Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

25 tháng 9, 2011

Lời nguyền của xác chết

Năm 1991, trên vùng núi cao Otztal Alps ở khu vực biên giới giữa Áo và Italia, người ta đã phát hiện ra thi thể một người chết từ khoảng 5.300 năm về trước.

Dãy núi Alps, biên giới của nước Áo và Italy.

Xác chết được tìm thấy bị chôn vùi trong lớp băng sâu dưới thung lũng Otzi

Do bị đông cứng trong lớp băng sâu, nên cái xác này được bảo quản rất tốt. Bên cạnh xác ướp này, người ta còn tìm được một chiếc rìu đá, con dao và ống đựng các mũi tên.
Tên của xác ướp được các nhà khảo cổ đặt theo tên của thung lũng nơi nó được tìm thấy: Otzi. Người ta vẫn quen gọi là "Người băng Otzi".
Người băng Ötzi (cũng được đánh vần là Oetzi), Người băng Đức, và The Similaun Mummy là các tên hiệu hiện đại đặt cho một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN
Xác ướp này có niên đại cổ xưa không thua kém xác ướp Ginger "Ai Cập", và đã cung cấp một cái nhìn chưa từng có về người Châu Âu ở thời kỳ đồ đồng.
Người băng Otzi được xác định là một chiến binh và được xem là xác ướp cổ nhất được bảo quản tự nhiên ở châu Âu, là một trong những phát hiện quan trọng nhất của giới khảo cổ học thế giới trong những năm gần đây.
Ötzi được hai khách du lịch người Đức là Helmut và Erika Simon, tìm thấy ngày 19 tháng 9, 1991. Ban đầu người băng này được cho là một thi thể hiện đại, giống như nhiều thi thể khác từng được tìm thấy gần lúc ấy ở trong vùng.
Thi thể đó được chính quyền Áo đưa tới Innsbruck, nơi niên đại thực sự của nó đã được khám phá. Những cuộc khảo sát sau đó đã chỉ ra rằng thi thể đó đã nằm sâu vài mét bên trong lãnh thổ Italy.



Hiện nay, người ta đã xây dựng hẳn một bảo tàng cho Otzi tại thành phố Bolzano,phía Bắc Italy. Khách tham quan ngắm nhìn chiến binh thời tiền sử qua những chiếc lỗ trong một phòng đông lạnh.
Không giống những xác ướp khác, xác ướp Otzi dù đã được các nhà khoa học thực hiện hàng trăm nghiên cứu nhưng vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn bất thường.

Người băng Otzi. 


Từ đó cho đến nay người băng Otzi ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ nhờ vào sự bảo quản tuyệt vời của băng tuyết, mở ra nhiều hướng nghiên cứu về thời tiền sử của con người ở châu Âu mà Otzi càng trở nên nổi tiếng hơn bởi những bí ẩn mà nó mang theo bên mình.

Mặc dù xác ướp được xác định là có niên đại khoảng 5.300 năm, thế nhưng, trên xác ướp người ta lại thấy một mũi tên có niên đại 7.000 năm, một chiếc rìu thuộc niên đại 2.000 năm và một chiếc áo niên đại 8.000 năm. Điều này cho thấy, không lẽ người đàn ông này đã sử dụng tên và áo khoác của cụ tổ nhưng lại cầm rìu của… con cháu mình.



Từ đó, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, đây có thể là một phù thủy có khả năng đi xuyên thời gian nên ông ta mới có được những vật dụng của các thời đại khác nhau…
Và, đến cả nguyên nhân về cái chết của người băng cũng là bí ẩn. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể xác định được người đàn ông này chết là do bị giết hay gặp bão tuyết hoặc bị hiến tế…???

Xác ướp này được phát hiện bởi một cặp vợ chồng người Đức là Helmut và Erika Simon. Ban đầu, người ta nghĩ đây chỉ là một xác chết bình thường. Và tất cả bọn họ không biết rằng xác ướp có niên đại 5.300 năm.
Nhờ sự phát hiện này, vợ chồng Simon đã được thưởng 100 ngàn USD.

Thế nhưng một loạt những cái chết đáng ngờ bắt đầu xảy ra từ năm 1991, sau khi xác ướp Oetzi được chuyển tới một phòng thí nghiệm của thành phố Innsbruck.

Tại đó, xác ướp được chuyên gia giám định y khoa, giáo sư Rainer Henn, 64 tuổi, dẫn đầu đội nghiên cứu xác ướp, người đã tham gia quá trình khám nghiệm mổ xẻ để nghiên cứu người băng. 

Chẳng bao lâu, ông này bị chết trong một tai nạn xe hơi trên đường tới dự cuộc hội thảo khoa học về đề tài… xác ướp. Rainer Henn chết ngay lập tức sau vụ va chạm. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn.

Nạn nhân thứ 2 là nhà leo núi kinh nghiệm Kurt Fritz, người đã đưa giáo sư Henn tham quan các vị trí tìm ra người băng và lái chiếc trực thăng chở xác ướp tới Innsbruck.
Chỉ vài ngày sau cái chết đột ngột của Rainer Henn, một khối tuyết lở đã vùi chết Kurt Fritz khi ông này đưa đoàn nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm quanh vùng núi Alps, trong khi những người khác đều được thoát nạn.

Những đồn đại về lời nguyền của xác ướp Otzi lại bắt đầu được nói đến nhiều hơn vào năm 2004.

Mùa hè năm đó đã ghi nhận cái chết của Rainer Hoelzl, người đã đưa những tư liệu về người băng lên màn ảnh và công bố chúng ra khắp thế giới. Ông bị chết vì một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng ngay sau khi bộ phim tư liệu của này được công chiếu vài tháng!

Sự kiện này khiến cho Simon, bạn của Rainer Hoelzl và cũng chính là người nhận được 100 ngàn USD vì đã tìm ra Otzi bắt đầu lo sợ. Sau khi chôn bạn mình, ông bắt đầu thường xuyên lặp đi lặp lại câu nói: “Linh hồn của Oetzi đã chọn tôi là người tiếp theo”.

Quả nhiên, Simon cũng qua đời ngay tháng 10/2004. Ông đã bị rơi xuống một khe nứt trong khi lang thang trên một con sông băng với hy vọng tìm thêm được một người đồng bào của Oetzi. Khi những người cứu hộ tìm được ông dưới những lớp băng tuyết, thi thể của Simon nằm giống hệt tư thế của xác ướp khi được phát hiện.

Người đứng đầu nhóm cứu hộ Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đã tìm ra chỗ Helmut Simon bị chôn vùi, là nạn nhân thứ 5. Chỉ vài giờ sau lễ an táng của Simon, Dieter chết do đau tim, dù cho thể trạng sức khỏe của ông rất tốt.

Tang lễ của Simon có sự tham gia của Giáo sư Konrad Spindler, 66 tuổi, người chỉ đạo việc nghiên cứu Oetzi tại Đại học Tổng hợp Innsbruck năm 1991

“Tôi là con người của khoa học” – vị giáo sư này giải thích cho các nhà báo, khi được đặt câu hỏi: liệu ông có tin vào lời nguyền của xác ướp?
“Tôi không bao giờ tin vào những chuyện mê tín như vậy. Chắc hẳn các anh lại hỏi tôi sẽ là người tiếp theo phải không?”.

Và ông quả thật là “người tiếp theo” khi đột ngột qua đời mà không rõ nguyên nhân vào tháng 4/2005.
Nạn nhân thứ bảy là Tiến sĩ Tom Loy. 63 tuổi, một nhà khảo cổ học, người đã phân tích những mẫu máu trên vũ khí và quần áo của người băng. 

Ông này chết khi đang thực hiện những nghiên cứu về người băng. 

Thật ra, số “nạn nhân” của Oetzi phải là 8 người, nếu tính cả trường hợp của Friedrich Tiefenbrunner. Vị giáo sư cũng tại Trường đại học Innsbruck đã chết trong một lần phẫu thuật tim vào tháng 1/2005. Ông là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của Spindler, và là người đã tìm ra phương pháp bảo vệ Oetzi khỏi nguy cơ tấn công của vi khuẩn và nấm mốc!

Từ sau 7 cái chết bí ẩn, ai cũng sợ rằng mình là nạn nhân tiếp theo. Tại địa điểm trưng bày người băng, có nhiều khách tham quan cứ nhìn vào người băng là ngất mà không phải do phòng trưng bày thiếu khí.

Một thời gian rất lâu sau khi phát hiện ra người băng, vẫn không ai lý giải nổi các câu hỏi về thân thế, cuộc đời của người băng cũng như chưa có một nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân dẫn đến cái chết của người băng.
Còn "lời nguyền" dẫn tới 7 cái chết kia có thật hay không, cũng không ai biết đích xác.

Hiện giờ, xác ướp nổi tiếng Oetzi đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng khảo cổ học South Tyrol (Bozen-Bolzano, Italia). Cho tới giờ, chưa có ai trong số khách tham quan bị chết. Dường như xác ướp này chỉ “trả thù” những nhà khoa học (?!).



Ví dụ như Tom Loy đã nổi danh nhờ việc đã xác định được nguyên nhân cái chết của người thợ săn thời xa xưa này, cũng như nơi ông ta đã ra đời – khu vực South Tyrol nằm ở biên giới giữa Italia và Áo hiện nay. Vị trí này nằm cách nơi phát hiện cái xác khoảng 60km.
Các nghiên cứu của nhà khoa học này cho thấy, khoảng 12 giờ trước khi chết, Oetzi đã nhóm một đống lửa để nướng thịt hươu, ăn cùng với ngũ cốc. Loy đã tìm thấy nhiều dấu máu của nhiều người khác nhau trên quần áo Oetzi, trên chiếc rìu, dao găm và cả những mũi tên. Rõ ràng là “người băng” này đã ẩu đả với ai đó. Ông ta đã rút tên bắn, nhưng cũng chết bởi một mũi tên khác bị bắn từ phía sau lưng. Kết quả chụp X-quang cho thấy, có một đầu mũi tên cắm đằng sau lưng Oetzi.

Một loạt cái chết có vẻ trùng hợp này đã là cơ sở hình thành rất nhiều giả thuyết khác nhau. Giả thuyết thứ nhất cho rằng Oetzi là một thầy phù thủy với bằng chứng là những vết xăm trên cơ thể ông ta. Nếu như tin vào một số nhà nghiên cứu, những đồ vật tìm thấy ở Oetzi có từ những thời đại khác nhau: mũi tên có từ 7.000 năm trước, chiếc rìu có niên đại là 2.000 năm, còn chiếc áo da xác ướp mặc thì được lột từ một loại dê chỉ sống tại Trung Quốc từ 5.000 năm trước.

Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng, Oetzi có khả năng siêu nhiên “du hành theo thời gian” để trả thù những kẻ đã đụng tới thi thể ông ta (!?). 
Còn một giả thuyết không kém phần kỳ quái: Oetzi trả thù con cháu của những kẻ đã sát hại mình, mà theo số phận đã khiến họ phải tiếp xúc với xác ướp của ông ta.

VQ Tổng hợp từ nhiều nguồn

0 nhận xét:

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang