Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

27 tháng 5, 2015

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt

Nếu thích "tắm tiên" bạn có thể ghé đến những bãi biển khỏa thân công khai, hấp dẫn nhất thế giới dưới đây.

Không ít bãi tắm trên thế giới gắn biển khuyến khích du khách của mình trút bỏ xiêm y để hòa mình vào thiên nhiên. Và đương nhiên ở những nơi này việc vận những bộ bikini “kín cổng cao tường” được xem là kỳ dị. Dưới đây là 10 bãi tắm nude công khai và hấp dẫn nhất cho những ai thích “lột trần” trước đám đông.

1. Bãi biển Abrico, Rio de Janeiro, Brazil

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt

Rio de Janeiro nổi tiếng thế giới với những cô gái xinh đẹp trong trang phục bỏng mắt, và càng nóng bỏng hơn khi bạn đến với Abrico, nơi cho phép tắm khỏa thân. Rio de Janeiro có rất nhiều bãi tắm tuyệt vời như Ipanema hay Copacabana nhưng chỉ ở Abrico bạn mới có thể quăng tất cả quần áo sang một bên và tận hưởng cảm giác hòa mình hoàn toàn vào thiên nhiên.

Bãi cát trắng mềm mại, tương phản với màu xanh thẳm của biển càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Abrico. Từ những năm 1940, bãi biển đã được mở cửa cho du khách đến tắm khỏa thân. Đến năm 2003, khi lệnh cấm tắm khỏa thân cách đó vài năm được dỡ bỏ, du khách đến đây ngày một đông hơn.

2. Bãi biển Haulover, Florida, Mỹ

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Bãi biển Haulover được biết đến như "Riviera của nước Mỹ" (Riviera là vùng bờ biển Địa Trung Hải nổi tiếng với khí hậu trong lành, mát mẻ, mùa hè cũng như mùa đông). Thật vậy, khung cảnh nơi đây thật sự hoàn hảo, thân thiện và an toàn đủ để lôi cuốn những ai có ý định buông bỏ xiêm y, hòa mình vào thiên nhiên khi ghé đến. Mỗi ngày bãi biển khỏa thân này thu hút hơn 7.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về.

3. Le Grottes Plage, Cote d'Azur, Pháp

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Nói đến những bãi tắm nóng bỏng nhất thế giới, không thể thiếu cái tên Le Grottes Plage. Nơi đây được xem là cái nôi của phong trào khỏa thân nước Pháp. Được thành lập vào năm 1950, bãi biển này đã trở thành một trong những địa điểm khỏa thân thân thiện với nhiều gia đình trong hơn 60 năm qua.

Những người đến bãi tắm có thể được yêu cầu cởi bỏ trang phục khi đi bộ vào khu vực bãi tắm và đương nhiên là khi tới đây, bạn tuyệt đối không được mang theo máy quay phim. Đây cũng là nơi nhiều ngôi sao nổi tiếng ghé đến.

4. Playa de las Suecas, đảo Contadora, Thụy Điển

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt

Contadora là hòn đảo nổi tiếng nhất của quần đảo Pearl. Đây là một nơi yên tĩnh với nhiều khách sạn, nhà hàng đẹp. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào giữa thiên nhiên một cách tự do trong trạng thái tự nhiên nhất.

Bên cạnh đó, đạp xe chung quanh để ngắm cảnh, lặn giữa các rạn san hô và khám phá cuộc sống dưới nước tuyệt vời cũng là điều mà bạn nên trải nghiệm khi đến với hòn đảo xinh đẹp này.

5. Bãi biển Arambol, Goa, Ấn Độ

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Ở nơi mà phụ nữ thường trang phục kín mít khi ra đường, thật thú vị khi có hẳn một bãi tắm khỏa thân dành cho du khách tại bãi biển Arambol ở Goa. Arambol là một trong những bãi biển đẹp nhất Goa, nơi đây việc tắm khỏa thân đã được cho phép từ rất sớm, vào khoảng những năm 1960. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh trong, Arambol thật sự là địa điểm tuyệt vời cho những người yêu ánh nắng mặt trời và tách khỏi đám đông.

6. Đảo Lokrum, Dubrovnik, Croatia

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Croatia dẫn đầu thế giới về danh sách bãi tắm nóng bỏng khi có hơn 30 khu vực khỏa thân. Trong đó đảo Lokrum được xem là một trong những “nơi ẩn náu” tuyệt vời nhất của những người khỏa thân khi đến Croatia. Chỉ cần đi thuyền từ cầu cảng cũ của thành phố Dubrovnik bạn đã có thể đến với đảo và tự tại hòa mình vào thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

7. Biển ElTorn, Tarragona, Tây Ban Nha

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Bãi biển ElTorn là một trong những bãi tắm nude nổi tiếng nhất thế giới, đặc trưng bởi các đụn cát, thảm thực vật xanh mởn. Không chỉ là nơi du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên trong trạng thái tự nhiên nhất, ElTorn còn có những khu cắm trại khỏa thân thích hợp cho những ai muốn nghỉ qua đêm.

8. Biển Black, San Diego, Mỹ

Những bãi 'tắm tiên' khiến bạn phải bỏng mắt
Black là bãi biển khỏa thân lớn nhất và nổi tiếng nhất Mỹ. Với địa hình có phần khép kín được tạo ra từ những vách đá thoai thoải nằm dọc bờ biển, nơi đây không chỉ là không gian riêng tư tuyệt vời cho những du khách thích khỏa thân mà còn vô cùng thu hút với những ai yêu mến các môn thể thao biển như lướt ván buồm, nhảy dù lượn…

9. Bãi biển Plakias, Crete, Hy Lạp

9. Bãi biển Plakias, Crete, Hy Lạp
Tận cùng vách đá ngoạn mục rìa phía Nam Crete, hòn đảo lớn nhất Hy Lạp, là biển Plakias. Đây là một trong những bãi biển lớn nhất hòn đảo và cũng là nơi tập trung đông đảo du khách ghé đến “tắm tiên” nhất thế giới.

Tại bãi biển đẹp như tranh này, tắm nắng, bơi khỏa thân không phải là hoạt động duy nhất. Có vô vàn những hoạt động thú vị khác như lặn biển, lướt ván buồm, ca nô… cho những du khách nao núng không dám “cởi” hết.

10. Biển Wreck, Vancouver, Canada
Chỉ mất 15 phút lái xe từ trung tâm thành phố Vancouver bạn đã có thể đến với Wreck, bãi biển khỏa thân lâu đời và lớn nhất Canada cũng như Bắc Mỹ (trải dài trên 7.8km).
Không chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước đến tắm nắng khỏa thân, biển Wreck còn lôi kéo họ hòa vào những sự kiện thú vị hàng tháng như: thưởng thức nhạc sống, thi đấu bóng chuyền bãi biển, vẽ khỏa thân… Thậm chí gần đây nó còn được đề cử là một trong "7 kỳ quan của Canada".

Theo Tuấn Anh 
Đất Việt

26 tháng 5, 2015

Những bí mật về đại kim tự tháp Giza

Công trình sừng sững thách thức thời gian của Ai Cập khiến du khách không khỏi choáng ngợp trước bề dày lịch sử và những bí mật ẩn chứa bên trong.
Giza nằm trong cụm 3 kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaoh Khufu. Ban đầu, kỳ quan này có chiều cao lên tới 147 m. Trải qua thời gian và sự xói mòn của các yếu tố thiên nhiên, ngày nay chiều cao chỉ còn 139 m.
1. Lăng mộ của Khufu là kim tự tháp lớn nhất Ai Cập, cũng là công trình cao nhất thế giới trong suốt 3.800 năm. Khafre và Menkaure ở gần đó nhỏ hơn về quy mô, đơn giản hơn về kiến trúc. Lúc mới hoàn tất, các kim tự tháp được ốp một lớp đá vôi trắng, tạo ra ánh sáng lộng lẫy dưới ánh mặt trời. Theo các ghi chép cổ, khi còn lớp đá ốp này, người ta có thể nhìn thấy kim tự tháp Giza từ các đỉnh núi của Israel.
2. Tượng nhân sư gần đó cao 73,5 m, được xây dựng trong triều đại Khafra. Đây là sinh vật mình sư tử, đầu người trong truyền thuyết thường xuất hiện trong các công trình kiến trúc cổ của người Hy Lạp và Ai Cập với vai trò canh giữ và bảo vệ.
Trong truyền thuyết Hy Lạp, nhân sư sẽ ăn thịt những người đi ngang qua mà không trả lời được câu đố: “Con gì sáng đi bốn chân, trưa đi hai chân và tối đi ba chân?”. Người hùng Oedipus trả lời “Con người” khiến nhân sư tự lao mình xuống thềm đá và chết.
Tượng nhân sư bảo vệ kim tự tháp. Ảnh: Listverse.
Tượng nhân sư. Ảnh: Listverse.
3. Ước tính kim tự tháp Giza được xây từ 2,3 triệu khối đá, với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn. Tên thời cổ của công trình vĩ đại này là “Chân trời của Khufu”.
4. Trái ngược với định kiến của nhiều người, lực lượng xây dựng không phải là nô lệ và tù binh mà là các công nhân người Ai Cập được trả tiền.

Lời nguyền trên các công trình Ai Cập cổ

Các công trình Ai Cập cổ thu hút nhiều du khách bởi sự huyền bí và kiến trúc độc đáo. Những nơi này bị đồn là mang lời nguyền đáng sợ của người xưa.
5. Đây là kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập có hành lang bên trong đi lên và đi xuống. Nếu muốn tới buồng chôn pharaoh, bạn sẽ phải đi sâu xuống.
6. Lăng mộ của Giza có một cửa xoay ở lối vào. Cửa nặng tới 20 tấn và có thể dễ dàng mở ra từ bên trong chỉ bằng cách đẩy nhẹ. Tuy nhiên người ngoài khó lòng tìm ra vì cánh cửa rất khít. Chỉ có hai kim tự tháp khác có cửa xoay như thế là lăng mộ của cha và cháu ông.
Những bí mật về đại kim tự tháp Giza
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cách xây dựng kim tự tháp của người xưa. Ảnh: Listverse.
7. Các nhà khoa học không thể trộn lại loại vữa được dùng để xây kim tự tháp dù đã phân tích được thành phần có trong vữa. Loại vữa này còn rắn chắc và bền hơn cả các khối đá. Ngày nay chúng vẫn còn nguyên.
8. Bên trong Giza không hề có chữ tượng hình hay ký tự cổ nào. Đây cũng là kim tự tháp duy nhất có các mặt lõm.
9. Dù với kỹ thuật hiện đại, chúng ta cũng không thể dựng lại công trình vĩ đại này do vẫn chưa biết chính xác cách thức của người Ai Cập cổ.
10. Kim tự tháp Giza có ba buồng mai táng, một nằm dưới nền đá, bên trên là buồng của hoàng hậu và trên cùng là buồng của pharaoh. Khufu không có ý định mai táng một trong những người vợ của mình trong buồng hoàng hậu mà muốn đặt vào đó tượng của chính mình.
Kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ thật đáng khâm phục. Ảnh: Listverse.
Kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ thật đáng khâm phục. Ảnh: Listverse.
11. Ba kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure nằm thẳng hàng với ba ngôi sao tạo nên chòm Thắt lưng của Orion. Đường đi xuống lòng Giza hướng thẳng tới sao Bắc đẩu có tên Alpha Draconis.
12. Kim tự tháp Giza quay mặt về đúng điểm Cực Bắc của Trái Đất. Đây cũng là công trình hướng về Cực Bắc chuẩn xác nhất hơn bất cứ công trình nào trên thế giới. Dù được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, hướng của Giza chỉ lệch điểm Cực Bắc 0,05 độ. Đó là do điểm Cực Bắc thay đổi theo thời gian. Vào lúc Giza hoàn tất, nó hướng đúng về điểm này.
13. Tất cả các kim tự tháp Ai Cập cổ đều được xây dựng trên bờ tây sông Nile, nơi mặt trời lặn và là miền đất của người chết theo truyền thuyết Ai Cập cổ.
14. Al-Aziz, một thủ lĩnh người Kurd, đã cố sức phá hủy cụm công trình ở Giza vào thế kỷ 12 nhưng không thành công vì quy mô quá lớn. Tuy nhiên, ông ta đã để lại một vệt thủng dài trên Menkaure.
15. Lăng mộ của Khufu là kỳ quan cổ đại lâu đời nhất và cũng là kỳ quan duy nhất còn tồn tại tới ngày nay.

21 tháng 5, 2015

Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 2017

Tác giả: David Archibald (thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington). Bài viết được đăng trên American Thinker.-
————
Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?

  1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc
Tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.
Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.
Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn. 
  1. Vết thương chưa lành
Nhật Bản đã đối xử với Trung Quốc như dân tộc nhược tiểu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước đó, Nhật Bản bắt đầu xử tệ với Trung Quốc bằng cách tấn công nước này vào năm 1895, không lâu sau khi Nhật Bản bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa. Tiếp theo đó là 21 yêu cầu của Nhật Bản đối với Trung Quốc vào năm 1915. Chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc bắt đầu xác định ngày Quốc nhục vào những năm 1920. Tiếp theo đó là sự kiện Mãn Châu (Mukden Incident) vào năm 1931 và Trung Quốc bắt đầu tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1937.
Trong suốt thời kỳ nghèo khó của những năm tháng dưới chế độ Mao Trạch Đông, người Nhật Bản đã được tha thứ (về những hành động của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là những con người thực dụng. Hai người đã nói rằng Nhật Bản không thể bị trừng phạt mãi mãi. Sự thịnh vượng của Trung Quốc gần đây đã cho phép xu hướng bài Nhật sống lại như một hình thức tôn giáo của nhà nước. Ngày Quốc nhục một lần nữa được xác định là ngày 18/9. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo truyền hình quốc gia nêu bật chủ đề về cuộc xâm lược của Nhật Bản. Ngày nay, 70% thời lượng “giờ vàng” của truyền hình Trung Quốc là các bộ phim về Chiến tranh thế giới thứ hai. Có ít nhất 100 bảo tàng ở Trung Quốc được dành để trưng bày kỷ vật về sự xâm lược của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chế độ tại Trung Quốc đang tạo ra và duy trì tình cảm chống Nhật nhằm cho mình một lựa chọn để đi đến chiến tranh.
  1. Được công nhận như là cường quốc số một
Trung Quốc là một dân tộc đầy tự hào. Người dân Trung Quốc thực sự phẫn nộ với thực tế rằng Mỹ được coi là quốc gia số một trên hành tinh. Trung Quốc cũng nhận ra rằng để được công nhận là số một, họ phải đánh bại quốc gia số một hiện tại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không chỉ từng bước leo thang gây hấn. Nước này cần một cuộc chiến vì lý do tâm lý của riêng mình.
Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vào cùng thời điểm mà nước này tấn công Nhật Bản. Do các cuộc tấn công bất ngờ nhiều khả năng thành công hơn nên cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là một cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ còn xa hơn thế. Cuộc tấn công này nhiều khả năng sẽ bao gồm các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tiện ích và thông tin liên lạc của Mỹ.
Trung Quốc đã cơ cấu lực lượng vũ trang của mình để có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ cao. So với bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này, Trung Quốc có thể là nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho chiến tranh. Nước này có dự trữ ngũ cốc đảm bảo tiêu dùng trong một năm và thậm chí có cả dự trữ thịt lợn chiến lược. Trung Quốc vừa lấp đầy dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình với trữ lượng khoảng 700 triệu thùng dầu.
Cuộc chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo các nguồn tài nguyên hay duy trì an toàn cho các tuyến đường thương mại của họ. Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các quan điểm đó nhằm giải thích cho những gì mà Trung Quốc đang làm. Bản thân người Trung Quốc đã không đưa ra lời bào chữa nào. Đối với Trung Quốc, sự toàn vẹn lãnh thổ là trên hết. Điều đó là thiêng liêng và không phải là với lý do thương mại tầm thường. 
  1. Làm bẽ mặt các nước láng giềng
Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc là nó phân chia châu Á.
Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ vùng biển nằm trong yêu sách của Trung Quốc là lãnh thổ Trung Quốc mà không phải chỉ là những hòn đảo. Khi Trung Quốc tìm cách thực thi tuyên bố đó, các tàu buôn và máy bay nước ngoài sẽ phải xin phép để đi qua vùng biển này. Các tàu chiến và máy bay quân sự không phải của Trung Quốc sẽ không được phép đi vào vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc mở rộng xuống tới 4 độ Nam, gần như tới đường xích đạo.
Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Việt Nam, nước sẽ bị bao bọc trong vòng 80 km của đường bờ biển của mình. Nhật Bản nhận ra rằng các tàu thuyền của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về hướng Đông trước khi chỉ hướng Bắc qua Indonesia và Đông Philippines. Singapore sẽ bị ảnh hưởng xấu do thương mại qua nước này sẽ không còn. 
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.
Trung Quốc xếp hạng các quốc gia trên thế giới trên phương diện sức mạnh tổng hợp quốc gia, điều mà người Trung Quốc xem là sức mạnh để gây áp lực. Đây là sự kết hợp của sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sự gắn kết xã hội. Khi nó được thực thi, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc sẽ gây rất nhiều áp lực lên các nước láng giềng của nước này. 
  1. Cửa sổ chiến lược
Các chiến lược gia Trung Quốc nhìn thấy một cửa sổ cơ hội chiến lược cho Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, mặc dù họ không công khai chỉ ra cơ sở của quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm rõ điều này. Thứ nhất, quan niệm chiến tranh là không thể tránh khỏi có ý nghĩa rất quan trọng để chiến thắng các trận chiến. Trong bối cảnh Trung Quốc được coi là có một nền kinh tế mạnh, đang tăng trưởng thì quan niệm về sự bất khả kháng này dẫn đến các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc. Với nhận thức đó, Trung Quốc phải tấn công trước khi nền kinh tế của nước này thu hẹp do vỡ bong bóng bất động sản. Điều này giải thích sự gấp rút hiện nay của Trung Quốc trong việc xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.
Một vấn đề khác đặt ra với Trung Quốc là sự hung hăng và gia tăng chi tiêu quân sự đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải tái vũ trang và thiết lập các liên minh. Sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc nếu tấn công trước khi các nước láng giềng của mình vũ trang ngày càng lớn hơn. 
Một khía cạnh cân nhắc khác là chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama được xem là một tổng thống yếu và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. Chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ đã mất của Trung Quốc và nhận thức về cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc vẫn còn khá phổ biến trong giới quân sự Mỹ. Tổng thống Obama đã gây ra một số tranh cãi khi có một số chính sách không nhất quán dẫn đến hỗ trợ Trung Quốc. Trong khi một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chống lại Trung Quốc thì chính quyền của ông Obama đang làm hết sức mình để bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ với các quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2. 
Tổng thống Obama đã trải qua thời thơ ấu ở Indonesia và có thể đã chứng kiến rất nhiều thái độ bài Hoa (người Trung Quốc đã và đang là các thương gia và chủ tiệm thành công hơn) trong chính những năm tháng đầu đời. Cũng giống như thời thơ ấu của Valerie Jarrett ở Iran, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách của ông.
  1. Bệnh tự kỷ nước lớn
Đây là một thuật ngữ được tạo ra bởi chiến lược gia Edward Luttwak để mô tả một thực tế rằng Trung Quốc dường như không quan tâm gì về tác động của các hành động của mình đối với các nước láng giềng. Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích của riêng mình. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là Trung Quốc không thể chấp nhận được khả năng của những điều không diễn ra theo cách mà nước này muốn. Luttwak cũng cho rằng người Trung Quốc phóng đại tư duy chiến lược của riêng mình. 
  1. Chủ tịch Tập Cận Bình
Mặc dù việc chuẩn bị cho cuộc chiến này đã được bắt đầu vào những năm 1980, song sự hung hăng gia tăng gần đây được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người được coi là Thái tử đảng trong những năm đầu sự nghiệp, đã bị ấn tượng bởi cách cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 đã được sử dụng để củng cố quyền lực trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung được nhiều quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị. Được biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ cầm quyền trong vòng mười năm trước khi rời chính trường. Chỉ trong hai năm trên cương vị Chủ tịch nước, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã làm dấy lên khả năng phục hồi vị trí chủ tịch đảng (từng bị bãi bỏ bởi Đặng Tiểu Bình nhằm không để tái hiện một Mao Trạch Đông khác) nhằm giúp Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền từ vị trí đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải qua một thời kỳ khắc nghiệt làm cho ông trở nên cứng rắn qua những sự từng trải trong cuộc sống. Ở tuổi 15, ông được gửi đến sống và làm việc với nông dân tại một vùng quê khô cằn sỏi đá sau khi cha của ông bị thanh trừng. Ông sống trong một cái hang. Người chị của ông đã tự vẫn trước sức ép của lực lượng Hồng vệ binh.
Nhật Bản
Nhật Bản nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này đang được đẩy về phía mình và nước này đang tiếp cận nó với sự tiên lượng trước. Nhật Bản coi cuộc chiến này là không thể tránh khỏi, mặc dù gần đây Thủ tướng Abe đã diễn ra yêu cầu gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Indonesia. Cuộc gặp đã diễn ra căng thẳng do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hàng chục nghìn người dân đất nước của Thủ tướng Abe phải trả giá. Thủ tướng Abe đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một phần của nỗ lực của ông nhằm đảm bảo rằng Mỹ và Nhật Bản sát cánh đối phó và đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc.
Mỹ
Mỹ tin rằng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cần phải được duy trì vì an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó có thịnh vượng của riêng Mỹ, vì điều đó dựa phần lớn vào thương mại thế giới. Vì vậy đối với Mỹ, cuộc chiến này sẽ xoay quanh việc duy trì sự tiếp cận đối với các lợi ích chung toàn cầu. Quân đội Mỹ đã không cập nhật cho công chúng nước này về tất cả sự chuẩn bị của Trung Quốc đối với chiến tranh, có lẽ bởi vì họ không muốn bị coi là làm leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không còn nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một cuộc chiến. Vấn đề chưa rõ chỉ là thời điểm. 
Sự hung hăng của Trung Quốc hóa ra lại là may mắn đối với Hải quân Mỹ, một lực lượng trước đó đã thiếu một mối đe dọa đáng tin cậy và phải đối mặt với sự cắt giảm liên tục. Hiện có một xu hướng nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của đối phương. Người Trung Quốc có thể đã đọc được các báo cáo của Hải quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của họ, điều có thể đã làm họ càng củng cố quyết tâm hơn nữa. 
Cuộc chiến này sẽ được thực hiện như thế nào
Sẽ có hai chiến trường chính: Biển Hoa Đông ở phía Bắc của Đài Loan và Biển Đông ở phía Tây của Philippines.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (lần cuối cùng bị Nhật Bản chiếm đóng khoảng 100 năm trước đây) và toàn bộ chuỗi Ryuku từ quần đảo Yaeyama ở cực Nam tới đảo Okinawa ở phía Bắc. Nếu Trung Quốc chiếm được quần đảo Senkaku, nước này cũng đồng thời có thể nắm giữ được quần đảo Yaeyama. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kỷ cách quần đảo Senkaku khoảng 300 km về phía Tây. Căn cứ này có thể tiếp nhiên liệu với 10 đường bay cho trực thăng cất cánh. Điều này cho thấy cuộc tấn công khởi đầu sẽ do trực thăng thực hiện bay vượt trên các tàu tuần duyên của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku.
Trung Quốc có một hạm đội tàu đánh cá khá lớn và tàu buôn với sức vận chuyển lên tới 70 triệu tấn. Nước này đã sử dụng đội tàu đánh cá của mình để quấy rối lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và tới tận phía Đông quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima. Điều này cho thấy các tàu đánh cá có thể được sử dụng để đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc nhằm tấn công các căn cứ của Nhật Bản trên một phạm vi rộng, điều được coi là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Những lực lượng này sẽ được sử dụng như vật hiến tế để gây ra tình trạng lộn xộn tối đa nhằm làm nhụt chí lực lượng quốc phòng Nhật Bản. Ở phía Bắc, cách thức của Trung Quốc sẽ là chiếm giữ và cầm cự chống lại sự phản công của Nhật Bản và Mỹ.
Tại Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng 7 pháo đài khổng lồ và một đường băng. Các pháo đài được thiết kế với tháp pháo phòng không đứng ở các góc nhằm giúp mỗi tháp pháo đều có phạm vi hỏa lực ít nhất là 270 độ. Các pháo đài dường như được thiết kế nhằm tấn công trừng phạt với cường độ lớn và cầm cự cho tới khi chúng được giải vây. Trung Quốc sẽ thắng nếu vẫn giữ được các pháo đài này cho tới thời điểm cuối cuộc chiến.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu cuộc chiến ở phía Nam với các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ của các nước khác trong quần đảo Trường Sa cũng như các căn cứ của Mỹ tại khu vực về phía Đông tới tận đảo Guam. Một cuộc chiến kéo dài sẽ có hại cho Trung Quốc do trên tuyến đường tiếp vận từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, tàu thuyền và máy bay rất dễ bị tấn công. Việt Nam đã và đang nâng cấp hệ thống radar của mình và nước này hy vọng tất cả các nước tham chiến không phải Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin mục tiêu. Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ tại Philippines sẽ có thể theo dõi các mục tiêu Trung Quốc được trao đổi từ phía Việt Nam. Singapore nhiều khả năng sẽ vận hành các máy bay F-15 của mình ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc sẽ ở vào cuối tầm bay khi tới được quần đảo Trường Sa.
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã nâng số lượng các căn cứ tại Philippines với mục đích gia tăng sức mạnh tấn công nhằm đánh bật Trung Quốc khỏi các pháo đài mới xây dựng của họ. Một số hệ thống vũ khí của Mỹ như tàu USS Zumwalt có thể sẽ phải được triển khai để đạt được mục tiêu này. 
Trong bức tranh lớn hơn, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ cố gắng để phong tỏa nhau, chủ yếu là bằng lực lượng tàu ngầm của mỗi nước. Hải quân Nhật Bản có chất lượng cao hơn Trung Quốc và rất nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến phong tỏa lẫn nhau này.
Ngành công nghiệp trên toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến này. Đặc biệt, ngành công nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị đình trệ nhanh chóng, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Cuộc chiến càng kéo dài thì vị thế tương đối của Trung Quốc sẽ càng tồi tệ. Thịt sẽ biến mất khỏi khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Đậu tương không bán được sẽ chất đống trong các kho của Mỹ.
Việc loại bỏ các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa sẽ cho phép một giải pháp hòa bình dành cho bất cứ ai cuối cùng cầm quyền ở Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa, ngu ngốc và hủy diệt nhất trong lịch sử, song đó là những gì đang đến.
———–
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4894-bay-ly-do-trung-quoc-se-phat-dong-mot-cuoc-chien-tu-nay-toi-2017

18 tháng 5, 2015

Tình trạng các bên quản lý/ chiếm đóng ở Trường Sa


Tác giả: NGƯỜI NƯỚC HUỆ- tổng hợp từ Internet (theo FB Đức Bảo Phạm)
.Sau khi tôi post entry CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ VIỆC TRUNG QUỐC CHIẾM ĐÓNG CÁC THỰC THỂ ĐỊA LÝ VÀ XÂY ĐẢO NHÂN TẠO TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA lên FB ngày 12/5/2015, có nhiều bạn thắc mắc sao không post danh sách các đảo/đá/bãi do Việt Nam kiểm soát và quản lý mà chỉ post các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép? Nay xin trả lời:
1. CÁC ĐẢO/ĐÁ/CỒN/BÃI… THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA (SPRATLY ARCHIPELAGO/SPRATLY ISLANDS/SPRATLYS) DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT:
Đảo Trường Sa lớn (Spratly Island), Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Islands), Đảo Sinh Tồn (Union Bank/Reefs), Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island/Grierson Reef), Cồn/Đảo An Bang (Amboyna Cay), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef /Johnson North Reef), Đá Phan Vinh (Pearson Reef ), Đá Đông (East Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây (West Reef), Đá Núi Le (Cornwallis South Reef), Đá Núi Thị (Petley Reef), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef/ Pigeon Reef), Đá Tốc Tan (Alisn Reef), Đá Trường Sa Đông (Central Reef), Đá Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đá Nam (South Reef), Đá Lớn (Discovery Great Reef).
Ngoài ra, Việt Nam còn kiểm soát các thực thể địa lý nằm trên thềm lục địa phía Nam, nằm ở phía tây nam và phía nam quần đảo Trường Sa, gồm: Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank), Bãi Quế Đường (Grainger Bank), Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank), Bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank), Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank), Bãi ngầm Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Vũng Mây (Rifleman), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Dinh (chưa rõ tên tiếng Anh)…
Trên những bãi ngầm này, Việt Nam lắp đặt các cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật, được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý, gọi tắt là DK1 và DK2. DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ Dịch vụ – Khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK2. Đây chính là những cột mốc chủ quyền trên biển của Việt Nam thời hiện đại.
2. CÁC ĐÁ/BÃI NGẦM/RẠN SAN HÔ… THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA MÀ TRUNG QUỐC ĐANG CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP:
– Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, Trung Quốc gọi là Huayang Jiao), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, Trung Quốc gọi là Yonshu Jiao), Đá Ga Ven (Gaven Reef, Trung Quốc gọi là Nanxun Jiao hay Xinan Jiao), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef, Trung Quốc gọi là Chigua Jiao), Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Trung Quốc gọi là Meiji Jiao), Đá Xu Bi (Subi Reef, Trung Quốc gọi là Zhubi Jiao), Đá Huy Gơ/Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef, Trung Quốc gọi là Dongmen Jiao), Đá Ba Đầu (Whitson Reef, Trung Quốc gọi là Niuer Jiao), Ðá Ken Nan (Mckennan Reef, Trung Quốc gọi là Ximen Jiao).
Tổng cộng Trung Quốc đã chiếm 9 đá, bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa và đang cải tạo thành đảo nhân tạo ở 7/9 đá, bãi ngầm này. Trong đó cải tạo và bồi đắp mạnh nhất là tại các đá, bãi ngầm: Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Tư Nghĩa…
Ngoài ra, có thể một số vị trí khác như: Đá Én Đất (Eldad Reef), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal), Cồn san hô Jackson (Jackson Atoll/Reef), Bãi Chóp Mao/Bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal) cũng đang thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.
3. CÁC ĐẢO/ĐÁ/BÃI… THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA MÀ PHILIPPINES ĐANG KIỂM SOÁT:
Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay), Đảo Dừa/Đảo Bến Lạc (West York Island), Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), Rạn đá Thị Tứ (Thitu Reefs), Bãi san hô Loại Ta (Loaita Bank), Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).
4. CÁC ĐÁ/BÃI… THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA MÀ MALAYSIA ĐANG KIỂM SOÁT:
Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef), Đá Hoa Lau (Swallow Reef), Đá Công Đo (Commodore Reef), Đá Én Ca (Erica Reef), Đá Sác Lốt (Royal Charlotte Reef), Bãi Thám Hiểm (Investigator Shoal), Bãi Kiệu Ngựa (Ardasier Bank).
5. ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA MÀ ĐÀI LOAN ĐANG CHIẾM ĐÓNG: Duy nhất Đảo Ba Bình (Itu Aba Island).
(Xem các bản đồ sau để rõ thêm về vị trí và tình trạng quản lý/chiếm đóng các đảo/đá/bãi/cồn… thuộc quần đảo Trường Sa.
Lưu ý: Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) thì chỉ có đảo (island) mới được hưởng quy chế lãnh hải (12 hải lý). Còn các đá, bãi ngầm, cồn/rạn san hô… thì không được hưởng quy chế này.
Vì thế mà Trung Quốc đã và đang tích cực bồi đắp các đá, rạn san hô, bãi ngầm… mà họ đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo, mà theo họ là để phục vụ ngư dân, hậu cần nghề cá, tàu bè vào tránh trú bão… Nhưng thực chất là biến những thực thể này thành những căn cứ quân sự, rồi âm mưu dùng sức mạnh quân sự để áp đặt và sức mạnh kinh tế để mua chuộc các nước thừa nhận đây là các đảo, rồi tiến tới đòi hỏi quy chế lãnh hải cho các đảo nhân tạo này. Đây là âm mưu hiểm độc của Trung Quốc khiến các nước liên quan quan ngại, phản đối và lên án.
————————-
Đọc thêm:

Hoàng Sa, Trường Sa: Thực trạng đóng quân của các nước?

Tác giả: Hồng Chuyên (Infonet)

Nhiều người vẫn băn khoăn về thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện nay như thế nào?

TS Trần Công Trục trả lời:
1. Đối với quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiêm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Giơ ne vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ niềm Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.
  Hoàng Sa, Trường Sa: Thực trạng đóng quân của các nước? - Ảnh 1

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

2. Đối với quần đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160 đến 180 nghìn km2. Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong giới hạn từ 60 30’ vĩ Bắc đến 120 0’ vĩ Bắc và từ 1110 30’ đến 1170 30’ kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2 tiếp theo là các đảo Trường Sa hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km2.
Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt.
Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày.
  Hoàng Sa, Trường Sa: Thực trạng đóng quân của các nước? - Ảnh 2

Trường Sa Lớn, đảo thủ phủ huyện đảo Trường Sa, nơi Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền.

Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Có thể chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh , Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.
Ngoài ra, còn một số đảo bị các bên chiếm đóng bất hợp pháp gồm:
a. Phía Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.
Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.
Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 9 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô.
b. Philippines: bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.
Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.
c. Malaysia: mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Công hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Công hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.
d. Brunei : Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
————

16 tháng 5, 2015

Sơn Đoòng thực sự đẹp và quyến rũ như thế nào



Tác giả: Hải Sâm (Ảnh do Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng cung cấp
————
Sơn Đoòng và hang Én (Quảng Bình) là hai hang động đại diện cho những gì ưu tú nhất, đẳng cấp, lộng lẫy, to lớn và kì vĩ nhất nên đã được các nhà làm phim của hãng ABC giới thiệu trong chương trình Good Morning America. Vậy, Sơn Đoòng thật sự đẹp và quyến rũ như thế nào?

Cả hai hang động này có mối liên hệ với nhau về dòng thoát nước, thạch nhũ khổng lồ. Trong đó, Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, còn hang Én là hang động lớn thứ ba thế giới, có cửa hang như một chiếc buồm khổng lồ.
sơn ddooong, quảng bình 








Ánh sáng chiếu từ bên ngoài vào hang tuyệt đẹp sơn ddooong, quảng bình
Những hồ nước nhỏ trong hang
sơn ddooong, quảng bình
Kiệt tác của thiên nhiên
sơn ddooong, quảng bình
Thám hiểm Sơn Đoòng
sơn ddooong, quảng bình
sơn ddooong, quảng bình
 Những khối thạch nhũ đẹp lộng lẫy
sơn ddooong, quảng bình
sơn ddooong, quảng bình
Một số nhà khoa học chứng minh, tuổi của những khối thạch nhũ có thể lên tới 400 triệu tuổi
sơn ddooong, quảng bình
Bãi cát mịn trong hang
sơn ddooong, quảng bình
Một nhà thám hiểm ở Sơn Đoòng
sơn ddooong, quảng bình
Dòng suối tuyệt đẹp trong hang
sơn ddooong, quảng bình
Hình ảnh hang Sơn Đoòng trong phóng sự của đài ABC (Nguồn: ABC News)
sơn ddooong, quảng bình
Vẻ đẹp khiến nhiều người kinh ngạc (Ảnh: Carsten Peter/ TTO)

12 tháng 5, 2015

Việt Nam xưa đẹp lạ trong tranh họa sĩ Pháp

Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nhiều họa sĩ Pháp đã tìm tới Việt Nam như một điểm đến khơi nguồn cảm hứng hội họa. Ở thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp đất nước - con người - văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:

Tranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.


Bức tranh khắc họa phụ nữ Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, do họa sĩ Joseph Inguimberty thực hiện.

Hai bức tranh tách biệt ở trên đã từng được Joseph Inguimberty đưa vào thành một bức sơn dầu khổ lớn, đặt tên là “Gia đình bên bờ ao”.


Bức tranh sơn dầu “Phụ nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.

Bức “Những người phụ nữ gặp mặt”.

Bức “Họp mặt”.

Bức “Đất và người miền Bắc”.

Bức “Người phụ nữ nằm võng”.

Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.

Bức “Đi chợ”.

Bức “Ngôi chùa”.

Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.

Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.

Joseph Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước - con người Việt Nam.

Joseph Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty, người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.

Joseph Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.

Tại Pháp, Joseph Inguimberty đã từng theo học mỹ thuật và kiến trúc tại trường Nghệ thuật - Thiết kế Quốc gia Pháp (Paris). Inguimberty đã từng giành được một số giải thưởng hội họa ở Pháp trước khi tới Việt Nam hồi năm 1925 và được mời làm trưởng khoa Hội họa ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Có lẽ đóng góp lớn nhất của Inguimberty đối với mỹ thuật Việt Nam chính là việc ông đã cùng với các học trò của mình thử nghiệm ở dòng tranh sơn mài - dòng tranh đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của hội họa Việt Nam đối với hội họa thế giới.


Trên đây là một bức tranh sơn mài hai mặt được tạo thành từ 6 tấm gỗ ghép, một mặt khắc họa đoàn rước trong cung đình Huế và một mặt khắc họa cảnh quan mùa xuân. Tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Bức tranh đã từng được đem bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 1.100.000 đô la Hồng Kông (3 tỉ đồng). Bức tranh chỉ đề là tác phẩm của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vì vậy, có thể hiểu đây là một tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện. Kích thước của tác phẩm này là 180x300cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938-1940.

Ngay khi đặt chân đến Việt Nam năm 1925, Inguimberty đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp và chất lượng của những món đồ mỹ nghệ sơn mài của Việt Nam, trong 20 năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Inguimberty đã cùng đồng hành với nhiều thế hệ học trò để sáng tạo và phát triển một trường phái tranh sơn mài của Việt Nam.

Những họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân đều đã từng học về nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong ngôi trường này. Tác phẩm trên đây là một ví dụ độc đáo về những kỹ thuật cao tay, điêu luyện mà thầy trò nhà trường đã đạt tới.

Nếu mặt thứ nhất lấy nền màu đỏ thì mặt thứ hai lấy nền màu vàng. Bức này khắc họa một con phượng hoàng, bên cạnh nó còn có hai con sếu, bay giữa những bông hoa mai, hoa cúc, những cây tùng, cây trúc, trong phong cảnh mùa xuân. Đây vốn là những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt trong văn hóa Á Đông.

Sự đối lập giữa hai bức tranh ở hai mặt thể hiện nỗ lực đạt tới sự cân bằng, hài hòa. Tác phẩm có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thời kỳ thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng nhau nghiên cứu, thực hiện tranh sơn mài.

Bức sơn mài này cũng được thực hiện bởi thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi năm 1940. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chim phượng hoàng, bên cạnh đó còn có hình ảnh một vài con sếu trong quang cảnh mùa xuân.

Tác phẩm đã được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức 687.500 đô la Hồng Kông (1,9 tỉ đồng). Bức tranh được ghép thành từ 10 tấm gỗ với tổng kích thước 170x300cm.

Bức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp André Maire (1898-1984) thực hiện năm 1949.

Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp Gaston Roullet (1847-1925) thực hiện năm 1885.

Bức “Hải Phòng” do Gaston Roullet thực hiện đã được bán đấu giá với mức giá 56.250 đô la Hồng Kông (158 triệu đồng).

Bức tranh khắc họa quang cảnh Huế của Gaston Roullet, thực hiện hồi năm 1886. Tác phẩm đã được bán với giá 81.250 đô la Hồng Kông (228 triệu đồng).

Bức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện. Craste từng cộng tác với tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tại Huế.


Bức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người Pháp René Bassouls - một người rất yêu mến đất nước - con người Việt Nam, ông đã từng thực hiện nhiều bức tranh ghi lại những nét thẩm mỹ văn hóa độc đáo ở nơi đây. Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.

Bức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937), thực hiện vào khoảng năm 1924. Bức tranh đã được bán đấu giá với mức giá 150.000 đô la Hồng Kông (420 triệu đồng). Victor Tardieu chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Bức “Mẹ và con” của Victor Tardieu vẽ năm 1925, có giá 367.500 đô la Hồng Kông (1 tỉ đồng). Bức tranh được vẽ bằng than và phấn màu trên giấy.

Bích Ngọc (Dân trí)
[viet-nam-xua-dep-la-trong-tranh-hoa-si-phap].
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang