Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

31 tháng 3, 2015

THÔNG BÁO KHẨN

BĐH Nhóm TKN 71-78 Trân trọng thông báo
Tuấn (chồng bạn Liễu ở Chi Lăng) đã qua đời lúc 17h 30/3/2015
BĐH sẽ đi viếng tang lúc 14h hôm nay, 31/3/2015.
Bạn nào tham gia đi viếng xin đến nhà bạn Thùy, đúng 14h khởi hành.

30 tháng 3, 2015

Tổng kết Thu, Chi năm 2014


BÔ XÍT TÂY NGUYÊN – MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN ĐẾN THUA LỖ



Tô Văn Trường
Thời gian gần đây, khi Thủ tướng đến thăm Tây Nguyên các cơ quan chức năng đã báo cáo vẽ lên bức tranh tươi sáng hiệu quả của hai dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ kèm theo việc công ty Trần Hồng Quân tham gia xây dựng nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học phản bác lại luận điểm nói trên.
Hội thảo khoa học về dự án bô xit đã có kế hoạch tổ chức tại Lâm Đồng vào ngày 26/3 nhưng giờ chót có chỉ thị hủy bỏ đủ nói lên sự phức tạp và nhiều uẩn khúc phía sau của dự án nhạy cảm này. Mặt khác, các thông tin số liệu nhất là quyết toán năm 2014 của nhà máy Tân Rai vẫn được bảo mật!
Tuy nhiên, chỉ cần phân tích các thông tin số liệu đã có, đối chiếu với thực tế thấy rõ dự án bô xit Tây Nguyên, mọi con đường đều dẫn đến thua lỗ. Trong phạm vi bài báo này chưa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và môi trường xã hội của dự án.
Do sai lầm từ việc chọn nhà thầu Trung Quốc lúc đầu bỏ thầu giá rẻ (nhưng khi ký hợp đồng EPC lại giá khác) thiết kế nhà máy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lạc hậu tiêu hao lớn về quặng và năng lượng...
Theo tính toán của chuyên gia Nguyễn Thành Sơn về giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumina Tân Rai, năm 2013 lỗ 94 đô la/tấn (tổng số 16 triệu đô la), năm 2014 lỗ 87 đô la/tấn (tổng số 43 triệu đô la), năm 2015 lỗ 57 triệu đô la/tấn (tổng số 37 triệu đô la).
Người ta tìm mọi cách để cứu cho dự án Tân Rai và Nhân Cơ
Sắt cho sản xuất thép từ thiêu kết bùn đỏ là chuyện rất viển vông vì chỉ tồn tại được trong phòng thí nghiệm, quá đắt trong sản xuất ở quy mô kinh tế.
Giải pháp cho Công ty Trần Hồng Quân được hưởng nhiều ưu đãi để thực hiện dự án điện phân nhôm là nguy cơ nhiều rủi ro nhãn tiền.
Nhà nước phải bỏ vốn ngân sách khoảng 1200 tỷ đồng để chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy.
Khi nhà máy điện phân nhôm hoạt động sẽ thải ra một lượng lớn chất thải florua: các peflo-cacbon CxFy và hydroflorua dưới dạng khí thải; natri florua, nhôm florua và cryolite dư thừa dưới dạng phân tử. Nếu không được kiểm soát tốt thì hydroflorua  là chất rất độc hại cho thực vật quanh nhà máy. Các khí pefluo-cacbon là khí nhà kính có thời gian tồn tại lâu dài trong không khí.
Sản xuất nhôm tiêu hao rất nhiều điện năng. Giá nhôm hiện này trên thế giới khoảng US$1850-2150/tấn. Điện năng cho sản xuất 01 tấn nhôm khoảng 12.900 kWh. Nếu lấy giá bình quân EVN bán điện 7,5 cents/kWh, nhưng nếu phải bán cho dự án của ông Trần Hồng Quân chỉ có 5 cents thôi, thì ai phải bù lỗ? Chỉ tính riêng tiền điện phải bù lỗ 1 năm cho dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu đô la/năm, nếu đúng cam kết 10 năm, nhà nước phải bù lỗ khoảng 1,2 tỷ đô la (tính giá quy về hiện tại).
Đây là sự bất công trong xã hội và thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp 12 cents/kWh thì mỗi năm nhà nước phải bù lỗ cho Công ty Trần Hồng Quân gần 400 triệu đô la.
Ngẫm suy lời khuyên của khối SEV và nhiều chuyên gia quốc tế là Việt Nam hãy chờ khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở và làm chủ công nghệ tiên tiến mới tiến hành khai thác bô xit Tây Nguyên ngày càng chính xác.
Theo tôi được biết, Công ty Orbite Aluminae Inc. của Canada vừa đưa ra một giải pháp không những sản xuất ra alumina (nhôm oxit) mà không tạo ra bùn đỏ, còn có thể chiết tách được một số sản phẩm khác như các kim loại đất hiếm từ các khu vực chứa bùn đỏ hiện có. Đó là phương pháp Orbite Aluminae.
Theo đánh giá của Chủ tịch kiêm CEO Công ty Orbite Aluminae Inc., ông Richard Boudreault, phương pháp Bayer (chúng ta đang sử dụng ở Tây Nguyên) là một phương pháp không hiệu quả. Hệ thống thủy phân chỉ có thể thu được một nửa lượng alumin, phần alumin còn lại kết hợp cùng với sắt tạo thành hỗn hợp bùn đỏ. Khi đó, hầu như tất cả quặng sắt liên kết chặt chẽ với silic oxit. Như vậy, một lượng lớn kim loại bị tổn thất trong bùn đỏ. Trong khi đó, với phương pháp Orbite Aluminae, người ta có khả năng thu hồi hầu như toàn bộ những gì có trong quặng bauxite
Phương pháp Orbite Aluminae cũng là phương pháp thủy phân kim loại nhưng sử dụng axit thay cho chất kiềm. Loại axit được sử dụng là axit clohydric (HCl). Trong phương pháp Orbite Aluminae, axit được sử dụng để thủy phân quặng bô xit. Axit HCl có khả năng ăn mòn mọi thứ, kể cả bể chứa. Bởi vậy, người ta đã tiến hành phun một lớp lót thủy tinh lên thành các bể chứa (hay bể thủy phân). Đây là một công nghệ mới mà chỉ vài năm gần đây mới được ứng dụng. Lớp lót thủy tinh cho phép sử dụng axit mà không gây ảnh hưởng đến thiết bị.
Theo tính toán, với phương pháp Bayer chi phí sản xuất trung bình của ngành alumina 275 USD/tấn vào năm 2013 và 320 USD/tấn vào năm 2022. Với phương pháp Orbite Aluminae, chi phí sản xuất được ước tính vào khoảng 208 USD/tấn alumina, hiệu quả hơn nhiều.
Như vậy, với giá hiện hành, cộng thêm khoản thu từ việc bán các sản phẩm phụ, chỉ trong vòng một đến hai năm, bằng phương pháp này, Công ty sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Cũng theo ông Richard Boudreault, điều này không có nghĩa là Công ty bỏ qua nguồn thu từ phí đổ thải do các doanh nghiệp đổ thải bùn đỏ phải trả. Hiện các doanh nghiệp khai thác bô xit đang phải trả khoản chi phí này khá cao, từ 5 USD đến 50 USD/tấn bùn đỏ lưu giữ. Như vậy, phương pháp Orbite Aluminae sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác và chế biến bô xit tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể thông qua việc cắt giảm phí bảo vệ môi trường.
Với công nghệ, tư duy và quản lý hiện nay, dự án bô xít Tây nguyên còn thua lỗ dài lâu, hậu quả khó lường. Sau sự kiện chặt cây ở thủ đô Hà Nội, lấn sông Đồng Nai là hai vết nhơ khó rửa, người dân yêu cầu những người có trách nhiệm về dự án bô xit Tây Nguyên vượt lên chính mình, báo cáo trung thực với Thủ tướng và Nhà nước về các con số “biết nói” của dự án.
T.V.T.

Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc những ngày trong tuần.
Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?
 
Hai trong số những nền văn minh sớm nhất từng sử dụng lịch tuần có 7 ngày là người Babylon và người Do Thái. Tuy nhiên việc đặt tên các ngày trong tuần lại xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại với việc gắn mỗi ngày với tên của một vị thần.

Với hầu hết mọi người, Chủ nhật đã từng được coi là ngày của mặt trời từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập truyền lại ý tưởng về 7 ngày trong tuần cho người La Mã, những người cũng bắt đầu một tuần bằng ngày chủ nhật, còn gọi là dies solis. Khi dịch sang tiếng Đức cổ, nó có tên là sunnon-dagaz, và cuối cùng chuyển sang tiếng Anh trung cổ là sone(n)day.
 
Trong truyền thống Thiên chúa giáo, ngày đầu tuần trùng với cuốn đầu tiên của Kinh thánh - Genesis - khi một trong những điều đầu tiên Chúa làm là nói "hãy tỏa sáng, và ánh sáng xuất hiện". Tuy nhiên không phải nền văn minh nào cũng coi Chủ nhật là ngày đầu tuần, nổi bật chính là các hệ ngôn ngữ Slavic. Theo đó, Chủ nhật là ngày cuối tuần và không đặt theo tên thần mặt trời.
 
Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?
Hiện vật vòng đeo tay có từ thế kỷ 19 đang lưu giữ tại Bảo tàng nghệ thuật Walters với thiết kế là các vị thần La Mã tượng trưng cho các ngày trong tuần.
Ngày thứ Hai (Monday) được đặt theo tên Mặt trăng. Trong tiếng Latin, nó được gọi là dies lunae và chuyển thành Monandaeg (tiếng Anh cổ) và Monday trong tiếng Anh. Với hệ văn hóa Slavic, thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này đương nhiên được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia.
Ở Trung Quốc, thứ Hai (星期一, đọc: xīngqīyī) cũng có nghĩa là “ngày đầu tiên trong tuần”. Tên của ngày thứ Hai trong nhiều hệ ngôn ngữ, như Georgian, Syriac, Slavic… cũng đều có nghĩa là “ngày đầu tiên”.
Trong xã hội hiện đại, thứ Hai lại càng được mặc định là ngày đầu tiên trong tuần bởi rất dễ hiểu, thứ Hai chính là ngày mà người lớn sẽ quay trở lại làm việc và trẻ em sẽ quay trở lại trường học sau dịp cuối tuần nghỉ ngơi.
Thứ Ba luôn được dành cho vị thần chiến tranh. Ở Hi Lạp cổ đại, nó được gọi là Hemera Areos (ngày của Ares). Với người La Mã, đây là dies Martis và trong tiếng Anh cổ là Tiwesdaeg, theo tên thần chiến tranh của người Bắc Âu là Tiwaz (hay Tiw)
Ban đầu, thứ Tư là ngày của sứ giả của các vị thần, và ở Hi Lạp cổ đại, thứ Tư được gọi là Hemera Hermu (ngày của Hermes), sau đó là dies Mercurii. Khi chuyển sang hệ Anglo-Saxons, họ dành ngày này cho thần Odin, hay còn gọi là Woden.
 
Tại sao “Thứ Hai” là ngày đầu tuần?
Jupiter được dành tặng cho ngày thứ Năm, dies Jovis trong tiếng La Mã. Trong khi đó, ở Anh, ngày này dành cho thần Thor và được gọi là thurresdaeg, hay sau này là thur(e)sday.
Một trong những ngày được mong chờ nhất, thứ Sáu, là dành cho Aphrodite và Venus. Ở Bắc Âu và Anh cổ, Venus gắn liền với hình tượng Frigg, nữ thần thông thái. Trong tiếng Anh cổ, ngày này gọi là frigedaeg hay fridai trong thời Trung cổ.
Với nhiều nền văn hóa, thứ Bảy là ngày cuối cùng trong tuần. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là dies Satumi, sau này chuyển thành Saterday trong tiếng Anh trung cổ. Điều đáng chú ý là nhiều nền văn hóa coi thứ bảy, chứ không phải chủ nhật, là ngày nghỉ.
Phan Hạnh- Bích Ngọc
Theo Ifoundout

27 tháng 3, 2015

"Bán" sân bay Phú Quốc, xây sân bay Long Thành: Lãng phí!

* MAI ANH
(GDVN) - Theo TS Trần Đình Bá, từ thực trạng đìu hiu của sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Bài, Liên Khương... thì việc xây sân bay tầm cỡ như Long Thành sẽ là lãng phí lớn.
 
Bán sân bay Phú Quốc, ai chịu thiệt?
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin chấp thuận chủ trương thí điểm chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không Phú Quốc.
Cụ thể, trong văn bản trình Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải cho rằng một trong những hình thức kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không là hình thức chuyển nhượng quyền khai thác các sân bay. Hình thức này đã được nhiều nước trên thế giới triển khai nhưng chưa áp dụng tại Việt Nam.
Sân bay Phú Quốc (ảnh nguồn anninhtiente)
Theo đó Bộ Giao thông vận tải đã lựa chọn một số dự án có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm, trong đó ưu tiên cảng hàng không Phú Quốc do cảng này đã được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào khai thác, không có căn cứ quân sự và không hoạt động quân sự thường xuyên, quy mô không quá lớn, Phú Quốc có tiềm năng phát triển du lịch, tốc độ tăng trưởng cao...
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị việc chuyển nhượng khai thác cảng hàng không Phú Quốc sẽ theo hai hình thức: Nhượng quyền theo hợp đồng kinh doanh - quản lý (hợp đồng O&M) hoặc nhượng quyền theo hình thức chuyển đổi doanh nghiệp.
Nếu nhượng quyền theo hợp đồng O&M, Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư sẽ ký kết hợp đồng để kinh doanh công trình nhượng quyền trong một thời hạn nhất định. Còn nhượng quyền theo hình thức chuyển đổi doanh nghiệp thì sẽ chuyển đổi chủ sở hữu của chi nhánh Cảng hàng không Phú Quốc (đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - ACV) cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền.
Dù việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hình thức nào thì nguồn kinh phí thu được cũng sẽ được sử dụng để đầu tư vào dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. 
TS Trần Đình Bá (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đồng ý với chủ trương chuyển nhượng khai thác sân bay Phú Quốc để đầu tư hạ tầng hàng không, tuy nhiên việc dành kinh phí đầu tư cho dự án sân bay Long Thành – một dự án đang gây nhiều tranh cãi cũng tạo ra những tranh luận trái chiều trong giới chuyên gia về giao thông vận tải.
Chia sẻ đến báo Giáo Dục Việt Nam, TS Trần Đình Bá - Hội viên Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng: "Sân bay Phú Quốc là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được xây dựng mới hoàn toàn theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp, khởi công ngày 23/11/2008 với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỉ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư theo nhiều giai đoạn. Dự án khánh thành vào tháng 12/2012. 
Quy mô sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương. Đường băng hạ cất cánh dài 3.000 mét, rộng 45 mét. Sân đậu máy bay được xây dựng bằng kết cấu bê tông ximăng với 5 vị trí đậu máy bay Boeing hoặc có thể bố trí chỗ đậu cho 8 máy bay Airbus A321. Các hạng mục quan trọng khác như đài kiểm soát không lưu, nhà ga hành khách, phòng chờ… được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là tham vọng rất lớn của ngành hàng không mà cơ quan quản lý Nhà nước là Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn, đỡ đầu.
Tuy nhiên từ khi khánh thành năm 2012, sân bay Phú Quốc vắng vẻ đìu hiu, gây lãng phí lớn. Cho tới nay, với việc xây dựng sân bay Phú Quốc, dù là vốn vay nào thì nhà đầu tư cũng phải chịu trả lãi suất thì từ khi vay vốn xây dựng, từ khánh thành đến nay phải chịu thiệt hàng chục triệu USD, chưa nói chi phí quản lý bảo dưỡng vận hành. Như vậy có thể nói, dự án sân bay quốc tế Phú Quốc đã hoàn toàn thất bại theo dự án tiền khả thi, gây tác động xấu đến chiến lược tổng thể giao thông vận tải trong khi các công trình giao thông đường bộ, đường sắt đang thiếu vốn nghiêm trọng.     
Có thể xuất phát từ hiệu quả đầu tư không cao nên Bộ Giao thông Vận tải buộc phải bán sân bay Phú Quốc nhằm “chữa cháy” cho nhà đầu tư. Nhưng dù chuyển nhượng theo hình thức định giá hay đấu thầu gì đi chăng nữa thì việc nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc cũng chỉ là giải pháp tình thế mà phần lãng phí thiệt hại lớn vẫn thuộc về Nhà nước, từ tiền thuế đóng góp của nhân dân. Bởi ban đầu mục tiêu của dự án là 100% vốn đầu tư doanh nghiệp nhưng nay nhà nước phải gánh lấy trách nhiệm “lãnh nợ" cho doanh nghiệp, ôm lấy một đống tài sản nợ công phải trả.  
Xây sân bay Long Thành là lãng phí lớn
Đánh giá về việc Bộ Giao thông vận tải sẽ dùng nguồn tài chính từ nhượng quyền sân bay Phú Quốc để tạo kinh phí đầu tư vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành, TS Trần Đình Bá cho rằng, trên thực tế không chỉ sân bay Phú Quốc mà hội chứng lãng phí sân bay ở Việt Nam còn thể hiện ở sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Bài (Huế), Liên Khương (Đà Lạt)... .Những sân bay này đang khai thác không hiệu quả, nhiều ngày mới có một chuyến bay quốc tế nhưng Bộ Giao thông vận tải vẫn muốn xây một sân bay quốc tế tầm cỡ khu vực như Long Thành sẽ là sự lãng phí lớn và không cần thiết.
"Khi được đầu tư xây dựng, sân bay quốc tế Phú Quốc nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ giao thông vận tải và phục vụ phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng cho huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), là công trình đặc biệt về phòng thủ quốc gia, vì vậy nó không phải hàng hóa thương mại như bất động sản theo kiểu mua đất làm nhà rồi bán theo kiểu “tiền trao cháo múc” và không phải gặp ai cũng bán”, TS Bá nêu quan điểm.
Do đó, trước khi tính đến việc chuyển nhượng sân bay Phú Quốc, TS Trần Đình Bá cho rằng Bộ Gia thông vận tải cần phải "truy cứu trách nhiệm của nhà đầu tư trong thất bại của dự án sân bay Phú Quốc...Tôi nghĩ đây cũng là một dịp tốt để Bộ Giao thông vận tải đánh giá thẳng thắn về thực trạng của các sân bay để có quyết sách đúng, đảm bảo quyền lợi nhà nước và nhân dân”.

24 tháng 3, 2015

HÀ NỘI CHẶT CÂY TRĂM TUỔI ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lân đầu tiên tôi mới nghe nói quan niệm là đốn hạ 6700 cây xanh có đến hàng chục đến hơn 100 tuổi ở 200 đường phố Hà Nội, để trồng lại cây mới nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan giao thông, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, do lãnh đạo Hà Nội đưa ra. Nên tôi xin ghi lại hình ảnh để lưu lại một quan niệm mới mà thế giới chưa thấy ở đâu làm.
I. Những con đường Hà Nội rợp bóng cây xanh trăm tuổi trước khi bị chặt phá để tạo cảnh quang giao thông thông thoáng:
II. Người dân Hà Nội phản đối chặt cây xanh, nhưng UBND Hà Nội bảo người dân ủng hộ thay thế cây xanh, và không cần hỏi dân:














III. Cảnh chặt phá cây xanh trăm tuổi ở Hà Nội, mà không cần quan tâm đến ý kiến của dân và các nhà khoa học môi trường:



















IV: Và hàng cây mới lên ngôi:




V. Chặt cây để phá hủy lá phổi Hà Nội xong, người ta trồng lại cây non và treo tranh cổ động môi trường xanh:

VI. Người ký quyết định là ông tân phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng, cựu giám đốc sở giao thông vận tải Hà Nội. Ông Hùng mới được phong chức phó chủ tịch Hà Nội vào ngày 18/4/2014. Có lẽ, nôn nóng chạy đua vào ghế nóng và kiếm ngân lượng chạy đua nên ông đã ký quyết định bù lỗ này? 

Theo đề án cải tạo thay thế cây xanh của Sở Xây dựng trình TP, năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 200 tuyến phố, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồngNếu chặt hạ mà tốn 73 tỷ đồng thì tôi xung phong xin chặt hạ chỉ lấy gỗ thôi, không lây đồng nào





VII. Còn 1 năm nữa là lãnh đạo các tỉnh thành kể cả thủ đô có người sẽ về hưu sau đại hội lần thứ XII của đảng cầm quyền. Không biết sự kiện đâm vào lá phổi Hà Nội và sự kiện sẽ về hưu vào 2016 có liên quan gì với nhau theo kiểu tư duy nhiệm kỳ? 

Asia Clinic, 12h25' ngày thứ Sáu, 20/3/2015

LẤP SÔNG ĐỒNG NAI LÀ TOÀN THỊNH PHÁT TỰ LẤP MÌNH

Toàn cảnh sông Đồng Nai nhìn từ máy bay - Ảnh của Người Đưa Tin.

Dẫn nhập
Tôi sống ở Sài Gòn từ năm 1983 đến nay đã 32 năm. Từ đó đến cuối thập niên 1990 Sài Gòn không bao giờ bị ngập do thủy triều hay do mưa lớn. Sáu năm trước - năm 2009 - tôi viết bài: 300 năm xây và 30 năm phá là để cho chính quyền Sài Gòn thấy rằng, khi họ làm dự án khu đô thị phía Nam Sài Gòn, lấp đầm hồ, ao để xây khu đô thị Phú Mỹ Hưng, thì mới gây ra cảnh ngập lụt thành phố Sài Gòn. Mặc dù sau đó, Sài Gòn đã có cái dự án cấp thoát nước hàng chục ngàn tỷ của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nhưng vẫn ngập vào mùa mưa.
Quy luật cân bằng của tạo hóa là ở chỗ này. Cho nên, xưa ông bà ta khi xây một căn nhà thì đào ao lấy đất làm nhà, và ao làm nơi chăn nuôi, trồng trọt, chứ không ai đi lấp ao, đầm hồ để tạo ra đất bán ăn, để rồi thiếu nơi chứa nước, và hậu quả gọi là "biến đổi khí hậu" gây ra "triều cường" ngập lụt thành phố.
Cảnh hủy hoại môi trường, ngập lụt này bây giờ không chỉ ở Sài Gòn, mà còn ở hầu hết các thành phố trong cả nước. Hà Nội, Quy Nhơn, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, etc khi mùa mưa đến. Nó là hậu quả của bài toán kinh tế học theo Trung Hoa: Đổi quỹ  tài nguyên đất đai làm cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách giả tạo, thông qua đầu tư, và đầu cơ kinh doanh bất động sản.
Trong cơn khủng hoảng kinh tế nước nhà từ năm 2008 đến nay do bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp lâm vào nợ xấu, do kinh doanh ngoài ngành, như EVN, PVN, và các ngân hàng thương mại cổ phần đều khốn đốn. Nhưng Tòan Thịnh Phát lại nghĩ ra sáng kiến lấp sông Đồng Nai để xây khu đô thị ven sông phục vụ cho kinh doanh bất động sản có thể thành công hơn là xây dựng ở những nơi nằm trong đất liền, khó bán buôn.
Dự án của Tòan Thịnh Phát là một sai lầm cơ bản
Ảnh 1: Googloe Earth khu vực lấp sông Đồng Nai được đánh dấu(hãy click chuột vào hình để phóng t hình ra sẽ xem rõ hơn)
Hãy nhìn ảnh 1, chúng ta thấy những đặc điểm sau đây cho thấy dự án lấp đất ở khu vực được khoanh vòng tròn đỏ trên là một sai lầm về mặt khoa học. Nó sẽ gây hậu quả không tránh khỏi là, khu đất này sẽ bị nước sông Đồng Nai thổi trôi chỉ trong vài mùa mưa lũ. Tại sao tôi chắc chắn thế? Ví:
Thứ nhất, thượng nguồn sông Đồng Nai ở phía hướng về hướng trước khi tạo ra ngả ba sông và doi đất Cù Lao Phố. Nước thượng nguồn sẽ đổ từ trên rồi đi qua khu vực lấp sông của Tòan Thịnh Phát, rồi mới đến chỗ chia làm ngả ba sông. Ngả ba này gồm một ngả có cây cầu Ghềnh rộng hơn, và một ngả có cầu Hiệp Hòa, hẹp hơn. Doi đất có cái mũi như hình tam giác nhô ra tại ngả ba là Cù Lao Phố.
Vị trí lấp đất để làm khu đô thị ven sông Đồng Nai của Tòan Thịnh Phát là vị trí lõm vào của dòng sông Đồng Nai bị uốn quanh trước khi đến ngả ba sông. (Xem thêm ảnh 2&3)
Ảnh 2 và 3: Phần lõm vào của khu vực lấp sông và nhánh sông đi qua cầu Hiệp Hòa ôm lấy Cù Lao Phố, sau đó hợp long với nhánh chính đổ ra biển(hãy click chuột vào hình để phóng t hình ra sẽ xem rõ hơn)
Thứ hai, không phải ngẫu nhiên sau hàng triệu năm mà sông lại có hình dáng của những khúc quanh. Sông luôn có những khúc quanh, là do bên lở bên bồi do địa hình đáy sông và lòng sông, mà nước chảy siết ở một bên, và lặng lờ ở một bên, khi nước lớn hay nước ròng.
Phần lõm, ông bà mình bảo là bên lở; phần lồi, của khúc quanh ông bà mình bảo là bên bồi đắp. Nước luôn chảy chảy siết ở phần lõm - bên lở. Và ngược lại, nước chảy lặng lờ, không có sóng đánh vào bờ ở bên bồi. Đó là do đáy sông nông ở bên bồi, và sâu ở bên lở. Nó là nguyên nhân để tạo ra những khúc quanh của dòng sông.
Sự hình thành những khúc quanh này không phải chỉ tùy thuộc vào đáy sông, dòng chảy và tác động thủy động lực học của dòng chảy, mà còn phụ thuộc vào cơ học đất của 2 bờ. Dĩ nhiên, bờ lở lúc nào cũng yếu hơn bờ bồi.
Khu đất mà, Tòan Thịnh Phát lấp sông là khu đất thuộc bên lở. Nó sẽ bị dòng sông xói mòn và tác động lực thủy động lực học mạnh nhất vào đây.
Nước chảy thì đá cũng mòn, nhưng nước lũ thì núi cũng bay. Thế thì khu đất mà Tòan Thịnh Phát lấp sông để tạo thành, không chóng thì chày cũng bị nước lũ sông Đồng Nai cuốn trôi.
Thứ ba, thượng nguồn sông Đồng Nai có đập thủy điện lớn nhất phía Nam - Đập thủy điện Trị An. Cứ mỗi mùa mưa đến, đập này xả lũ. Mặc dù đập này đã được Pháp khảo sát thiết kế từ thời Pháp thuộc rất an toàn trong việc điều hòa lượng nước hạ nguồn. Nhưng với tình trạng phá rừng, như vụ việc chính phủ phải hủy bỏ dự án đập thủy điện 6, 6A cũng của tỉnh Đồng Nai hồi cuối tháng 9 năm 2013, cho thấy sẽ thiếu rừng thượng nguồn giữ nước khi mùa mưa đến
Nhưng dù có không lở, không bồi thì liệu việc lấn sông nhân tạo của Toàn Thịnh Phát có đủ khả năng về mặt kỹ thuật, công nghệ để giữ được đất qua vài mùa mưa lũ của sông Đồng Nai không? Vì lòng sông Đồng Nai có từ khi khai sơn lập địa của trái đất, chứ không phải mới có hôm nay mà dễ dàng muốn là lấp.

Hậu quả nắn dòng này sẽ đẩy dòng chảy của nước thúc thẳng vào mũi Cù Lao Phố trong tương lai. Ở Cù Lao Phố đã từng có mộ phần, và giờ là miếu thờ của Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh - một tướng công đầu mở cõi làm ra miền Nam hơn 300 năm trước - là vùng đất của di tích quốc gia. Liệu nó sẽ ra sao?
Thế thì, liệu khu đất mà Tòan Thịnh Phát có đáng để dân chúng bỏ tiền ra mua mà sống yên ổn với những trận lũ lụt do sông Đồng Nai gây ra khi mùa mưa lũ đến?
Luận
Đất nước ta trong 25 năm năm cởi trói với chiến lược phát triển kinh tế của Trung Hoa: đổi tài nguyên, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm phát triển kinh tế, chỉ là một chiến lược kinh tế ăn xổi ở thì, không có tính bền vũng dài lâu. 
Bây giờ, tài nguyên đã cạn, môi trường đã hủy hoại, nhưng chặt cây trăm tuổi ở Hà Nội, khác nào tự đâm vào lá phổi của dân Hà Nội? Lại còn lấp sông để làm ra đất kinh doanh, thì khác nào tự hủy hoại nguồn nước nuôi sống cả 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn?
Tài nguyên to lớn nhất của một quốc gia là con người - như tôi đã từng viết đầu năm nay. Quốc gia nào có lãnh đạo biết nâng sức sáng tạo của con người đến tối ưu, thì đất nước ấy sẽ là cường quốc, dù ít dân hơn ta một nửa như Hàn Quốc. Còn quốc gia nào chỉ biết bán của để dành của tổ tiên thì mãi là một quốc gia chậm tiến, ngay cả Trung Hoa có đến 1,4 tỷ dân, tổng sản lượng kinh tế quốc dân thứ hai thế giới, nhưng ông Lý Khắc Cường phải công nhận hôm 16/3/2015 rằng, ''Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển theo mọi nghĩa của từ này."

Kết

Quyết định chặt cây vì tiền tài trợ của Hà Nội lên đến 73 tỷ đồng là một sai lầm cho thấy khả năng và tầm nhìn của lạnh đạo một thủ đô đất nước quá kém, nhưng chính họ đã phải dừng lại trước áp lực và sự hiểu biết của nhân dân.

Liệu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai có thấy được sai sót và kém tầm nhìn của mình trong việc cho phép dự án lấp sông bán đất của Tòan Thịnh Phát, và cho dừng dự án như lãnh đạo Hà Nội hay không?

Nếu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vì một lý do khó nói nào đó, vẫn chưa thấy sai sót, thì liệu thủ tướng chính phủ Việt Nam có quyết định ngưng dự án sai lầm, nguy hiểm này của Tòan Thịnh Phát và của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, như đã từng quyết định sáng suốt buộc phải dừng dự án thủy điện 6 và 6A trước đây cũng của tỉnh Đồng Nai gây ra không?

Tại sao không làm bờ kè dọc theo sông Đồng Nai và con đường Cách Mạng Tháng Tám dọc sông Đồng Nai như đại lộ Võ Văn Kiệt ở Sài Gòn, mà phải làm khu đô thị bằng cách lấp sông, mới gọi là tạo vẻ đẹp cảnh quang đô thị?

Asia Clinic, 15h15' Chúa Nhựt, 22/3/2015
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang