Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

10 tháng 3, 2011

Theo học Havard có đáng không?


Mức chi tiêu bền vững của của một bác sỹ đa khoa sau 11 năm học hành thi cử cao hơn một anh thợ sửa ống nước học hết cấp 3 chỉ 423 đôla, tức 750.000 đồng/tháng.

like code
Người viết là GS kinh tế Laurence Kotlikoff của ĐH Boston.
Phần lớn mọi người đều cho rằng có học là có tiền và học càng cao kiếm được càng nhiều là chuyện đương nhiên.
Với các GS ĐH như tôi, ai cũng nghĩ vậy thì thật là thích, vì nhờ đó mà nhu cầu đối với dịch vụ của chúng tôi không những cao mà còn liên tục tăng trưởng.
Không may là thực tế chẳng được như vậy.

Một nghiên cứu gần đây của hai nhà kinh tế Stacy Dale và Alan Krueger cho thấy nhập học các trường ĐH-CĐ khác nhau không khiến thu nhập chênh lệch đáng là bao nếu đã tính tới khả năng nội tại của từng sinh viên.
Công trình của họ xác nhận các nghiên cứu khác khi phát hiện nhập học các trường top đầu không mang lại lợi ích về tài chính.
Thật vui nếu biết rằng thí sinh dự tuyển vào Havard có thể nhập học ĐH Boston (nơi tôi giảng dạy) cho nhàn, và giáo dục bậc cao “tốt hơn” không có nghĩa là kiếm được nhiều hơn. Nhưng trước hết, giáo dục bậc cao có tác dụng gì không không?
Câu trả lời quá rõ ràng. Trung bình, tiến sỹ kiếm nhiều hơn thạc sỹ, thạc sỹ lại kiếm nhiều hơn cử nhân và cử nhân lại kiếm nhiều hơn người chỉ có đến bằng cấp 3. Làm sao mà đi học lại chẳng giúp kiếm được nhiều hơn?
Đáp án là giáo dục không hề miễn phí.
Các chương trình bậc ĐH hàng đầu nay yêu cầu SV đóng 50.000 đôla/năm để ăn, ngủ và hy vọng là cũng có đến lớp. Nhưng đó mới chỉ là chi phí trực tiếp. Chi phí ẩn của giáo dục là thời gian dành để học thay vì để kiếm tiền.
Đi học là để kiếm tiền
Muốn biết đi học tốn kém thế nào thì phải tính hết các chi phí. Cũng phải tính tới cả thuế thu nhập đánh vào thu nhập hàng năm thay vì thu nhập cả đời.
Nếu tính cả đời, anh A cũng kiếm được nhiều như anh B, nhưng trong thời gian ngắn hơn, thu nhập hàng năm trong những năm làm việc của A sẽ cao hơn B. Nếu “rút gọn” thời gian kiếm tiền lại như vậy có khả năng sẽ khiến A rơi vào nhóm bị đánh thuế cao hơn.
Đóng bảo hiểm xã hội lại tính theo lũy thoái vì có trần thu nhập chịu thuế. “Dồn thu nhập” có thể khiến tổng đóng góp cả đời cho bảo hiểm xã hội thấp xuống nếu thu nhập hàng năm được đẩy lên trên mức trần 106.800 đôla hiện nay.
Công thức tính phúc lợi từ bảo hiểm xã hội chẳng đem lại lợi lộc gì nếu có đóng thuế sớm.
Điều này cũng có lợi cho những người chọn học tiếp, đi làm sau. Mặt khác, công thức trên lại không tính tới thu nhập vượt trần nên người học cao quá cũng có thể chịu thiệt.
Nhưng còn điều quan trọng nhất thì sao? Đi học có giúp kiếm tiền nhiều hơn không?
Chưa chắc. Ví dụ như có 4 người tài năng như nhau, cùng ở tuổi 18, lần lượt tên là Joe, Jill, Sue, and Matt. Joe không vào đại học mà quyết định làm thợ sửa ống nước.
Jill chọn nghề y. Cô theo học một trường đại học tư đắt giá trong 4 năm, rồi 4 năm nữa ở một trường y đắt đỏ, thực tập hai năm rồi nội trú một năm với thu nhập thấp và cuối cùng, 11 năm sau ngày tốt nghiệp THPT, Jill mới thực sự trở thành bác sỹ đa khoa.
Gõ đầu trẻ
Sue và Matt đều lấy bằng cử nhân sư phạm tại cùng trường ĐH đắt giá của Jill, nhưng Matt mất thêm hai năm lấy bằng thạc sỹ nữa.
Cả bốn người trên giả định đều định cư ở Ohio, sống độc thân và nghỉ hưu ở tuổi 62. Ở tuổi 50, thu nhập hàng năm của 4 người lên tới mức cao nhất.
Bác thợ sửa ống nước Joe kiếm được 71.685 đôla (tính theo thời giá hiện nay). Cô giáo Sue kiếm được 89.584 đôla. Thạc sỹ giáo dục Matt kiếm được 103.250 đôla. Bác sỹ Jill kiếm được 185.895 đôla.
Tất cả số liệu sử dụng trong phân tích này đều dựa trên dữ liệu thu nhập theo độ tuổi, bang và nghề nghiệp.
Khả năng kiếm tiền
Rút cục thì khả năng chi tiêu trong cả đời của ai cao hơn, giả định Sue, Matt và Jill đều phải vay tiền với lãi suất phổ biến hiện nay để chi trả học phí và sinh hoạt phí khi đi học?
Để trả lời câu hỏi này, tôi sử dụng phần mềm kế hoạch tài chính ESPlanner của công ty mình.
Trong vòng 2s, chương trình trên tính ra mức chi tiêu bề vững của bốn người trên, có tính tới chi phí giáo dục, thu nhập tương lai, thuế thu nhập hàng năm ở cấp bang và liên bang, đóng góp bảo hiểm xã hội hàng năm, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội và phí chương trình chăm sóc ý tế Medicare Part B.
Bác sỹ Jill có mức sống cao nhất. Bà có thể chi tiêu 33.666 đôla/năm từ khi 19 đến lúc 100 tuổi. Con số này đã tính tới mọi loại thuế và Medicare Part B.
Cái gì? Chỉ có 33.666 thôi sao? Cách quá xa so với mức thu nhập cao nhất 185.895 đôla/năm của Jill.
Vâng, nhưng nên nhớ là Jill chỉ có khoảng 31 năm có thu nhập đáng kể để chi trả cho 81 năm sống trên đời. Và khi Jill làm việc, cô bị đánh thuế nặng.
Ví dụ như ở tuổi 50, Jill dành 36% thu nhập của mình cho các loại thuế thu nhập cấp bang và liên bang cùng đóng góp bảo hiểm xã hội.
Cuối cùng là Jill còn khoản nợ từ thời sinh viên và phải trả với lãi suất thực tế 5%, cao hơn nhiều so với 3% lãi suất mà cô chắc chắn có được từ tiền tiết kiệm của mình.
Học nhiều thà đi làm thợ sửa ống nước còn hơn
Với Jill, cay đắng hơn là mức chi tiêu bền vững của anh thợ sửa ống nước Joe cũng cao chẳng kém, 33.243 đôla. Từng ấy năm vất vả học hành thi cử, vất vả sớm hôm và Jill chỉ tiêu được nhiều hơn một anh thợ sửa ống nước có 423 đôla.
Thế còn cô giáo Sue thì sao? Sue có khả năng chi tiêu chỉ 27.608 đôla, thấp hơn Joe nhiều.
Vậy Thạc sỹ Matt? Khả năng chi tiêu của anh thậm chí còn thấp hơn Sue với 26.503 đôla. Tiếc là Matt không ngồi tính toán một chút trước khi nộp đơn đi học thạc sỹ.
Ví dụ trên còn lâu mới bằng được một nghiên cứu thấu đáo về lợi nhuận thu được từ đầu tư đi đi học cao học. Nó cũng coi cao học thuần túy là một khoản đầu tư tài chính và lờ đi những lợi ích xã hội không tính toán được nhưng vô cùng to lớn.
Dù vậy, ví dụ trên vẫn là lời cảnh báo nghiêm túc tới bất kỳ ai định theo đuổi giáo dục bậc cao chỉ vì tiền. Nó cũng đặt ra một câu hỏi lớn đối với các chính sách coi giáo dục bậc cao là con đường chắc chắn dẫn tới thành công về mặt kinh tế.
Minh Tuấn
Theo Bloomberg

0 nhận xét:

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang