Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

24 tháng 5, 2011

Những ý nghĩ về sự sống và chết...


Trong cuộc đời sinh tử là chuyện hẳn nhiên không ai tránh khỏi.  Riêng về tử cũng có nhiều cách cảm nhận khác nhau chẳng hạn có người nói chết là hết nhưng cũng có người nói chết chưa hẳn là hết mà là "Cuộc hóa sinh chỉ đổi dạng thay hình" (thơ NXOO) v.v.  Cũng có quan điểm cho chết liền là tốt,
chết dây dưa bịnh tình là khổ.  Quan điểm nào đúng hay đó chỉ là cách cảm nhận của mổi người.



Sự mất mát nào cũng gây luyến tiếc từ hai phía.  Nói như vậy không chỉ riêng người ở lại đau buồn mà người đi cũng có những nổi niềm riêng.  Mất một người thân, người ở lại đau đớn tiếc thương to lớn tựa biển trời.  Nhưng người ra đi cũng buồn cũng tiếc vì có những việc chưa làm, những việc làm dang dở v.v.  Thật vậy, một trong những người thợ mỏ Chile bị kẹt 69 ngày ở độ sâu 625m trong lòng đất năm 2010 sau những ngày chờ đợi gần như tuyệt vọng cuối cùng khi được cứu lên anh như người trở về từ cỏi chết đã trả lời phỏng vấn: "ngoài yếu tố phải vĩnh viễn xa cách gia đình, anh cảm thấy hối tiếc một điều gì nhất nếu không có ngày hôm nay?"  anh ta trả lời "mổi sáng trước khi đi làm tôi đều hôn từ giả vợ con nhưng riêng sáng ngày bị kẹt tôi chỉ hôn vợ mà thôi vì tối hôm trước con tôi bị bịnh quấy nhiều nên tôi sợ hôn sẽ đánh thức con..."  anh cảm thấy hối tiếc vì đã không hôn con buổi sáng định mệnh đó nhưng cũng may là anh còn cơ hội trong khi có biết bao người khi ra đi là nghìn trùng xa cách và mãi mang theo những hoài bảo ước mơ.


Người ở lại sẽ ra sao nếu người đi - chợt đi.  Nếu anh thợ mỏ không được cứu hay cứu không kịp thời thì gia đình anh ta sẽ ra sao, có phải vợ anh sẽ phải vất vả hơn để kiếm đủ tiền trang trải cho gia đình, có phải vợ anh sẽ phải vừa làm cha vừa làm mẹ dạy dổ con cái, ... Nếu mọi giấy tờ đều do anh ta nắm giử mà anh ta không có di chúc thì vợ con chưa hẳn thừa hưởng được gia sản của anh trong đó không ngoại trừ bất động sản hay hiện kim hiện vật gửi ngân hàng... Nếu anh không trở lại thì làm sao anh có thể nói những lời âu yếm với vợ rằng "kỷ niệm ngày cưới của vợ chồng mình anh vẩn nhớ nên hôm đó khi còn kẹt dưới mỏ anh đã mài viên đá này dành tặng em!" 


Những người bị bịnh nan y được coi là có phúc vì họ biết trước được ngày đi.  Nói như vậy không có ý cho bịnh là tốt mà ở đây chỉ muốn nói "bịnh" như một sự báo trước để người bịnh cố hoàn thành những việc cần làm.  Ở một góc nhìn khác thì đây cũng như lời an ủi cho định mênh đã an bài.


Chết là hết hay chết là "Cuộc hóa sinh chỉ đổi dạng thay hình" chung quy cũng không còn hiện hữu.  Cảm nhận thế nào còn tùy quan điểm của mổi người.


TX 21/05/2011(N đăng dùm bạn TX)

5 nhận xét:

thanhnhan nói...Trả Lời

Chết và sống...đây là vấn đề nan giãi ...có cái chết thật thanh thản...nhẹ nhàng...và có cái chết vô cùng đau khổ...cho người ra đi và người còn lại...tùy theo cảm nhận của mỗi người ,mỗi gia đình khác nhau..nhưng có lẽ người ở lại đau khổ hơn nhiều...

Nặc danh nói...Trả Lời

Sống theo suy nghĩ của mỗi người là gì đó... Nhưng chết sẽ là sự chấm hết của người ra đi và để lại những gì chưa làm được hay đã làm hoàn tất hoặc chưa được trọn vẹn mà người ở lại đắn đo suy nghĩ để hoàn thiện tốt hơn vì đó là lý tưởng, là hoài bảo. Đồng thời xung sẽ là một vấn đề gì bất ổn mà người ở lại phải có trách nhiệm xử lý...
Cho nên trong cuộc sống chúng ta cần dung hòa tất cả.

dovietquoc nói...Trả Lời

Cảm ơn bạn TX có một bài viết rất hay!
Là kẻ phàm phu, chúng ta không thể tránh được những thiếu sót trong cách cư xử dù có chí tình với nhau đến mấy. Xin nhắc lại một ý của TCS: hãy đối đãi với nhau như lần sau cuối, vì biết đâu mai này sẽ chẳng còn cơ hội gặp lại nhau!

thanhnhan nói...Trả Lời

TN cảm ơn bạn nặc danh?bạn viết lời nhận xét rất hay,bạn có thể cho TN biết tên chứ ? và mình có thể kết bạn chứ...?rất mong trả lời của bạn ,một lần nữa cảm ơn bạn.

Nặc danh nói...Trả Lời

Chết là hết còn gì nuối tiếc ông ơi!

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang