Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

28 tháng 4, 2014

BC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
NHÓM BẠN HS THỦ KHOA NGHĨA NK: 71-78
LẦN IV (01/5/2013-30/4/2014)
@&?

Kính thưa:
Quý Thầy - Cô thưa các bạn.
Tôi xin thay mặt Ban Điều hành Nhóm Bạn báo cáo tình hình hoạt động của Nhóm trong năm vừa qua như sau:

- Trong năm vừa qua Ban Điều hành đã kết nối thêm được gần 20 bạn (Hương, Minh Thủy, Đường…).
- Thăm viếng quý Thầy cô (Thầy Trứ, cô Sương, cô Tiếm…).
- Thăm hỏi bạn hữu ốm đau, tai nạn.
- Viếng tang thân nhân bạn hữu.
- Về thu chi quỹ hoạt động:
         + Thu: 30.130.000đ (56 bạn đóng, trong đó có 01 bạn ở nước ngoài và bạn Hưng đóng góp thêm 5.7200.000đ mua quà).
         + Chi: 30.78.000đ (Tiệc họp mặt và 16 lượt thăm hỏi, viếng tang).
- Vận động đóng góp thăm hỏi, viếng tang 08 đợt tổng số tiền là: 24.450.000đ với 66 lượt bạn tham gia.

26 tháng 4, 2014

Những người bạn đáng nhớ trong đời



 
(Ảnh sưu tầm)
Mỗi ngày qua đi, bạn gặp rất nhiều bạn bè,đồng nghiệp, người thân. Nhưng có bao nhiêu trong số những người đó thực sự đáng nhớ?
  •  Khi gặp được người mà bạn thật sự yêu thương: Hãy nỗ lực giành lấy cơ hội trở thành một nửa của người ấy bởi vì nếu người ấy ra đi tất cả sẽ không còn kịp nữa.
  •  Khi gặp một người bạn có thể tin tưởng được: Cần giữ mối quan hệ tốt với người đó vì trong cuộc đời mỗi người, gặp được tri kỷ không phải là điều dễ dàng
  •  Khi gặp người đã từng giúp đỡ bạn: Nhớ tỏ thái độ cảm kích đối với người ấy vì họ đã mang lại sự thay đổi trong cuộc đời bạn.
  •  Khi gặp người đã từng yêu bạn: Hãy nở nụ cười cảm kích với họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.
  •  Khi gặp người từng không thích bạn: Nên cười xã giao vì họ đã làm bạn trở nên kiên cường hơn.
  •  Khi gặp người đã từng phản bội bạn: Nên nói chuyện với họ vì nếu như không phải họ, ngày hôm nay bạn sẽ không hiểu biết gì về thế giới này.
  •  Khi gặp người bạn đã từng yêu: Nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu, bạn chẳng đã từng mong muốn họ vui vẻ hạnh phúc đó sao?
  •  Khi gặp người đi qua vội vàng cuộc đời bạn: Cần cảm ơn vì họ đã đi qua cuộc đời này của bạn, bởi vì họ là một sắc màu trong cuộc sống phong phú và đa dạng của bạn.
  •  Khi gặp người đã từng hiểu lầm bạn: Hãy nhân thể giải quyết sự ngộ nhận đó, bởi vì bạn có thể chỉ có một cơ hội này để giải thích mà thôi.
  •  Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay (nếu có) bởi vì người ấy đã yêu bạn, vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.
Thời gian cứ trôi đi theo quy luật của nó. Chúng ta có thể thay đổi mọi thứ theo mong muốn của mình để cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng chắc chắn không ai có thể quay ngược thời gian để xóa đi những điều phiền muộn. Vì thế, hãy trân trọng những người xung quanh mình và sống hết mình ở từng khoảnh khắc. Cuộc sống chúng ta sẽ trọn vẹn hơn nếu ta biết nói lời cám ơn.
 (Nguồn: sưu tầm và hiệu chỉnh)

25 tháng 4, 2014

Tổng kết Thu Chi năm 2013

SỔ THEO DÕI THU CHI QUỸ HS THỦ KHOA NGHĨA NK 71-78
NĂM 2013
Ngày tháng Diễn giải Thu Chi Tồn
30/4/2013 Tồn quỹ đến 29/4/13 4,650,000    
  Các bạn đóng góp họp mặt 5,370,000    
  51 bạn nộp phí  16,300,000    
  Chi tiệc họp mặt   14,658,000  
  Mua 22 P quà tặng Thầy, Cô 30/4/13 (Bạn Hưng chi) 5,720,000 5,720,000  
         
Cộng: 32,040,000 20,378,000 11,662,000
09/5/2013 Mua đĩa, nhãn, bao + làm hình (Pano)   1,130,000  
11/5/2013 Viếng tang má 2 bạn Hưng   500,000  
12/5/2013 Viếng tang  ba vợ bạn Dư   300,000  
12/6/2013 Viếng tang má bạn Hiến   450,000  
14/7/2013 Thăm bạn SOROLE   500,000  
06/7/2013 Thanh Nga góp quỹ 500,000    
18/7/2013 Thăm ba bạn Ngân   500,000  
09/9/2013 Phượng Vĩ góp quỹ 1,000,000    
24/9/2013 Viếng tang má bạn Huệ (Trắng)   300,000  
03/10/2013 Thăm má bạn Anh Đào   300,000  
04/10/2013 Viếng tang  ba bạn Dương Ngọc Minh   300,000  
04/10/2013 Mua máy chụp hình   2,990,000  
21/11/2013 Thăm má bạn Mỹ Duyên   300,000  
25/11/2013 Thăm bạn Đường   200,000  
11/12/2013 Viếng tang ba bạn Ngọc Ánh   300,000  
22/12/2013 Ngọc An góp quỹ 500,000    
02/01/2014 Viếng tang má bạn Ngọc An   300,000  
20/02/2014 Đám giỗ Thủ Khoa Nghĩa   500,000  
17/3/2014 Linh nộp phí 240,000    
18/3/2014 Viếng tang má vợ bạn Kiên   300,000  
22/3/2014 Thăm thầy Trứ   500,000  
27/3/2014 Thăm bạn Mỹ Duyên   500,000  
07/4/2014 Hưng nộp phí 250,000    
19/4/2014 Kim Chi nộp phí 250,000    
19/4/2014 Chi phí liên lạc   230,000  
         
         
CỘNG: 34,780,000 30,778,000 4,002,000

24 tháng 4, 2014

"Hậu" Họp Trù bị 30/4/2014












Các bạn thông cảm vì chụp bằng phone nên không được đẹp!

23 tháng 4, 2014

Làm nông nghiệp kiểu Israel




Nội dung nổi bật:

- Lịch sử Israel ghi nhận cú nhảy vọt đầu tiên vào lĩnh vực Nông nghiệp ngay từ thời lập quốc. Trung tâm của cú nhảy vọt này là Nông trang (Kibbutz). Chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.

- Với dện tích phần lớn là sa mạc khô hạn, người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi.

- Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi. Đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỉ lệ đến 70% nước được tái chế.



Israel là quốc gia khởi nguồn từ trí tưởng tượng của những con người 2000 năm lưu vong, với hành trang không có gì ngoài những lời cầu nguyện và sự thiếu vắng quê hương. Cùng với sự ra đời của Nhà nước Israel, lời nguyện cầu vĩ đại đó được gieo vào vùng đất nhỏ bé: Đất đai cằn cỗi, láng giềng thù địch. Vốn liếng duy nhất mà họ sử dụng chính là con người.

Nông nghiệp = 95% khoa học + 5% lao động

Đã có nhiều cú nhảy vĩ đại trong quá trình xây dựng đất nước Israel, và cú nhảy vĩ đại đầu tiên tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp. Trung tâm là sự hình thành của Nông trang (Kibbutz).

Các nhà sử học đã gọi nông trang là "hoạt động công xã thành công nhất thế giới". Nông trang được hình thành từ các kibbutzim (kibbutztập hợp hoặc hợp tác, kibbutzim là số nhiều, còn kibbutznik là các thành viên). Các kibbutzim được tạo ra từ năm 1944 (4 năm trước khi lập quốc Israel) dưới dạng các khu định cư nông nghiệp, nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân.

Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.

Sự trỗi dậy của nông trang một phần là kết quả của những đột phá trong công nghệ và nông nghiệp do các nông trang và trường đại học ở Israel thực hiện. Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.


Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.

Khử mặn và tưới nhỏ giọt

Chuyện kể rằng, năm 1946, Haganah, lực lượng quân sự chính của nhà nước tiền Do Thái muốn thiết lập sự hiện diện của mình tại những điểm chiến lược ở khu vực nam sa mạc Negev, đã xây dựng nông trang Hatzerim cùng với 10 khu định cư nhỏ và biệt lập khác chỉ trong một đêm tháng 10.

Khi bình minh ló dạng, 5 người phụ nữ và 21 người đàn ông được phái đến xây dựng cộng đồng, họ đứng trên một ngọn đồi khô cằn và hoang dã.

Mất một năm sau nhóm người này mới xây dựng xong hệ thống đường ống có đường kính 6 inch (15,24 cm) dẫn nước từ khu vực cách đó 40 dặm. Trong cuộc chiến Độc lập năm 1948, nông trang Hatzerim bị tấn công và cắt đứt nguồn nước, đất bị nhiễm mặt và khó canh tác.

Thậm chí năm 1959 các thành viên nông trang này còn tranh cãi về chuyện đóng cửa Hatzerim để chuyển đến địa điểm khác có môi trường thân thiện hơn.

Cuối cùng họ quyết định ở lại. Bởi việc đất nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến Hatzerim mà còn tác động lên toàn bộ khu vực sa mạc Negev.

Hai năm sau, các thành viên Hatzerim đã thau rửa đất đai đến mức trồng trọt được.

Đến năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh mà ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu cho một đơn vị mà sau này trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

Công nghệ tưới nhỏ giọt (loại đầu tưới bù áp) sử dụng đường dẫn zig-zag giúp lưu lượng tại các đầu tưới đảm bảo được độ đồng đều. Công nghệ này của Israel giúp tiết kiệm 30-60% lượng nước tưới so với thông thường, nước và phân bón được chuyển đến bộ rễ tích cực, giúp cây hấp thụ tốt và hạn chế lãng phí phân bón và nước tưới.

Netafim hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên mà đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, cung cấp thiết bị cho 110 quốc gia trên thế giới, tại nhiều vùng khí hậu khác nhau.


Văn phòng Netafim ở Hatzerim

Nuôi cá trên sa mạc

Câu chuyện nông trang Mashabei Sadeh, cũng nằm trong sa mạc Segev còn đi xa hơn: Tìm cách tái chế nước không chỉ một lần mà còn những 2 lần.

Họ đã đào giếng sâu gần nửa dặm - bằng chiều dài 10 sân bóng đá - và phát hiện nguồn nước vừa ấm vừa mặn. Điều này nghe có vẻ rất tệ cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ một giáo sư Đại học Ben-Gurion tại Negev: Vị này nhận ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm.

Các nông trang bắt đầu bơm nước nóng 37 độ vào trong bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại. Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá lại là nguồn phân bón hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây ăn quả được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngầm. Nhờ vậy nước được tái chế những 2 lần thay vì sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.


Nông trang Mashabei Sadeh.

Một thế kỷ trước, Israel đã được nhà văn Mark Twain và nhiều du khách miêu tả là vùng đất đa phần cằn cỗi. Thực vậy, 95% diện tích của đất nước này bị xếp vào nhóm bán khô hạn, khô hạn hoặc rất khô hạn.

Ngày nay, Israel đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, với hơn 70% lượng nước được tái chế, tỉ lệ gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.

Hướng tiếp cận vấn đề của Israel

"Thật không đơn giản khi phải thuyết phục mọi người rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm có ý nghĩa", nhà ngư học Appelbaum nói về chuyện nuôi cá trên sa mạc Negev. "Nhưng việc đập tan ý nghĩ đất đai cằn cỗi đồng nghĩa với vô dụng là rất quan trọng".

Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du khách sẽ ngạc nhiên, nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng trồng, rừng cây được trồng lên khắp nước.

Nhờ chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời Hatzerim, sa mạc Negev, vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nằm giữa Jerusalem và Tel Aviv, đã đẩy lùi tiến trình xâm thực của sa mạc, vùng đất phía bắc phủ đầy các cánh rừng và cánh đồng nông nghiệp do con người trồng. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi.

Giáo sư ĐH Harvard Ricardo Hausmann nhận xét, mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn chế, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel là thiên hướng tiếp nhận các vấn đề như sự thiếu nước và biến chúng thành tài sản, thậm chí dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn.

(Nhiều nội dung trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp).

Kỳ Anh

21 tháng 4, 2014

Một Điều… Mỗi ngày…




1. Có một thứ gắn với ta suốt đời là Bản Thân
2. Một thứ nên sử dụng khôn ngoan là Thời gian
3. Có một điều quý giá phải tự giữ là Sức Khỏe
4. Chỉ một thứ thuốc công hiệu là Luyện Rèn
5. Hãy tìm một thứ thay mọi chìa khóa là Trí Tuệ
6. Một thứ không để nguội tắt là Tinh Thần
7. Chỉ cần đi qua một cánh cửa là Khai Tâm
8. Hãy tìm được một điều trên đường đi là Đức Tin
9. Chỉ cần theo một chỉ dẫn là Thiện Lành
10. Nên nhớ làm một nghề tinh thông Hữu ích
11. Nên cùng một thứ hàng ngày là Lao Động
12. Nên mang theo một điều là Cố Gắng
13. Cần một chiếc gương để soi là Khách Quan
14. Một đức tính như cứu cánh là Phản Tỉnh
15. Một điều luôn còn có thể là Cơ Hội
16. Hãy bớt được một thứ mỗi ngày là Độc Tụ
17. Một việc khó nên duy trì là Điều Tốt
18. Không đánh đổi một thứ là điều Trời Ban
19. Một điều luôn cần bảo vệ là Lẽ Phải
20. Một điều phải hợp sức xua đuổi là Tà Ác
21. Chỉ nên để dành một thứ là Phúc Đức
GNA xin thêm vào 10 điều không nên làm trong 10 ngày còn lại của tháng:
22. Không gian dối với mình hay với người
23. Không hại mình hay người vì ngu dốt
24. Không tham lam những gì không tạo ra từ công sức của mình
25. Không ghen tị với thành công của người khác
26. Không bỏ cuộc khi chưa làm xong
27. Không sợ hãi với những thay đổi
28. Không tuân lệnh mù quáng nếu trái với luân lý đạo đức
29. Không làm tổn hại thiên nhiên môi trường
30. Không sống trong một quá khứ đã rửa mục…
Và trong những tháng có 31 ngày:
“Đừng nghe những gì chúng nói…”
Ts. Nguyễn Tất Thịnh
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang