Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 9, 2011

Sự thật về Người Băng Ötzi


Xác chết được tìm thấy bị chôn vùi trong lớp băng sâu dưới thung lũng Otzi  
Người băng Oetzi, tên xác ướp của một người đàn ông sống vào khoảng năm 3300 TCN, được bảo quản tự nhiên rất tốt và tìm thấy năm 1991 tại một con sông băng ở Otztal Alps, gần biên giới giữa Áo và Italia. Xác ướp này có niên đại cổ xưa không thua kém xác ướp Ginger “Ai Cập”, và đã cung cấp một cái nhìn chưa từng có về người Châu Âu ở thời kỳ đồ đồng.
Kỳ nghỉ không yên tĩnh

Mùa hè năm 1991, nhân kỳ nghỉ thường lệ và muốn nhìn ngắm những ngọn đồi phủ tuyết trên dãy núi hùng vĩ Alps, đôi vợ chồng trẻ người Đức Helmut và Erika Simon đã điền tên điểm du lịch mới trong kỳ của mình là thị trấn Hauslabjoch – một vùng nằm gần biên giới giữa Áo và Italia.
Ngày 19/09, trong lúc đi dạo dọc theo dọc theo triền núi, Helmut rảo bước nhanh hơn người vợ và phát hiện một vật gì đó giống như thùng rác của một tay leo núi vô ý thức nào đó vừa bỏ lại. Mãi đến khi cuối người nhìn kỹ hơn, cả hai mới nhận ra mình đang tò mò xem một xác chết nằm úp mặt xuống lớp băng đang dần tang chảy.
Chuyện các nhà leo núi mạo hiểm trèo lên những ngọn núi hiểm trở rồi bỏ mạng và bị chôn vùi dưới lớp băng tuyết lạnh lẽo xảy ra khá thường xuyên ở dãy Alps, và có lẽ người này cũng nằm trong mấy trường hợp kém may mắn đó. Ông chồng Helmut Simon muốn chụp vài bức hình cái xác nhưng bà vợ lại cảm thấy sợ hãi mọi thứ liên quan đến người chết và chẳng muốn mang theo những xui xẻo ấy về nhà.
Đôi vợ chồng bỏ dở cuộc dạo chơi và trở về trong tâm trạng phân vân, liệu có nên báo cho chính quyền về xác người chết trong băng kia hay không? Một chuyến dạo chơi phơi phới hi vọng lại kết thúc bằng một phát hiện chẳng đem mang lại chút niềm hoan hỉ nào, mà ngược lại sẽ chuốc thêm phiền toái bởi những lần phỏng vấn của cảnh sát.

Phác họa lại hình ảnh người băng
Sau khi mất hàng giờ xuống núi, đôi chân rã rời, Helmut và Erika Simon dừng lại một tiệm cà phê ven đường để giải khát. Nốc cốc cà phê đắng nghét, Helmut Simon tỉnh táo trở lại và cả hai đi đến quyết định gọi đến đồn cảnh sát trình báo những gì mình vừa trông thấy.
Nhà chức trách ghi nhận thông tin và hứa ngày hôm sau sẽ đến hiện trường vì trời đã tối. Cũng giống như Simons họ tin đó là xác người hiện đại, bởi trong hồ sơ lưu trữ tại đại phương có ghi nhận, vào năm 1934 một người đàn ông và một phụ nữ đi tản bộ trong khu vực này đã mất tích nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy xác.
Lộ diện xác người cổ đại
Vì tin tưởng đây là xác người hiện đại nên việc thu nhặt “người băng” được tiến hành khá cẩu thả, ban đầu họ nhặt mộ cây gậy được tìm thấy gần đó (sau này mới biết được đó là cây cung) để nâng cái xác lên. Cũng như cố lôi kéo cái xác đang dính vào lớp bằng đá làm trôi tuột cả quần áo, sau đó thì đập nhỏ băng đá để lấy những miếng vải còn sót lại. Một cảnh sát khác khẩn trương hơn, dùng chiếc khoan với ý định phá lớp băng nhưng mũi khoan đã xuyên thủng một bên hông của “người băng”.
Sau khi tách được cái xác ra khỏi lớp băng đá, đội cứu hộ cột “người băng” vào một chiếc quan tài và trong lúc bất cẩn đã làm gãy cánh tay trái của ông ta. Đến khi một số thợ ảnh tiến hành chụp ảnh xác chết được quàng tại một nhà xác ở gần đó, một loại nấm đã bắt đầu mọc lan ra trên da.
Câu chuyện và những tấm hình về người đàn ông leo núi bị tai nạn đến tai một số học giả hiểu biết, họ tiến hành nhận dạng và cuối cùng chính quyền hai nước Ý và Áo đã bị sốc bởi thông tin, đây chính là xác người cổ đại sống cách đây chừng 3.000 năm TCN. Giới khoa học đã phát sốt trước sự kiện tìm thấy xác người cổ đại được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn.
Tại thời điểm chết, xác ướp Ötzi cao khoảng 160 cm (5’3″), từ 40 đến 53 tuổi theo ước tính hiện nay. Các phân tích phấn hoa, phấn ngũ cốc và các thành phần đồng vị của lớp men răng cho thấy hồi trẻ ông sống gần làng Feldthurns hiện nay, phía bắc Bolzano, nhưng sau đó chuyển tới sống ở các thung lũng cách khoảng 50 km về phía bắc. Phân tích do nhóm Franco Rollo tại Đại học Camerino tiến hành cho thấy mitochondrial DNA của Ötzi thuộc phân cụm K, nhưng không thể được phân loại vào bất kỳ nhánh nào trong ba nhánh hiện đại của phân cụm này.

Các phân tích những đồ còn trong ruột của Ötzi cho thấy ông đã ăn hai bữa (bữa ăn cuối cùng vào khoảng tám tiếng trước khi ông chết), một gồm thịt sơn dương và một gồm thịt nai đỏ, cả hai được ăn kèm với một số loại ngũ cốc cũng như một số rễ cây và hoa quả. Ngũ cốc trong cả hai bữa được xay kỹ thành bột cám, rất có thể là loại thức ăn tương tự bánh mì. Trong ruột cũng có một số hạt mận gai (giống quả mận nhưng nhỏ hơn của cây mận gai).
Phấn hoa trong bữa ăn đầu tiên cho thấy rằng nó là của một loại cây hình nón mọc ở độ cao trung bình, các loại phấn hoa khác thì chứng tỏ sự hiện diện của lúa mì và các loại rau, có thể đã được canh tác. Tương tự, các phấn hoa ngũ cốc của cây thiết mộc (chi Ostrya) cũng được tìm thấy. 
Các phấn hoa được bảo quản rất tốt thậm chí các nhân bên trong vẫn còn nguyên vẹn, cho thấy độ tươi của chúng ở thời điểm Ötzi chết. Những khám phá này cho thấy thời gian xảy ra sự kiện là vào mùa xuân. Khá thú vị là einkorn được thu hoạch vào cuối hè và mận gai vào mùa thu; vậy chúng phải được tích trữ từ năm trước.
Các phân tích đồng vị từ chất tạo keo tóc cho thấy hoặc Ötzi đã là một người ăn chay trong thời gian rất lâu (có lẽ không đúng, vì thành phần bữa ăn cuối của ông và quần áo), hay đã có được đa số protein cần thiết từ cá biển (cũng không chắc chắn, nếu xét theo nơi ở và theo phân tích men răng của ông).

Tái hiện lại khuôn mặt
Qua các thông tin tìm thấy xung quanh xác chết, các nhà khoa học xác định “người băng” chết cách đây khoảng 5,300 năm, vào thời đại đồ đồng. Cái chết của ông được xác định do bị bắn từ phía sau bằng một mũi tên ở một góc độ thấp, giống như bị phục kích trong lúc đang leo núi.


Phác họa cuộc đời của người băng Oetzi
Oetzi có 57 hình xăm, một số chúng nằm tại hay ở gần các điểm châm cứu và trùng khớp với các điểm hiện nay được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh mà có lẽ Oetzi mắc phải, như viêm khớp mãn tính. Người băng cũng bị mắc whipworm (Trichuris trichiura), một loại kí sinh ăn bám trong ruột. Một số nhà khoa học đã tìm thấy chứng cứ rằng, vị trí các hình xăm là được lựa chọn cho các lý do trị bệnh theo một hệ thống rất giống với châm cứu hiện đại

Các hình xăm
Trang phục của Oetzi, gồm một áo choàng không tay bằng cỏ bện và áo vest da và giày, tất cả đều khá tinh xảo. Đôi giày có tác dụng chống nước và rộng, có lẽ được thiết kế để đi trên tuyết; đế được làm bằng da gấu, da nai sống bên trên, và một lớp lưới bằng vỏ cây. Cỏ mềm được nhét quanh chân và bên trong giày tương tự như tất giữ ấm.
Quần áo và vật dụng của người băng
Các chuyên gia đã chế tạo thử một đôi giày tương tự và thấy rằng đôi giày tuyệt vời đó có tính ứng dụng cao để sản xuất thương mại. 

Đôi giày đi tuyết
Tuy nhiên, gần đây hơn, một nhà khảo cổ người Anh là Jacqui Wood nói rằng, đôi giày của Oetzi thực tế chỉ là phần bên trên của giày đi tuyết. Theo lý thuyết này, vật hiện được coi như một phần của một cái ba lô, trên thực tế là một khung gỗ và lưới của một đôi giày đi tuyết.
Các đồ vật khác được tìm thấy cùng người băng là một cái rìu đồng với một cái cán bằng gỗ thuỷ tùng, một con dao bằng đá lửa với một cái cán bằng gỗ tần bì, một ống tên chứa đầy các mũi tên với giáo bằng gỗ cây tú cầu và cây sơn thù du và mũi đá lửa, và một cái cung thuỷ tùng chưa làm xong còn cao hơn cả ông.

Đồ dùng của người băng

Trong những đồ vật của Oetzi có hai loài nấm polypore. Một loại (nấm bulô (birch fungus)) đã được biết là có các tính chất kháng khuẩn, và có lẽ được sử dụng cho mục đích y tế. Loại kia là nấm bùi nhùi với những phần có lẽ là một dụng cụ đánh lửa khá tinh vi. Bộ đồ này gồm những thành phần từ hơn mười hai loại cây khác nhau, cùng với đá lửa và quặng sun phít sắt (pyrite) để tạo ra tia lửa.
Nguyên nhân tử vong của Oetzi
Người băng chết do bị bắn từ phía sau lưng
Quét x-quang trục cho thấy Oetzi có lẽ đã bị một mũi tên bắn vào vai khi ông chết, gây ra một vết xước nhỏ trên áo khoác. Cán mũi tên đã được rút ra, rõ ràng là bởi một người cùng đi. Ông cũng bị những vết thâm tím và những vết cắt trên tay, cổ tay, và ngực. Phân tích DNA cho thấy những dấu vết máu từ bốn người khác trên đồ dùng của ông: một ở trên dao, hai trên cùng đầu mũi tên, vết thứ tư trên áo khoác.

Vị trí mũi tên gây ra cái chết

Trước khi có những chứng cứ cuối cùng này, các chuyên gia cho rằng Oetzi là nạn nhân của một cuộc hiến tế lễ nghi, có lẽ để trở thành một tù trưởng. Sự giải thích này có lẽ bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết từng được đưa ra trước đó đối với các thân thể ở trong các đầm lầy than bùn từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, như người Tollund và người Lindow.

Một trong những lý thuyết kỳ lạ nhất cho rằng trên thực tế ông là một người Ai Cập đã bị thiến theo nghi thức. Tuy nhiên, những kiểm tra về sau cho thấy dù bị teo lại bởi quá trình xác ướp hoá, thực tế Oetzi có một dương vật.
Chờ đợi giải mã AND người băng
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã cùng tiến hành giải mã AND của Oetzi, nhằm vẽ bản đồ di truyền xem gen người đã thay đổi như thế nào trong mấy ngàn năm qua.
Tiến sĩ Albert Zink, giám đốc Viện Iceman ở Bolzano, cho biết các thông tin về bộ gen của Oetzi có thể làm sáng tỏ về mặt di truyền của một số loại bệnh như cao huyết áp, tiểu đường và ung thư. Và ông cũng hy vọng sẽ tìm thấy “bà con họ hàng” của Oetzi, trong thời gian kỷ niệm 20 năm ngày phát hiện “người băng”.
Qua phân tích DNA ban đầu, tuy không tìm thấy dấu vết bộ gen tương tự của một số chủng tộc ở xung quanh, nhưng Tiến sĩ Albert Zink tin Oetzi sẽ mang đến cho khoa học rất nhiều thông tin lý thú.
Các thân thể đóng băng khác
Năm 2004, các thân thể đóng băng của ba binh sĩ người Áo -Hung bị giết trong Trận San Matteo (1918) được tìm thấy. Một cái được gửi tới bảo tàng với hy vọng nghiên cứu xem bằng cách nào môi trường đã gây ảnh hưởng tới việc giữ gìn xác từ đó giúp biết được về quá khứ và khuynh hướng phát triển tương lai của Ötzi.

Ở Bắc Mỹ, “người băng” đầu tiên được khám phá năm 1999 tại Sông băng Samuel, British Columbia. Xác chết này được đặt tên là Kwäday Dän Ts’ínchi (người được tìm thấy từ lâu; viết tắt: KDT) bởi First Nation tribes. Xác này không cổ bằng Ötzi, ông ta chết khoảng 550 năm trước.
"Lời nguyền của người băng"
Một số nhà báo đã lưu ý về cái chết của nhiều người liên quan tới việc khám phá xác ướp, gồm cả Helmut Simon là người tìm ra Ötzi, và tìm cách liên kết nó với một lời nguyền của người băng Ötzi — tương tự như điều được gắn với xác ướp của Tutankhamun.

Rất nhiều người đã bác bỏ giả thuyết trên khi chỉ ra rằng mọi người cuối cùng đều chết, và rằng những người leo núi rất thường gặp nguy hiểm và thường chết sớm vì các nguyên nhân tai nạn. Họ cũng lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu và khoa học đã làm việc rất gần gũi với thân thể Ötzi và vẫn không chết trong 14 năm qua kể từ khi tìm thấy xác ướp này. 

Tờ Guardian bình luận về cái gọi là lời nguyền giải thích; “Giống như tất cả các thuyết về lời nguyền, chết tự nhiên, tai nạn và không may mắn luôn được đưa vào chỉ một giả thuyết về điểm gở."

Gương mặt mới của xác ướp băng 5.300 tuổi

Kết hợp giữa khoa học hình sự và nghệ thuật, anh em người Hà Lan Adrie và Alfons Kennis đã tái tạo gương mặt cho xác ướp Otzi nổi tiếng có niên đại 5.300 tuổi.


Gương mặt mới của xác ướp Otzi được tái tạo với vẻ già nua và râu ria. Hiện, xác ướp đang được trưng bày tại bảo tàng khảo cổ Nam Tyrol ở Ý. Cái tên Otzi bắt nguồn từ nơi tìm thấy nó -rặng núi Otztal Apls gần biên giới Ý-Áo.

Xác ướp được tìm thấy vào năm 1991 bởi hai vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon khi họ đang leo núi. Otzi sống ở niên đại 3350-3100 (TCN), trước cả khi Stonehenge và Kim tự tháp Giza được xây dựng.


Câu hỏi lớn nhất mà khoa học từng quan tâm đó là gương mặt của người cổ đại Otzi thực sự trông như thế nào?

Anh em nhà Kennis đã tạo ra gương mặt của Otzi dựa trên hình ảnh 3D hộp sọ. Công việc của họ mất đến nửa năm.


Những nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng Otzi chết vì mất máu bởi vết thương của một mũi tên. Thi thể của Otzi đã được bảo toàn nhờ bị vùi trong băng giá của vùng.
Sau khi Otzi được phát hiện, các nhà nghiên cứu đã thu thập từng chút manh mối để nhận dạng. Xương Otzi cho thấy ông chết vào khoảng 46 tuổi - độ tuổi của người già ở thời đại đó. Ông dường như là kiểu người điển hình của thời đại đồ đồng với chiều cao 1,6m và nặng khoảng 50kg.



Xác ướp Otzi được giữ trong ngăn lạnh tại bảo tàng với điều kiện ẩm và lạnh như nơi tìm thấy Otzi. Một hệ thống làm lạnh độc đáo để xác ướp có thể được trưng bày.

Trước đây, người ta tin rằng địa điểm tìm thấy Otzi thuộc nước Áo nhưng thực sự lại nằm ở Nam Tyrol, Ý.

VQ tổng hợp

0 nhận xét:

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang