Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

1 tháng 7, 2011

CẨN THẬN VỚI CÂY LƯỢC VÀNG

Nên thận trọng khi dùng cây lược vàng chữa bệnh!
Cây lược vàng được truyền tụng là chữa khỏi nhiều bệnh một cách thần kỳ, nhưng nghiên cứu bước đầu của Viện Dược liệu cho thấy nó không giúp kháng khuẩn, chống viêm, thậm chí còn có độc. 

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết thời gian qua có nhiều người dân liên lạc với viện để hỏi về lược vàng, loại cây đang được đồn thổi rất nhiều về khả năng chữa viêm đường hô hấp, tiết niệu và nhiều bệnh khác. Tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học của viện quyết định nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của nó, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn.

Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Có thông tin cho rằng, ở Nga, loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của nó. Tại Việt Nam , cây lược vàng cũng mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Với liều dùng tương đương với 50 gr dược liệu tươi cho mỗi kg thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong ba chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng chỉ có tác dụng chống Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chứng là azithromycin. 

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000 gr dược liệu tươi chomỗi kg thể trọng. Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống. 

Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Theo tiến sĩ Điệp, nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì. Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh

5 nhận xét:

Xuyennhac nói...Trả Lời

Người dân hiện nay hay có thói quen đồn thổi,truyền miệng cho nhau những cây cỏ hoa trái để trị bệnh,mà không biết và không cần biết đến tác dụng phụ,độc tính của nó !!!thật tai hại.

thanhnhan nói...Trả Lời

Ngọc Minh ơi! N ngâm mấy lít
rượu với lượt vàng hơn 2 năm rồi
mới uống nữa ly nhỏ mà đau bao tử
quá nên không dám uống luôn hi..hi..

VietQuoc nói...Trả Lời

Xuyên tâm liên thời nay đó, đi đâu cũng thấy nó cả. Nhưng kỳ thực, tôi không đố kỵ với nó bao giờ, ngay cả khi đọc xong bài này. Nghe thì có vẻ khoa học lắm, nhưng thực ra cũng chưa có kết luận gì rõ ràng. Vả lại, nhiều khi khoa học (Tây y) không thể lý giải được nhiều chuyện mà hay ra những kết luận vội vã.

Chuyện này làm tôi nhớ một thời "Niệu liệu pháp" trước kia. Đó là một trận bão trù dập nhân danh "khoa học" khi chưa kịp nghiên cứu sâu vấn đề.
Thực tế, tôi biết nhiều người áp dụng có kết quả rất tốt. Ít nhất là trong việc sát trùng các vết thương mưng mủ.
Lúc đó, việc vùi dập "Niệu liệu pháp" thật là một điều đáng tiếc của ngành y học!

VietQuoc nói...Trả Lời

Nói thêm về Niệu liệu pháp:
Ở xóm tôi khi đó có trên chục người dùng thử, trong đó có cả chính tôi.
Một điều rất ngạc nhiên, nước giải bạn đang vàng khè, sau khi dùng thư thì nó trở nên trong vắt. Chuyện này tôi cam đoan là sự thật.
Có mấy anh thợ hồ bị xây xát nhẹ, nhưng do hằng ngày tiếp xúc với xi măng nên vết thương không lành nổi và mưng mủ lâu ngày. Chỉ vài lần áp dụng NLP là vết thương có chuyển biến và lành sẹo rất nhanh.
Ai không tin, khi có vết thương cứ thử đi giải vào ngay chỗ đó sẽ thấy hiệu quả khó tin nổi của NLP trong riêng trường hợp này. Còn những trị liệu khác thì tôi chưa có kiểm chứng.

Nặc danh nói...Trả Lời

La nguoi dan chung toi khong biet ro thuc hu ve cay luoc vang. theo thong tin co tren mang thi cach day gan 2 nam da co cong trinh ve nghien cuu ve cay luoc vang nhung den hien nay chua co ket qua chinh thuc ve no phai chang cac nha khoa hoc chua thuc su chu tam bat tay vaoo nghien cuu cay luoc vang giup nhan dan hieu ro ve no

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang