Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 8, 2014

PUTIN ĐANG KHƠI MÀO THẾ CHIẾN THỨ BA! - UKRAINE BÁO ĐỘNG ĐỎ!


NATO TIẾP TỤC ĐƯA NHIỀU CHIẾN ĐẤU CƠ VÀ QUÂN ĐỘI VÀO ĐÔNG ÂU 


NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở ĐÔNG ÂU như một sự răn đe đối đầu với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Sáu chiến đấu cơ CF-18 của Canada đã được gửi đến Romania vào đầu tháng 8. Đây như là một phần phô trương vũ lực đối đầu với động thái xâm lăng quân sự của Nga tại Ukraine.

Hôm nay, chính phủ Ukraine đã ra lệnh động viên toàn quốc và kêu gọi NATO trợ giúp quân sự. Tình trạng động viên khẩn cấp nầy đã được thông báo trên các phương tiện truyền thông của Ukraine. Các trường huấn luyện quân sự cấp tốc được thực hiện gần biên giới Poland.

Chỉ trong vòng một ngày hôm nay đã có hằng chục ngàn thanh niên tình nguyên gia nhập quân đội. Các trường đại học được thông báo là có thể tạm đóng cửa bất cứ lúc nào nếu tình trạng xâm lược của Nga leo thang.

Lính mới sẽ được học tập quân sự các khóa CẤP TỐC trong vòng 6 tuần và được nhanh chóng đưa ra chiến trường. Chính phủ Ukraine chính thức gửi yêu cầu NATO yểm trợ không chiến nếu chiến tranh xảy ra lớn rộng.

Một đợt các máy bay chiến đấu khác của Canada hiện nay đã được chuyển đến Lithuania để tuần tra trên bầu trời ở tuyến đầu sát không phận Nga.

Trung tá. Jonathan Nelles, phó chỉ huy và tham mưu trưởng các lực lượng đặc nhiệm cho biết là không khí chiến tranh dày đặt ở Romania, mọi người đang lo ngại một THẾ CHIẾN mới sắp xảy ra.

Việc triển khai trong sáu chiếc CF-18 và hàng trăm nhân viên quân sự đến Rumani vào tháng Tư là một phần của các biện pháp nhằm "bảo đảm" của NATO, đẩy mạnh sự hiện diện của mình tại Đông Âu trong bối cảnh các động thái quân sự của Nga đang leo thang.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết ông lo ngại rằng tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đưa quân vượt qua Ukraine. Ông cho biết là NATO sẽ giữ vững an ninh cho các quốc gia vùng Baltic, là thành viên của họ trong khối NATO.

"Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo trong điện Kremlin biết rất rõ rằng chúng tôi sẽ nỗ lực, quyết tâm để bảo vệ các đồng minh của chúng tôi chống lại bất kỳ hành động xâm lược nào", Rasmussen cho biết, thề rằng liên minh này sẽ tận dụng "tất cả các biện pháp" để bảo vệ quốc gia thành viên trong khối NATO. 

Nguyễn Thùy Trang

25 tháng 8, 2014

MỘT TUỔI GIÀ HẠNH PHÚC

http://youtu.be/fNS7ZYLB_To
Mãi đến nay nhóm “kỹ thuật” mới “dựng” xong cái đĩa bài nói chuyện của mình về “Một tuổi già hạnh phúc” ở Chùa Xá Lợi trong dịp Vu Lan vừa qua, vào ngày 8-8-2014 tức 13 tháng 7 âm lịch. Xin gởi đến bạn như đã hứa và nếu bạn có nhã hứng và kiên nhẫn thì thử nghe vậy!
Lúc này có tuổi rồi, thỉnh thoảng mình cũng thích đi chùa. Gần nhà có chùa Xá Lợi còn nhiều cây cao bóng cả, sáng sáng đế đó còn có… bắp, khoai, xôi, trà, café và được gặp nhiều bạn hữu để đàm đạo rất hay. Chùa có một Ban nghiên cứu Phật học do thầy Trụ trì phụ trách, mỗi tuần có một buổi học kinh sách, có tạp chí Từ Quang từ thời Cư sĩ Mai Thọ Truyền nay tiếp tục tục bản, lại có “Nhóm học Phật” mấy anh em cùng chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng Phật pháp vào đời sống hiện đại. Cách đây khá lâu, mình được mời nói chuyện về “Vận dụng kinh Kim Cang vào cuộc sống”, lần này, là “Một tuổi già hạnh phúc”. Dĩ nhiên, đây là dịp để mình học và áp dụng lời Phật dạy một cách sâu sắc hơn trong đời sống hàng ngày.
Vẫn như thường lệ, cách nói chuyện của mình dù ở đâu cũng là kiểu “tào lao chi địa” như bạn nói. Buổi này mình đã dẫn từ ông Khai Trí đến Trịnh Công Sơn, từ Sư bà Diệu Không đến Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Tuệ Tĩnh Thiền sư đến Trần Nhân Tông, và dĩ nhiên từ sinh y học đến tâm lý xã hội học và… Phật học.
Nhắc lại định nghĩa về sức khỏe của người gìa theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) : “Sức khỏe của người già là phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng tốt nhất về tâm thần (mental), xã hội (social) và thể chất (physical)”.
IMG_7969 

Bạn thấy đó, Phát triển và duy trì được sự sảng khoái (well-being) và hoạt động chức năng (function) , bởi đa số các hoạt động chức năng xài lâu quá đều rệu rả, phần lớn đã quá date, dễ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, lo âu, trầm cảm…nói khác đi là khó mà… hạnh phúc. Thể chất thì “ba cao một thấp” đã đành mà tâm thần thì tám vạn bốn ngàn phiền não! Cho nên đưa vấn đề “tâm thần” lên hàng đầu là hoàn toàn hợp lý.
KHỔ thì dĩ nhiên không thể có hạnh phúc. Con đường của Phật là con đường “Diệt Khổ”, con đường dẫn đến giải thoát: Khổ, Tâp, Diệt, Đạo.
Ở góc độ y sinh học, tâm lý xã hội học, thì những điều kiện để có một tuổi già hạnh phúc gồm:
 Có sức khỏe tương đối ;
 Tài chánh tự chủ;
 Nhà ở an toàn; an ninh, môi trường thuận lợi;
 Tự tại: sắp xếp cuộc sống riêng của mình,
 Duy trì các mối quan hệ gia đình/ bè bạn;
 Có ký ức tốt về tuổi thơ và tuổi thanh niên,
 Hoạt động phù hợp để thấy luôn hữu ích;
 Gần gũi với thiên nhiên;
 Hiểu luật vô thường/ Từ bi hỷ xả với mình!
Ta cũng có thể nhìn theo góc độ của Tháp NHU CẦU của MASLOW, theo đó:
a) Nhu cầu sinh học: gồm những vấn đề cơ bản của tồn tại như : Ăn, Ngủ, Thở, Tình dục… nếu thực hiện đúng thì thân sẽ An, mà thân an thì tâm lạc (physical well-being).
b) Nhu cầu an toàn: nhà ở an toàn, môi trường xã hội tốt đẹp, an ninh, bảo đảm về kinh tế, đời sống quân bình…
c) Nhu cầu xã hội (social well-being): các mối quan hệ xã hội trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng tốt đẹp…
d) Nhu cầu tự khẳng định: để luôn có được tôn trọng, đóng góp theo công sức cho xã hội, thấy mình sống có ích…
e) Nhu cầu tâm linh (mental well-being): hướng thượng, có một tôn giáo lành mạnh, tin tưởng ở sự sống thiện, nhân quả, nghiệp báo…
IMG_7972

Có thể nhìn ở góc độ “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức” ta cũng có thể hình dung gần giống với Tháp Nhu cầu của Maslow, và nếu có Chánh kiến để thấy Vô Thường/ Khổ/ Vô ngã/ Không/ Duyên sinh… thì đã có thể “độ nhất thiết khổ ách”!
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Phật dạy trong Kinh Đầy Đủ (Tăng Chi Bộ) 4 yếu tố xây dựng Hạnh phúc lâu bền (theo bản dịch của Thầy Thích Minh Châu: trích Tuyển Tập “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”)):
1) Đầy đủ Tháo Vát (thiện xảo/ chuyên nghiệp/ cần mẫn)
2) Đầy đủ Phòng Hộ (an toàn)
3) Bạn với Thiện (tín tâm, giới đức, bố thí, trí tuệ)
4) Sống thăng bằng / điều hòa
Thân mến,
BS Đỗ Hồng Ngọc

13 tháng 8, 2014

Phát biểu báo chí của TNS John McCain

Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014 

Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, tôi luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.

Chúng tôi đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Sang năm sẽ đánh dấu 20 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ giữa chúng ta. Đối với những người trong chúng ta đã góp phần trong tiến trình này, tiến triển mà chúng ta đạt được trong thời gian ấy là đáng ngạc nhiên. Cùng lúc, chúng tôi ghi nhận rằng chúng ta còn có thể làm thêm nhiều hơn biết bao như là những thành phần đối tác, và chúng ta cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng khi tiến vào năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh của những sự kiện đáng lo gần đây ở Biển Đông. Tóm lại, bây giờ là thời gian cho Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau thực hiện một bước nhảy vọt chiến lược lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn tất:
- Một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. 
- Trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. 
- Tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. 
- Chúng tôi cũng đã sẵn sàng để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình.

Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. 

Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.

Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao những tiến bộ gần đây Việt Nam đã thực hiện, bao gồm việc ký Công Ước Chống Tra Tấn và đăng ký sinh hoạt cho nhiều nơi thờ phượng.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại." Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ."

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân.


Trong thế kỷ cạnh tranh này, tất cả các nước phải đối mặt với cùng một câu hỏi: Điều gì khiến chúng ta khác biệt? Những gì chúng ta có để cống hiến? Tôi tin rằng Việt Nam có thể cống hiến một câu trả lời đầy uy lực - mẫu mực về một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ độc lập. Đó là một mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, bao gồm cả láng giềng của các bạn ở phương bắc, để phải tự hỏi: tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam hơn?


Trong gần hai thập kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được một mối quan hệ vững chãi dựa trên các mục tiêu chung và các lợi ích chung. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung - vì đó là quan hệ hữu nghị chặt chẽ nhất, vững mạnh nhất và lâu bền nhật mà hai quốc gia có thể có.
-----



Nguyên bản tiếng Anh:

Washington, D.C. ­– U.S. Senator John McCain (R-AZ) today delivered the following statement at a press conference in Hanoi, Vietnam:

“I am Senator John McCain, and it is always a pleasure to be back in Vietnam. I am joined by my colleague Senator Sheldon Whitehouse of Rhode Island.

“We have come to Hanoi at an important time: Next year is the 20th anniversary of the normalization of our relations. For those of us involved in that process, the progress we have made in this time has been astounding. At the same time, we recognize that we can do so much more together as partners, and that we need an ambitious agenda as we head into next year, especially in light of troubling recent events in the East Sea. In short, now is the time for Vietnam and the United States to take a giant strategic leap together. That is why we are here.

“For our part, the United States is ready to meet this challenge with new thinking and action. We are ready to conclude a high-standard Trans-Pacific Partnership, with Vietnam as a full partner. We are ready, in the context of TPP, to work with Vietnam to meet the criteria for U.S. recognition as a market economy. We are ready to increase our military cooperation and ship visits as much as Vietnam permits – not by establishing bases, which we do not seek, but through agreements for increased access, as we are concluding with other countries in the region. We are also ready to increase our security assistance to help Vietnam improve its maritime domain awareness and build its capacity to defend its sovereign rights.

“To that end, I believe the time has come for the United States to begin easing our lethal arms embargo on Vietnam. This will not, and should not, happen all at once. Rather, it should be limited at first to those defensive capabilities, such as coast guard and maritime systems, that are purely for external security.

“How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights. We appreciate the recent progress Vietnam has made, including signing the Convention Against Torture and registering more places of worship.

“At the same time, Vietnam's leaders acknowledge there is more to be done, for one reason above all: It is good for Vietnam – for its stability, prosperity, and success. As the Prime Minister said in his New Year's address, ‘Democracy is the inevitable trend in the development process of humankind.’ The Vietnamese regime, he said, ‘must be much better in terms of democracy, and the party must hold high the banner of democracy.’

“It is our hope that Vietnam will translate these remarkable words into bold actions, such as releasing prisoners of conscience, creating space for civil society, and ultimately by making it clear in law and policy that state power is limited and universal human rights – the freedom to speak, associate, worship, publish, and access information – are protected for all citizens.

“In this competitive century, all countries face the same question: What sets us apart? What do we have to offer? I believe Vietnam can offer a powerful answer – the example of a state that delivers on its peoples' rising expectations for democracy, good governance and rule of law, prosperity and social development, a clean environment, and the national strength to defend its independence. That is an example that would inspire others in this region, including your neighbors to the north, to ask: why can't we be more like Vietnam?

“Over nearly two decades, Vietnam and the United States have built a strong relationship based on common goals and shared interests. We hope in the years to come to be able to build a strategic partnership based on shared values as well – for that is the closest, strongest, and most enduring friendship two nations can have.”

Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20140810/nguyen-van-tuyen-bo-bao-chi-cua-tns-john-mccain-tai-ha-noi-ngay-080814#comment-125408

12 tháng 8, 2014

“Dạy con phẩm chất thành công”

Thứ Sáu, Tháng Tám 01st, 2014
Thư gởi bạn xa xôi (8/14)
Buổi nói chuyện với các vị phụ huynh trường Việt – Úc hôm rồi là do Hội quán Các bà mẹ mời, đề tài “Dạy con phẩm chất thành công”.
Đề tài này thì ai cũng biết cả rồi, dĩ nhiên là trên lý thuyết còn để thực hiện thì không dễ chút nào! Nào nghị lực, tự tin, nào tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, nào can đảm, nào trung thực, nào kỹ năng sống…! Và, trước hết, sức khỏe. Có lẽ vì thế mà họ mời một bác sĩ… nhi khoa.

Mình nói thành công là phải mang lại hạnh phúc, hạnh phúc cho mình và cho người. Nếu thành công đạt với “bất cứ giá nào” thì có khi nguy! Và quan trọng hơn, cần phát huy trên một nền tảng văn hóa bản địa, như chính trường Việt Úc đã nêu như một tiêu chí.
IMG_7864

Mình “cực lực phản đối” việc bây giờ nhiều trẻ con người Việt, ở giữa đất nước mình mà không biết nói tiếng Việt. Cha mẹ ông bà có vẻ tự hào về điều này mới lạ! Không chỉ vậy, tác phong của một số còn kênh kiệu, ta đây, coi khinh những bạn cùng lứa và khi gặp người lớn thì “Hi!” cái là xong. Về kỹ năng sống cũng vậy, đừng tưởng kỹ năng sống là những chuyện gì cao xa, chính những chuyện nấu cơm quét nhà rửa chén giặt đồ cũng là những “kỹ năng sống” cần thiết cho một đứa trẻ. Công việc nhà nhiều em không được động đến móng tay, mọi việc có mẹ có cha có người giúp việc lo hết! Trẻ chỉ còn mỗi việc chơi game và ăn  fastfood! Cho nên bây giờ có những em đi học ở nước ngoài, không biết làm gì hơn xin mẹ gởi cho mì gói!
Mình nhắc chuyện của Pearl Buck kể một bà mẹ nghèo nuôi con du học thành bác sĩ, lấy vợ đầm, khi vợ chồng về thăm mẹ chê mẹ dơ bẩn, đầy vẻ khinh khi… Dĩ nhiên cũng nhắc chuyện bà mẹ Mạnh Tử phải dời nhà ba lần, từ đó để thấy môi trường rất quan trọng với trẻ. Mình cũng kể chuyện Walter Mishe làm một thí nghiệm thưởng kẹo cho mấy trẻ 4 tuổi để đánh giá IQ và EQ ở trẻ, chứng tỏ rằng IQ cao là chưa đủ để thành công.

Khi nói về sức khỏe, mình nhắc một tâm hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. Không khỏe thì trẻ không thể học giỏi được. Ăn trước hết. Ăn đủ và ăn đúng. Tránh béo phì. Béo phì chẳng những gây nhiều bệnh mà còn khiến trẻ có mặc cảm với bạn bè, tội nghiệp lắm! Sau ăn là Ngủ. Trẻ phải ngủ đủ vì ở trẻ con kích thích tố tăng trưởng (Growth Hormone) hình thành trong giấc ngủ. Ngủ đủ, như sạc đầy pin, trẻ thông mình hơn, hoạt bát hơn. Bắt trẻ học như điên, học trường, học thêm, học kèm, học ngày học đêm thì dễ tẩu hỏa nhập ma. Ngày càng nhiều học sinh bị stress, bị trầm cảm, tự tử… Sau ăn, ngủ là chuyện vệ sinh cá nhân. Đứng quên chuyện bón, chuyện trĩ ở học sinh. Chọn trường cho con nhớ… tham quan cái toilet! Và cuối cùng, thể dục thể thao.
Chú ý phát triển tâm sinh lý khi trẻ lên 9 lên 10 vì thời nay trẻ dậy thì sớm, do khí hậu trái đất nóng lên, do thực phẩm… quá béo bổ tạo nhiều kích thích tố, do tác động internet, phim ảnh, truyện tranh… đầy sex!
IMG_7851
Phải dạy cho trẻ tính “tự học”, trước hết là phải “mê” đọc sách. Đọc sách tốt như có ông thầy, đọc nhiều sách thì có nhiều ông thầy, mau giỏi lắm! Một phụ huynh hỏi có cách nào giúp trẻ chịu đọc sách không trong thời buổi trẻ chỉ mê internet, TV, di động các thứ ? Thì trước hết người lớn phải làm gương, ông bà cha mẹ có đọc sách thì con cháu mới bắt chước. Rồi phải thường dẫn trẻ đi nhà sách; chịu khó kể chuyện hay trong sách; đọc sách cho bé nghe từ thuở lên ba; nhiều khi phải giấu sách, “cấm” đọc sách này sách nọ, thì trẻ vì tò mò sẽ lén đọc, rồi… mê! Mình kể chuyện hồi nhỏ vì bị cấm đọc mà mỗi lần đi mướn sách cho bà Cô mình đã vừa đi vừa đọc dọc đường hết trơn, nhờ vậy mà “ngốn” hết sách cả tiệm cho mướn sách đó! Sau này, mình cấm mấy đứa con đọc kiếm hiệp, giấu kỹ trong tủ nên tụi nhỏ lén đọc tuốt hết! Nhiều bậc cha mẹ khuyên con đọc sách về giáo dục giới tính vì không tiện nói và không biết cách nói thế nào thì trẻ cương quyết không chịu đọc. Nhưng thử mua vài cuốn như “Bỗng nhiên mà họ lớn” hay “Những câu hỏi của tuổi mới lớn”, “Khi người ta lớn”… của BS ĐHN (quảng cáo!) về đọc trước rồi làm bộ để quên đâu đó trên bàn, hoặc cấm trẻ không được… đụng tới, thế nào trẻ cũng lén đọc!  Ngoài ra, khi bé có người… yêu (bây giờ yêu sớm lắm!) ham đọc sách thì người yêu bảo gì nó cũng nghe. Mọi người cười sảng khoái vì chắc ai nấy cũng đều có kinh nghiệm! Một bà mẹ nói con bà 14 tuổi chỉ chịu đọc Tam Quốc Chí, Hán Sở tranh hùng, Thủy Hử… mà không đọc gì khác. Hỏi nó sao con không đọc mấy chuyện như… thì nó nói đó là chuyện con nít! Tốt, cứ để nó đọc theo sở thích, miễn không phải sách nhảm nhí.
Vậy đó, những buổi trò chuyện, giao lưu của mình toàn “tào lao” như vậy.
Vì bạn đã hỏi thăm thì phải “phúc trình” thôi!
Thân mến,
BS Đỗ Hồng Ngọc

8 tháng 8, 2014

MÙA VU LAN...

HƯƠNG THƠM VẠN ĐÓA HOA HỒNG KHÔNG BẰNG TÌNH MẸ MẶN NỒNG TRONG CON

5 tháng 8, 2014

Ảnh cực hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I

(Soha.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp

Khi thực dân Pháp thực hiện việc xâm lượt và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt đã bị bắt và chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi.

Tại cảng Lyon - Pháp, những binh lính người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc khắp các chiến trường, chiến đấu tại những nơi họ chưa hề biết tới
Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I)
Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận
Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres- Bỉ
Người Pháp dùng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres
Năm 1914 - 1918 tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi
Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu
Một hình ảnh rất thuần Việt
Ngày 20/4/1919, một người lính Việt tham gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ủng hộ cách mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng
Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ
Gửi thân nơi đất khách
Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc niệm trước đài kỷ niệm những người lính Việt Nam chết trong Chiến tranh thế giới thứ I

Trần Hữu Phúc - theo Trí Thức Trẻ
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang