trước khi tự tử, ông ta khóc rất lớn và hồi tưởng tất cả những khổ nạn trong suốt cuộc đời của ông ta. Trên một tảng đá cạnh cái vực có một cây nhỏ. Sau khi nghe người đàn ông khóc lóc, kể lể, cái cây cũng khóc vô cùng thảm thiết. Khi người đàn ông thấy cái cây cũng khóc, ông ta hỏi "Cây cũng khóc hả. Có phải cây cũng chịu đựng nhiều đau khổ như tôi không?"

Cái cây nói "Tôi là một cái cây đau khổ nhất trên thế gian. Nhìn tôi đi, sống trên cái tảng đá, chỉ toàn là đá, không có đất để sinh sản và không có nước để uống. Tôi không đủ ăn suốt đời. Hoàn cảnh đau khổ này làm cáccành cây của tôi khô đét và không nẩy nở được, vì thế trông tôi rất thảm não từ lúc mới sinh ra.

Gốc của tôi rất cạn làm cho tôi không đứng vững trước gió, và không thể chịu nỗi cơn lạnh trong mùa đông.Trông tôi rất yếu so với các cây khác, nhưng thật ra đời sống của tôi còn cực hơn là chết".

Người đàn ông không thể chịu được nữa vì quá thương hại cho cái cây bèn nói "nếu như vậy thì tại sao bạn không kéo thân ra mà chết chung cho rồi". Cái cây nói "chết thì dễ lắm, tuy nhiên, không có bao nhiêu cây mọc trên vực này cả, tôi không thể chết được". Người đàn ông không hiểu nổi.

Cây nói tiếp "Bạn có thấy có tổ chim trên thân tôi không" Hai con chim vành khuyên làm cái tổ này và chúng đã sống và sanh sôi nẩy nở trên thân tôi. Nếu tôi chết đi, thì hai con chim này sống ở đâu?"

Người đàn ông dường như hiểu được điều gì đó sau khi nghe những lời này, và thối lùi lại cách ra xa vực thẳm.



View all:

11 tháng 11, 2012

Ngon mà hơi ghê ghê!

Có dịp qua thăm xứ chùa tháp Kampuchea bằng đường bộ qua ngả Tịnh Biên, các bạn hãy nhớ ghé lại những quán lá ven đường khi gần đến Tà Keo để thưởng thức "món độc" này nhé!
(Nhớ mang theo thuốc tiêu, kẻo xách quần chạy không kịp đó! he he...  ^-^)

9 tháng 11, 2012

Vẫn chưa chịu chết …


Những gì không thể đứng thẳng, những gì đang bị đe dọa, những gì đang rung chuyển theo từng cơn gió…rồi sẽ gẫy đổ theo thời gian. Nhưng bình minh sẽ theo sau bóng tối. Sự tái sinh không thể xẩy đến trước cái chết…” Robert M. Price
Nếu trong 6 tháng tới, giá BDS xuống thêm 25 đến 30% thì chúng ta có thể coi như là bong bóng đã vỡ. Hệ quả là sự tiếp tục xuyên đáy thêm khoảng 30% kéo dài ít nhất là 2 năm. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn nói đến phân khúc chung cư trung bình và cao cấp tại Hà Nội và HCM. Các loại BDS khác như biệt thự, đất nền, nhà phố, căn hộ rẻ, vùng ven đô, thương mại, văn phòng …sẽ bị ảnh hưởng lây, nhưng cường độ và thời điểm có thể thay đổi ít nhiều.
Và khi nói đến bong bong vỡ…nhiều người hình dung ngay đến những hoang tàn thường thấy sau những trận ném bom thời chiến… Thực tại không bi kịch như vậy đâu. Thậm chí, phần lớn người dân có thể không quan tâm và ăn nhậu bình thường theo đúng phong cách “makeno” của xã hội.
Tại sao bong bóng phải vỡ mà không xì hơi?
Bởi vì muốn tiếp tục bơm, chúng ta cần hơi. Những thành phần muốn giữ cho bong bóng căng tròn như chánh phủ, ngân hàng, công ty BDS, nhà đầu cơ thứ cấp…đều đã hết hơi. Việc in tiền xả láng để bơm hơi cũng không còn khả thi vì hậu quả của lạm phát. Không quan chức nào dám để dân phải mang bao bố tiền đi mua 1 ổ bánh mì. Tất cả lực đỡ của BDS bây giờ chỉ còn một giải pháp là 50 tỷ USD vàng và ngoại tệ trong dân sẽ được đem ra quăng vào BDS, cách này hay cách khác. Dù các quan chức hồ hởi chuyện huy động được 60 tấn vàng trong dân mấy tháng vừa qua, tôi cá rằng chánh phủ hay các công ty BDS sẽ không moi móc thêm một đồng nào. Dân trí có thấp đến đâu, đồng tiền vẫn sẽ liền với khúc ruột, kể cả ruột ngàn dặm.
Các thành phần nào trong dân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất?
Khi bong bóng BDS vỡ, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần và có lẽ hơn 50% các ngân hàng tư nhân sẽ phá sản. Đây chỉ là một ước tính có nhiều xác suất sai lạc, vì hiện nay, các thống kê về tài chánh công tư của Việt Nam khá mù mờ và mâu thuẫn. Dân gởi tiền được bảo hiểm đến 50 triệu đồng, do đó phần lớn tài khoản sẽ an toàn. Số ngân hàng còn sống sót sẽ được sự hổ trợ đặc biệt của NHNN nên thanh khoản cũng sẽ khá cao. Vì 70% dư nợ của ngân hàng hiện nay là do các tập đoàn tổng công ty nhà nước vay, nên ảnh hưởng trực tiếp sẽ không gây xáo trộn gì trong vận hành kinh tế vĩ mô (vẫn trì trệ).
Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp sẽ đầy dẫy. GDP có thể quay về zero tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao gấp đôi, sức tiêu thụ của người tiêu dùng co cạn và lạm phát có thể tăng quá 2 con số (tùy theo mức độ in tiền).
Khi bong bong vỡ, thành phần giàu có (khoảng 5% dân số) sở hữu nhiều tài sản từ BDS, chứng khoán, vốn riêng của doanh nghiệp và các đầu tư khác sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Tuy vậy, một số nhỏ đại gia dùng đòn bẫy vay mượn cao ngất, có thể lợi dụng tình thế mà xù nợ hợp pháp.
Thành phần trung lưu, công tư chức và mua bán nhỏ (khoảng 20% dân số) cũng sẽ đối diện với thất nghiệp, sức tiêu thụ giảm và lạm phát cao, nhưng có thể thắt lưng buộc bụng và vượt bão an toàn.
Thành phần còn lại (75% dân số) sẽ khổ sở chịu đựng thêm một thời gian dài với mức sống khá cơ cực so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, họ không có nhiều tài sản để bị tổn hại hay mất mát. Gặp khó khăn ở các thành phố và khu công nghịệp, họ sẽ rút về quê cũ sống qua ngày, đợi chờ cơ hội khác.
Thành phần hưởng lợi trong 2013 là những người dân có tiền mặt, dễ dàng thu mua tài sản với giá cực rẻ. Những hiện tượng tích cực khác gồm việc bớt giao thông (ít kẹt xe thì ít bị ô nhiễm hơn), bớt ăn nhậu (ít bệnh và ít tệ nạn xã hội hơn), bớt tham nhũng (ít dự án và ít nhu cầu giấy tờ)…
Bài toán căn bản hiện nay
Theo thống kê mới nhất của NHNN, tổng dư nợ của tất cả ngân hàng thương mại (quốc doanh và tư nhân) là 2.89 triệu tỷ đồng (140 tỷ USD) vào cuối tháng 10. Nếu chi phí đồng tiền (cost of money) là 15% mỗi năm, lãi suất cho số nợ trên là 21 tỷ USD mỗi năm, không tính nợ gốc. Nếu 70% doanh nghiệp toàn quốc vay nợ và chỉ sản xuất ra 77 tỷ USD mỗi năm (dựa trên 70% của GDP năm 2011), thì mỗi USD kiếm được, họ phải chi ra 29 xu (hay 29% doanh thu) để trả lãi suất. Trừ việc mua bán ma túy hay buôn gái, không một ngành nghề kinh doanh nào có thể sinh lợi để giải quyết bài toán này. Không xóa bỏ hết để lập bàn cờ mới, nền kinh tế Việt Nam, bất kể định hướng nào, sẽ loay hoay với vấn nạn này trong cả chục năm tới.
Nhìn lại lịch sử kinh tế của nhân loại, chuyện bong bong tài sản căng nóng rồi vỡ tan là một hiện tượng khá binh thường, qua mọi thời đại với mọi sắc dân trong mọi định chế. Biện luận Viêt nam là một ngoại lệ, cần giải pháp đặc thù hay có một kết cục tốt đẹp không thuyết phục lắm. Ngay cả quyết tâm của các chánh quyền cố gắng ngăn cản sự đổ vỡ cũng thường xẩy ra, thường làm chậm tiến trình, nhưng sau cùng cũng vô hiệu. Ai cũng biết là ung nhọt phải vỡ để da thịt mau lành. Sau một trận lửa lớn, cây cối trong khu rừng thường xanh tốt hơn.
Chấp nhận định luật của thiên nhiên, trả giá cho những sai phạm trong quá khứ và tiếp tục hành trình của đổi mới và sáng tạo. Hãy dành thì giờ lên kế hoạch cho một tương lai mới theo những tiền đề và thay đổi của tình thế. Đừng loay hoay với những điều chỉnh nửa vời, qua những thỏa hiệp với nhiều phe nhóm lợi ích và lợi dụng.
Tệ nhất là lấy tiền của 95% nhân dân đi cứu trợ cho 5% dân giàu có.
Phải dứt khoát là “hãy để chúng chết đi”.
Alan Phan

Thăm Thầy Tấn

Cách nay đã 2 tuần, vào Chúa nhật, 28/10, nghe tin Thầy Tấn (dạy Pháp văn) bị bệnh phải mổ ở bệnh viện Nhật Tân, bạn Võ Phước Hưng rủ anh em đến thăm Thầy. Khi hỏi ra mới hay rằng Thầy đã xuất viện vềi nhà mấy hôm rồi.
Bạn bè kéo đến nhà Thầy ở "khu thương phế binh" cũ, thấy Thầy đã khỏe nhiều và rất vui vẻ, dù còn hơi mệt do vừa mổ xong và nằm điều trị mất 2 tuần tại bệnh viện.



Thầy nói chuyện rất cởi mở, kể về ca mổ và những ngày nằm viện. Nhưng chỉ một lúc sau, Thầy thấy hơi mệt nên đám học trò xin phép ra về, chẳng kịp hỏi han thêm gì về gia đình.
Lâu lắm rồi mới có dịp rảnh rỗi gặp gỡ bạn bè, nên sau khi rời nhà Thầy Tấn, bạn Hưng rủ anh em đến quán Bảy Bồng 2 làm một chầu "xương xương" cho vui vẻ.


Một tuần sau, cũng vào Chúa Nhật, Huỳnh Ngọc Ánh a lô cho hay vợ Thầy Tấn đã qua đời vì bị bệnh đã lâu trước đó. Bạn bè ai cũng nhớ lại đúng 1 tuần trước đến thăm Thầy cả bọn đã vô ý chẳng hề có một câu hỏi han gì đến Cô cả!
Thật đúng là...lớn tuổi chứ đôi khi cũng còn vô tình như trẻ nhỏ!

8 tháng 11, 2012

TÌNH YÊU ...THẬT PHI THƯỜNG

Chuyện kẻ vượt ngục 200 lần để… yêu bạn gái

Đây là một chuyện tình hấp dẫn, hồi hộp, cảm động nhất thế chiến thứ hai.
Chuyện độc đáo không chỉ bởi hoàn cảnh lịch sử mà còn bởi cả nội dung sống động như chính những nhân vật của nó.
Không mấy người tù có được cái diễm phúc như anh. Cũng không có mấy người được hưởng một tình yêu kỳ khôi, cảm động như chuyện tình của một tù nhân thời chiến. Và người con gái anh yêu cũng đã phải bồi hồi đến rơi lệ khi bạn trai mình tìm cách đào thoát khỏi nhà tù đến 200 lần chỉ để nhìn tận mắt người con gái mà anh yêu mến trong đời. Có những lần, anh suýt mất mạng trước họng sung đen ngòm của lính Đức quốc xã khi bọn chúng bắn vãi đạn về phía các tù nhân.

Liều mạng 200 lần để gặp bạn gái
Chuyện kể rằng, Horace Greasley là một người lính Anh đã có lần suýt chết khi tìm cách đào thoát đến trại tù nơi đang giam giữ bạn gái của anh, chỉ để gặp mặt người yêu. Bọn lính Đức phát hiện, bắn về phía Horace nhưng run rủi làm sao, trời đã không nỡ cướp đi mạng sống của anh bởi những phát đạn oan nghiệt dưới bàn tay tàn bạo của lính Đức Quốc xã.
Hai người bị nhốt ở hai trại tù khác nhau, và nỗi nhớ thương người bạn gái hiền hậu luôn cháy bỏng trong con tim của Horace Greasley. Không một giây phút nào anh có thể quên đi hình dáng người con gái mà anh yêu mến. Quyết tâm gặp bạn có nghĩa là sẽ chấp nhận đánh đổi mạng sống, nhưng Horace Greasley nào có sá gì hiểm nguy.
Horace đối đầu với Himmler sau hàng rào kẽm gai của trại tù.
Luôn chực chờ những cơ hội khi bọn lính Đức lơ là, chểnh mảng giám sát tù nhân, Horace Greasley đã gỡ bỏ những thanh gỗ từ cửa sổ buồng giam của mình, tìm cách bò thật nhẹ nhàng dưới hàng rào dây kẽm gai nhọn hoắt. Đôi khi những cái móc sắt cứa vào da thịt Horace làm chảy máu, nhưng anh vẫn không than vãn lấy nửa lời.

7 tháng 11, 2012

Ước gì...

Sao lại có hòn đảo nhỏ tí nị, dễ thương và đẹp hết sẩy vầy nè trời?! 
Ước gì mình có được hòn đảo này, mỗi lần họp mặt thường niên, bạn bè tụi mình kéo nhau ra đảo quậy tới bến chẳng phiền hà gì ai nhỉ! (Nhất là cái khoản "tắm táp" ngoài trời khỏi sợ thiên hạ dòm ngó)
Có ai hùn tiền mua đảo với tui hông? Phượng Vĩ đăng ký trước rồi đó! 



Danh sách đăng ký hùn vốn mua đảo:

TT

Họ tên

Địa chỉ

Phần hùn ($)

Nguồn thu nhập

1 Phạm Phượng Vĩ Australia 130,000 gangster activists
2 Tăng Ngọc An USA 100,000 nail salon owner
3 Võ Phước Hưng An giang, Việt Nam 150,000 nuôi cá
4 Đặng Chí Linh " 200,000 chạy xe đạp nên dư tiền xăng
6 Huỳnh Ngọc Thơ " 180,000 Ăn chay để giành tiền
7 Phan Thị Mỹ Duyên " 50,000 Trồng bông trong trường học
8 Đỗ Việt Quốc " 10,000 Vợ cho
9 Trần Xuyên Nhạc ". 200,000 bán lúa "diếm" bà xã
10

Mại dzô ô ô..!

6 tháng 11, 2012

Mấy hình ảnh tản mạn chưa kịp đăng

Những ngày đầu thành lập trang blog ngayxua.
Các bạn đang tập dượt đăng bài lên blog ở quán cà phê Minh Anh. Nhìn vẻ mặt các bạn sao có vẻ "nghiêm trọng" quá!



Đám giỗ nhà bạn Trần Văn Ân (không nhớ ngày!)




Chuẩn bị cho báo cáo họp mặt lần 2.

3 tháng 11, 2012

Thăm nhà Kiệp

Phượng Vĩ từ Úc về chơi, nên bạn bè bày ra đủ kiểu vui để làm đẹp lòng bạn phương xa lâu ngày mới có dịp gặp lại. Hôm nay, nạn nhân là gia đình nhà Kiệp ở xã Phú Hiệp - Phú Tân, bên kia bến đò Châu Giang.

Màn cà phê mở màn cố hữu

31 tháng 10, 2012

VĂN HÓA ẨM THỰC & ĐỜI SỐNG...

Ăn để sống và sống để ăn là hai phản đề, hai cách sống, hai quan niệm rất khác xa nhau. Sống để làm việc nên cần ăn để duy trì sự sống làm việc đó, hoàn toàn khác với sống để ăn, ăn cho thỏa thích, ăn để hưởng thụ, ăn là mục đích hàng đầu và cũng là mục đích cuối cùng, tối thượng...

Dân ta có câu “Có thực mới vực được đạo” là rất thực tế, rất duy vật, nhưng lại có câu “Miếng ăn quá khẩu thành tàn” hoặc “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”... thì rõ ràng động tác ăn, hành động ăn đã đi vào lĩnh vực văn hóa, tinh thần rồi. Người bình thường, ai cũng phải ăn hàng ngày (đương nhiên bao gồm cả cái sự uống), nhưng ngon hay dở để khen hay chê, có khi là lắc đầu, có lúc chỉ gật gù, có khi giơ tay lên tán thưởng, có khi tấm tắc bằng lời... nhưng vì không ghi lại được nên phần lớn đã bay đi theo thời gian và không gian. May thay, nước ta cũng có chữ viết từ lâu đời và có nhiều trước tác gia ghi lại được một phần rất nhỏ những ý kiến đó bằng chữ viết. Thời chỉ có chữ Nôm thì không nhiều, nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ thì có khá nhiều. Văn hóa ẩm thực đã đi vào lĩnh vực văn chương, tồn tại rất lâu bền.

29 tháng 10, 2012

BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Trong tất cả các nền văn hóa trên thế giới, bữa ăn gia đình được công nhận là một cơ chế vĩnh viễn và là thành tố quan trọng sống còn trong đời sống gia đình vững chắc, bền lâu. Bữa ăn gia đình thể hiện ý nghĩa sâu sắc về khái niệm “tổ ấm”, tạo thành công việc thường nhật và là nơi tuyệt vời để những người thân yêu chia sẻ những tâm tư tình cảm với nhau và nó còn là nơi để cho những đứa con có thể học cách lắng nghe, cách bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.

26 tháng 10, 2012

Họp mặt nhà Dư

Chúa nhật, ngày 6 tháng 3/2012, nhóm bạn chừng 20 đứa kéo nhau qua nhà Dư bên An phú chơi. Chẳng biết bêb đó phong thủy thế nào mà xem ra bữa đó Âm Thịnh Dương Suy. Các nàng uống bia, ca hát có mòi xôm tụ hơn mấy chàng. Không chừng tại hôm đó có trưởng nhóm Lê Phước Hưng tham dự nên sự thể mới xảy ra như thế chăng?!!!

Vườn nhà Dư ở An Phú

25 tháng 10, 2012

Thăm nhà Lai

Một ngày đầu tháng 7, hình như cũng nhằm Chúa nhật thì phải, nhân dịp Anh Đào cùng một chị bạn (Chị Hoa) ở Sài gòn về Chơi, bạn bè lại hú hí nhau để tổ chức một chuyến đi chơi lên vùng núi nhằm đổi gió.

Kim Chi, Vũ Liên từ Long xuyên chạy về, Kiệp từ Châu Phong chạy qua, Xuyên Nhạc từ Kênh Đào chạy lên tụ tập cùng những gương mặt cũ ở Châu Đốc tại quán càg phê Minh Anh.

24 tháng 10, 2012

Thư tình tuổi 90


Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một.

Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.
Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!
Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nào viết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm.
Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ. Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi.

Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa năm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái.
Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếng thùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là anh đang hôn em.
Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?
Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì.

Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi, ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anh nhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.
Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.
Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.
Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.

Tăng Ngọc An ST

Thăm Thầy Cô



23 tháng 10, 2012

Thăm Cẩm Nhuần 6/5/2012

Ngày Phụ nữ VN

Lấy lý do cô nàng Sang bị bệnh sơ sơ gì đó, nhón bạn dưới Mỹ đức kéo lên thăm, mang theo một nồi lẩu cánh gà, lòng gà và vào món đồ nguội do chị Hai Huệ chế biến. 6h30 chiều mới alô cho bạn bè cùng đến thăm Sang, nhân tiện mừng ngày Phụ Nữ VN luôn thể.
Do không hay trước nên bạn bè đến tham gia không được đông...

Thất Sơn Du Hí

Chúa nhật, 21/10, nhàn cư vi bất thiện, chẳng biết làm gì nên sau cữ cafe sáng ở quán Phương Thảo, cả bọn móc phone ra í ới gọi lung tung, rủ rê nhau vào Chi Lăng thăm Quan, Tài, Liễu...

10giờ, "Tuấn Que" (con Bác Năm Sánh) nổi máu ga-lăng-xăng, xách chiếc xế hộp chở mấy chị em phụ nữ (Quang Thùy cũng liệt vào nhóm này, hé hé...), còn cánh mày râu thì chạy honda thẳng hướng Chi lăng...

Rớt lại mấy vị đến muộn Vũ Liên (chay xe từ dưới Long xuyên lên), Cẩm Nhuần (bận Ma ki dê) và Hồng Phượng (Chờ xin phép ông xã), nên Nhạc, Kiệp và Quốc phải ở lại chờ dài cổ...

10 giờ rưỡi, 3 vị cô nương lần lượt lọ mọ đến điểm hẹn. Lập tức mỗi chàng một nàng vội vã đèo nhau lên đường cho kịp... xơi mồi cùng tốp đi trước.

Bạn bè gặp nhau vui vẻ ở nhà Tài:


Vui gì thì vui, nhưng kiến cắn bụng rồi, vào tiệc thôi!

22 tháng 10, 2012

Sau 34 Năm Hội Ngộ Bạn Cũ...

Ngày 20/10/2012:
  Alo! Nhạc hả ? ! ngày mai đi Chi lăng ,đến nhà thằng Lý nam Tài ( C1)chơi, mày sẽ gặp nhiều thú vị và bất ngờ...
-Ờ...! Ok.Mai gặp...

Sáng 21/11/2012,
  Ở nhà ăn sáng với vợ xong, rủ bà xã cùng đi chơi  cho biết Chi lăng ,và làm quen với bạn bè, nhưng vợ từ chối khéo ( có lẽ thông cảm và không muốn làm chồng cụt hứng và khó xử, đây là một trong những nét đáng yêu quí của bà xã mình !hì..hì.)

Địa điểm tập kết đoàn quân đi quậy: Quán Cà phê Phương Thảo

Sơn Nam: Nhà văn miệt vườn

Thuở sinh thời, nhà văn Sơn  Nam  được người đọc gán cho nhiều cai tên nghe rất lạ: Ông Già Đi BộÔng Già Nam BộÔng Già Ba Tri hoặc Nhà Nam Bộ HọcPho Tự Điển Sống Về Miền  Nam … Tuy nhiên, theo tôi, danh hiệu Nhà văn Miệt Vườn là ý nghĩa hơn cả.
                                                              
Sơn  Nam  (1926-2008)
Xưa kia người ta đã dùng danh từ Miệt Vườn để chỉ Nam kỳ Lục tỉnh từ thời nhà Nguyễn, tức là khoảng từ năm 1832 (cải cách hành chính của vua Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây).
Năm 1832, Vua Minh Mạng đã đổi các Trấn thành Tỉnh, đặt ra Nam Kỳ và chia đất Nam Kỳ, vốn trước là Tổng trấn Gia Định, thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay được gọi tắt là Lục tỉnh. Đó là các tỉnh:
(1) Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn);
(2) Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa);
(3) Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
(4) Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long);
(5) An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc);
(6) Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Nhà Nguyễn đặt tên Lục tỉnh dựa theo 6 từ cuối của một câu thơ cổ:Khoái mã gia biên vĩnh định an hà (Phóng ngựa ra roi giữ yên non nước). Do đó, các tỉnh có tên: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, AnGiang và  Tiên. (Theo Nguyễn Quang Thắng trong Trịnh Hoài Đức, một trong Gia Định tam gia, Nam Bộ xưa và nay, NXB TP. HCM, 2005, tr.147).
                                                                  
Nam kỳ Lục tỉnh
Ngay từ ban đầu thành lập Lục tỉnh, thành phố Sài Gòn trực thuộc tỉnh Gia Định. Trải qua năm tháng, hai tỉnh Biên Hòa và Gia Định tách khỏi nhóm Lục tỉnh, thuật ngữ Lục tỉnh thật sự chỉ còn ‘Tứ tỉnh’ nằm trong khu vục Đồng bằng sông Cửu Long, được gọi chung là Miền Tây hoặc Miệt Vườn.  Hãy nghe chính Sơn  Nam  viết về Miệt Vườn:
Trước năm 1945 và có lẽ trước năm 1960, người địa phương không gọi ‘Đồng bằng sông Cửu Long’ mà gọi là Miệt Vườn, với câu hát khá phổ biến:
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh…
                                                      ( Thủ bút của nhà văn Sơn Nam )
                                                                  
Đọc những tác phẩm của Nhà văn Miệt vườn Sơn  Nam  ta có dịp làm quen với rất nhiều địa danh miền  Nam . Những tên bắt đầu bằng Cái có đến hơn một chục nơi như Cái Bè, Cái Bé, Cái Côn, Cái Hươu, Cái Mơn, Cái Nai, Cái Nước, Cái Răng, Cái Sắn, Cái Thia, Cái Vồn, Cái Vừng… Những địa danh bắt đầu bằng Giồng có Giồng Ông Tố, Giồng Tháp, Giồng Tượng, Giồng Xe;  có Gò Bầu, Gò Găng, Gò Quao, Gò Tre, Gò Xoài; Hòn thì gồm Hòn Chông, Hòn Đất; Vàm có Vàm Cỏ, Vàm Láng, Vàm Nao, Vàm Rầy, Vàm Thuận, Vàm Trư; còn Xẻo thì có những tên ngộ nghĩnh như Xẻo Bần, Xẻo Lá, Xẻo Nước, Xẻo Rô…
Miệt vườn còn có những cái tên ‘sặc mùi’ Nam bộ, mang âm hưởng Cao Miên, như Cà Bây Ngọp, Chắc Cà Đao, Chắc Băng, Láng Thé, Lấp Vò, Man Thít, Mo So, Soài Rạp, Tà Lơn, Thốt Nốt và hàng loạt những địa danh ‘bí hiểm’ như Tắt Ổ Cu, Tắt Ăn Chè, Tắt Quanh Queo hay Trà Ết, Trà Lồng, Trà Niền… Đọc Sơn  Nam  ta có dịp khám phá những địa danh vừa lạ lẫm, vừa mộc mạc, tưởng chừng như lạc vào một thế giới khác. Hãy nghe Sơn  Nam  giải thích về cái tên Cà Bây Ngọp trong Tình nghĩa giáo khoa thư:
Xứ Cà Bây Ngọp, nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu “len” tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp, trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn… Bởi vậy dân tình bệnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học…”
Qua câu chuyện về xứ Cà Bây Ngọp, ta có dịp biết đến từ “len” trâu, tên một truyện ngắn của Sơn  Nam  đã được dựng thành phim Mùa len trâu bởi đạo diễn trẻ Nghiêm Minh. Ông giải thích: “Len ở đây có gốc tiếng Khơme, là tháo ra, cởi ra. “Len Krabey” nghĩa là tháo cho trâu chạy ra. Hồi xưa trâu nhiều, mà người thương trâu như bạn, giăng mùng cho trâu ngủ để khỏi bị muỗi chích, mùa nước nổi phải dắt trâu lên núi tránh nước”.
                                                                 
Sơn  Nam  (1990)
Chủ nhân đất miệt vườn gồm ba dân tộc: người Việt, người Hoa và người Khơme. Qua các tác phẩm của Sơn  Nam  ta được làm quen với những lễ hội như đua ghe ngo, lễ cúng trăng, ngày bổ tróc của người Khơme. TrongHồi ức Sơn  Nam , tác giả kể lại:
“…Khi vào trường làng, tôi học chung với vài cậu bé Việt lai Hoa, Hoa lai Khơme. Học trò không mấy đứa có khai sinh, tên nghe ngộ nghĩnh như thằng Tứng, thằng Khưng, thằng Xa Ðơn. Lắm đứa ở trần mặc quần cụt vào lớp, thỉnh thoảng lén ra ngoài sân rồi trở về nhà…
…Nhưng sôi động nhất là sự hiện diện của người Hoa, phần lớn là Triều Châu, họ mua bán sỉ lẻ, đặc biệt là tổ chức sòng bạc ngày đêm, gần như là công khai. Thanh niên phần đông là lai tạp, chiều chiều đến học võ và trình diễn nào võ Khơme, võ Việt Nam (?), võ Triều Châu, võ Lào, võ Xiêm (nhất là dịp lễ hội ở chùa Phật người Khơme)”.
Người Khơme xuất hiện trong tác phẩm của Sơn  Nam  với nhiều tình cảm ưu ái. Bút hiệu Sơn  Nam  của ông cũng gắn với họ một kỷ niệm. Sơn Nam nói, ông là người Kinh, cha mẹ đặt tên là Phạm Minh Tài, (tên trong giấy khai sinh là Phạm Minh Tày, giải thích cái tên này, ông bảo do làng xã ghi lộn chữ “i” thành chữ “y”), sinh ở An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang. Lúc còn nhỏ mẹ ông không đủ sữa cho ông bú, nên ở xóm có một bà mẹ Khơme tốt bụng, đã cho ông bú ‘ké’. Sau này, lớn lên viết văn, để nhớ ơn bà, ông lấy bút hiệu khởi đầu bằng chữ Sơn (biểu thị một họ lớn, trong một số họ phổ biến của người Khơme) còn chữ Nam  là ở miền Nam . Bây giờ, nếu ai hiểu bút danh của ông là “một đỉnh núi cao ở miền Nam ”, thì theo tôi, cũng rất phù hợp.
Trong Hồi ký Sơn  Nam  ông đã tự thuật:
Tôi chào đời vào năm 1926 ở vùng U Minh Hạ, thuộc khu vực rừng tràm trầm thủy ven vịnh Xiêm La mà Pháp khoanh vùng để bảo quản và quản lý khá chặt chẽ, tuy nhiên người dân địa phưong có thể đốn cây tươi để bán lẻ tẻ hoặc dùng trong gia đình. Ðây là khu vực thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, với con rạch Thứ Sáu, hệ thống rạch mà Gia Ðịnh Thành Thông Chí đời Gia Long đã mô tả. Hơn chục con rạch ngắn, cong queo, bắt nguồn từ giữa rừng chảy ra biển, từ Ðông sang Tây, chẳng dính dấp gì đến con sông Hậu Giang. Mùa mưa, nước tràn vùng trũng, chịu ảnh hưởng hải triều, 24 giờ có hai lần lớn ròng, vì vậy, nước dưới rạch như mãi lưu thông.
…Lớn lên, đâu khoảng tôi 6 tuổi, cha tôi là con út trong gia đình bèn rời bỏ quê hương đi khẩn đất, lên phía Bắc, ven vịnh  Thái Lan, cách thị xã Rạch Giá chừng 15 kilômét phía Hà Tiên (nay gọi là vùng ven khu Tứ Giác). Bấy giờ con kinh Rạch Giá-Hà Tiên vừa đào xong nhưng chưa được sử dụng vì bên bờ thưa thớt dân cư, nước phèn mặn. Dọc theo mé biển nhiều giồng cát cao ráo đã có người Khơme định cư, co cụm trên cao, ven giồng là đất thấp, úng lụt. Thêm vài ngọn đồi thơ mộng, dính vào đất liền, gọi là vùng Hòn Chông, Ba Hòn với hai cột đá cao, nằm nghiêng một chiều, gọi hòn Phụ Tử rồi lên Hà Tiên gặp nhiều hòn đá vôi (xi măng Hà Tiên). Ăn đến biên giới là những thắng cảnh như Tô Châu, Đông Hồ, Thạch Ðộng, gần xa ngoài biển là hàng chục đảo lớn nhỏ, khi trời quang mây tạnh, nhìn thấy dạng đảo Phú Quốc khá cao và dài. Không khí u buồn nhưng chưa quá ảm đạm. Còn đâu thời Mạc Thiên Tứ với Chiêu Anh Các!”.
Người đọc những tác phẩm của Sơn  Nam  cảm thấy thích thú qua ‘ngôn ngữ kể chuyện’ và qua những đối thoại của các nhân vật ‘miệt vườn’. Ngôn ngữ miền  Nam  này bao gồm cả ngữ âm, ngữ pháp lẫn từ vựng. Cũng phải nói thêm, không phải chỉ mình Sơn  Nam  mới có loại ngôn ngữ đó. Đọc Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Lê Ngọc Trụ, Vương Hồng Sển, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bình Nguyên Lộc… người ta thấy ngay nét đặc trưng của miền Nam thời tiền chiến nhưng phải đợi đến thời của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và sau này là Nguyễn Ngọc Tư người đọc mới cảm nhận hết được cái mộc mạc, chân chất của những người uống nước sông Cửu Long.
Với tư cách là người đi trước, Sơn  Nam  nhận xét về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng với Cánh đồng bất tận đã được dựng thành phim:  “Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn  Nam  đôi lúc còn làm công việc giải nghĩa từ vựng của nhà ngữ học. Kho từ điển của ông thật phong phú: cũng một chữ Ghe ta còn biết thêm Ghe bè, Ghe cui, Ghe diệu, Ghe giản, Ghe hát, Ghe hầu; Nước còn có Nước rặc, Nước rằm… Các công tử người miền Nam lúc nào cũng ‘xính xái’, có khi ‘xổ nho’ mặc dù ăn diện rất ‘bảnh’, ‘xài’ tiền toàn ‘giấy bộ lư’, ‘giấy con công’, ‘giấy năm trăm’… Dân miền Nam đi ‘mần’ ở tận ‘miệt dưới’, có khi lại lên đến ‘miệt trên’…
Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn của Sơn  Nam , nhận xét: “Nhà văn Sơn  Nam  là một trong rất ít người còn lại hiểu biết nhiều về  Nam  bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn  Nam  bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá  Nam  bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất  Nam  bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông”.

Sơn  Nam  (1999)
Sơn  Nam  bắt đầu nổi danh trên văn đàn với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản tại Sài Gòn năm 1962. Ngoài truyện ngắn, ông còn thành công với những công trình biên khảo như Lịch sử khẩn hoang miền NamVăn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưaBến Nghé xưa… Nhà văn Sơn Nam  tâm sự:
Lịch sử  Nam  bộ Việt  Nam  là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa, đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ, vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Nam bộ nói chung, Sài Gòn nói riêng nào phải là ‘địa đàng’. Xưa kia, nước Phù Nam với trình độ cao đã sa lầy và bị tiêu diệt tại đây. Người Khơme bản địa sống co cụm trên những giồng cao ráo, làm ruộng thâm canh, không thích triển khai diện tích vào nơi đầm lầy đầy rắn, cọp và bệnh sốt rét. Người Hoa vẫn giữ tập quán thâm canh, ở đất cao, làm rẫy rau cải, khoai lang, không xông xáo ‘phá sơn lâm, đâm hà bá’ như dân Việt.
Dân ta đã định cư ở nơi đất thấp, nước phèn, đốn củi, phá rừng. Ở rạch Thị Nghè, ăn sâu vào phía Bà Chiểu (Cầu Bông ngày nay) dân miền Trung vào, sống với nghề chài lưới: bán cá để mua gạo, mua trầu cau từ nơi khác sản xuất. Cảng Sài Gòn lần hồi thành hình, dần dần đem lại phồn vinh cho một vùng đất trù phú và lý tưởng. Vùng đất Nam bộ, vùng đất Sài Gòn – Gia Định ngày nay. Công ơn của tổ tiên thật là to lớn”.
Ông còn bước sang ‘âm nhạc miệt vườn’ hay còn gọi là ‘Đờn ca tài tử’ vốn gắn bó với người miệt vườn từ bao thế hệ. Sơn  Nam  khảo cứu về cội nguồn của vọng cổ như sau: “Bản Dạ cổ hoài lang xuất hiện và phát triển hàng đôi chục năm mới tạm định hình. Thoạt tiên, người chưa hội nhập với khung cảnh đặc thù của đồng bằng Nam Bộ thấy như lạ tai, ngoại lai, nhưng lần hồi nhiều người nhìn nhận nó. Có lẽ hơi hướm đầu tiên của nó là bản Hành Vân ngắn gọn, từ Huế đưa vào một khu vực có cổ nhạc thịnh hành ở Long An. Rồi nhạc sĩ Cao Văn Lầu gặp hoàn cảnh buồn bực của gia đình, vì nghèo túng phải tha phương xuống tận mũi Cà Mau, với tay nghề, với tâm hồn mở rộng, ông hội nhập dễ dàng với người Hoa (triều Châu) đang chiếm tỷ lệ đáng kể tại Bạc Liêu. Nhờ học thêm nhạc lễ với ông Nhạc Khị (Khởi), ông hoà đàn cùng bạn bè, hành nghề nhạc lễ để mưu sinh. Nhớ đến người vợ mà cha mẹ không hài lòng vì không sinh con nối dõi, ông đau khổ vô cùng thử soạn ra bản Dạ cổ hoài lang để giải sầu”.
                                                                      
Nhà văn Sơn  Nam  (trái) và nhà thơ Kiên Giang (1960)
Thời cuộc đổi thay, chúng ta bắt gặp một Sơn  Nam  “đổi đời” sau ngày Sài Gòn sụp đổ. Ông viết trong Cầu xin hai chữ bình an kể lại những ngày đầu khi Sài Gòn thất thủ:
“… Hai ngày qua, nhiều sự việc xảy ra. Ở phường vài cậu đến, kẻ ăn nói cộc lốc, kẻ rất nhã nhặn. Nhưng nói chung, ai cũng bảo tôi nên ‘kiếm cơ sở’ xác nhận. Tôi hiểu ngầm rằng mình đã dính líu tới cách mạng tới mức độ nào. Quả thật, tôi không phải là đảng viên cộng sản, là người có dính líu với cơ sở nào cả. Họa chăng tôi là người trong ban chấp hành của Hội Văn Bút [Pen Club], một tổ chức nghe ra thì ‘quốc tế’ nhưng chắc là không được ta ưa thích. Còn chuyện ở tù sau chót này thì chẳng có giấy tờ gì cả. Tôi ra tù vì ‘công an quốc gia’ bỏ khám, rồi chúng trốn mất tích.
Vài người bạn hiền lành thủ thỉ với tôi chuyện ‘vượt biên’ nhưng tôi chẳng cần nghe. Tôi chẳng biết tiếng Anh, nghĩ rằng hồi xưa biết chút ít chữ Pháp là đủ rồi. Chẳng có bà con, anh em nào ở nước ngoài cả, dòng họ bà con xa gần của tôi, tất cả đều còn ở U Minh… Quan điểm của tôi là cứ quê hương ‘là đủ rồi’.
Đoàn Nam Sinh viết Nhớ Sơn Nam trên Tuổi Trẻ nhân ngày giỗ đầu củaÔng già đi bộ (13/8/2009):
“…Tôi nhớ bữa đưa tang Bùi Giáng ở Gò Dưa, sau bài ai điếu của Cung Văn là điếu văn của Hội nhà văn thành phố. Chú [Sơn  Nam ] moi bài viết trên túi áo vét xanh nhàu nhĩ, sửa lại đôi kính cũng rầu rĩ như ông chủ và run run nói:
‘Anh Giáng ơi! Sáng nay anh Nguyễn Quang Sáng nói với tui: anh là lớp trước, lại ở trong này, anh đại diện cho hội đọc dùm điếu văn này. Dzậy đây là phần của hội nghe anh Giáng…
‘…Tui đọc dzậy là xong rồi, còn đây là của tui. Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài… nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của thành ủy-ủy ban, có Hội nhà văn, vậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh Giáng…”
Văn Lang trong Nhớ về nhà văn Sơn  Nam :
“…Bây giờ mọi sự đã lâu quá rồi, ngày đó chuyện trò với bác những gì, tôi chỉ nhớ được rất ít. Chuyện về cụ Phan Chu Trinh, bác nói: “Căn nhà ở Chợ Cũ (Sài Gòn), nơi cụ Phan mất và làm đám tang ở đó, bác có đề nghị nên bảo tồn để làm di tích lịch sử mà “nói hoài không ai nghe”.
Khoảng một tuần sau đó, tôi ra thăm Viện Sử học, có kể chuyện mà bác Sơn Nam nói về căn nhà ở Chợ Cũ cho một nhà nghiên cứu về lịch sử cận đại Việt Nam nghe, vị này nói nho nhỏ: “Anh biết không, ở Huế dân chúng có đúc một tượng đồng của cụ Phan Bội Châu to lắm, thế mà nó không được dựng lên, cứ để nằm dài dưới đất. Người ta bảo là nếu tượng to thì phải là tượng của người khác, bây giờ chưa có tượng nào to cả, dựng cụ Phan lên thì cụ to nhất nước còn gì! Tượng cụ Phan đã đúc sẵn rồi mà còn thế, huống gì căn nhà mà anh vừa nói!”
Về “Bến Nhà Rồng” – lúc đó mới được trùng tu xong để làm chỗ kỷ niệm nơi Nguyễn Ái Quốc rời Việt  Nam  đi Pháp lúc trước – bác bảo: “Chỗ đó có phải đâu! Tại nó có vị trí tốt nên mới được chọn đó thôi. Hồi đó có hai hãng tàu thủy khác nhau, hãng tàu mà cụ Nguyễn làm thì bến của nó nằm ở chỗ khuất tuốt phía trên (của sông Sài Gòn), khó thấy, còn cái “Nhà Rồng” là nhà của ông chủ hãng tàu kia, nằm ở chỗ ngon lành…”
                                                               
Hotel des Messageries Maritimes (ngày nay là Bến Nhà Rồng)
Nhà văn Miệt vườn Sơn  Nam  qua đời lúc 13g chiều ngày 13/8/2008 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, thọ 83 tuổi. Vợ của nhà văn, bà Đào Thị Phán, hiện sống cùng vợ chồng ông Trần Văn Nghị – bà Đào Thúy Hằng (con gái cả của nhà văn Sơn  Nam ) tại một vùng quê ở Mỹ Tho.
Tháng 8/2011, gia đình ông xin rút tên Sơn  Nam  khỏi Giải thưởng Nhà nước với lý do “Sinh thời ông cụ không màng giải thưởng, danh vọng, chỉ muốn viết để kiếm sống và để đi vào lòng người đọc”.
Thay mặt gia đình, ông Trần Đức Nghị, con rể của nhà văn Sơn  Nam , cho biết: “Trước khi qua đời năm 2008, ông cụ cũng nghe phong thanh chuyện giải thưởng nhưng ông gạt đi. Ông cụ thường nói, người viết văn sống trong lòng người đọc là chính và ông viết cũng để kiếm sống, không mong được giải thưởng gìGiờ đây ông cụ đã mất, gia đình chúng tôi không muốn đưa tên ông ra bình xét giải thưởng mà chỉ muốn cho người quá cố được yên nghỉ. Cả má tôi và vợ chồng tôi đều nhất trí như vậy”.
Gia đình nhà văn Sơn  Nam  là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh. Các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyên Ngọc, Sơn Tùng, cũng xin rút ra khỏi danh sách dự giải.
                                                                            
Mộ Sơn  Nam
Trong gần 60 tác phẩm của Sơn  Nam , đáng chú ý có:
- Chuyện xưa tình cũ (1958)
- Tìm hiểu đất Hậu Giang (nghiên cứu, 1959)
- Hương rừng Cà Mau (1962)
- Chim quyên xuống đất (1963)
- Hình bóng cũ (1964)
- Vạch một chân trời (1968)
- Gốc cây – Cục đá & Ngôi sao (1969)
- Lịch sử khẩn hoang miền  Nam
- Đình miếu & lễ hội dân gian miền  Nam
- Danh thắng Miền  Nam
- Theo chân người tình & một mãnh tình riêng
- Từ U Minh đến Cần Thơ – Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị – Bình An
- Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang
- Xóm Bàu Láng
- Hồi ký Sơn  Nam  (Nhà xuất bản Trẻ, tổng hợp từ 4 tập hồi ký: “Từ U Minh đến Cần Thơ”; “Ở Chiến Khu 9”;  “20 năm giữa lòng đô thị” và “Bình An” đã được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2005).
Nguyễn Ngọc Chinh
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang