Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

11 tháng 6, 2011

Các rủi ro của Việt Nam

trong vấn đề Biển Đông

Đảo Trường Sa lớn

Tác giả cho rằng Việt Nam cần cố giữ chủ quyền các đảo hiện còn nắm trong khi tiếp tục đàm phán, thương lượng.
Trước hết, chữ "rủi ro" ở đây hiểu theo nghĩa rộng, gồm có những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ, những khó khăn hiện tại, và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Trong chiến tranh Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc, một số sự kiện xảy ra cho thấy phía Hà Nội đã đặt mục tiêu tiêu diệt chính quyền Sài Gòn lên cao hơn mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và bởi vậy đã dẫn đến những quyết định kiểu “chấp nhận tạm thiệt thòi về chuyện chủ quyền, để có viện trợ”, mà ta có thể gọi là "đổi đất lấy viện trợ."

Khi Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận, kèm bản đồ có hình lưỡi bò trong đó, thì Hà Nội đã gửi công văn tán thành với tuyên bố của Trung Quốc.
Dù rằng về sau người ta có lý luận lại thế nào chăng nữa (ví dụ như: lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền kiểm soát của Sài Gòn chứ có phải của Hà Nội đâu, nên tuyên bố đó không có giá trị về các vấn đề liên quan Hoàng Sa & Trường Sa), thì trong con mắt của nhiều người (đặc biệt là đối với toàn bộ dân Trung Quốc), Hà Nội lúc đó đã công nhận Hoàng Sa & Trường Sa là thuộc Trung Quốc.
Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình
Có thể hiểu là thời đó, Hà Nội đã “tạm nhân nhượng” chuyện Hoàng Sa & Trường Sa để lấy lòng Trung Quốc, đổi lại lấy viện trợ phục vụ cho chiến tranh. Nên về sau, khi Hà Nội lên tiếng đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa, thì đối với Trung Quốc đó là một sự “lật lọng, ăn cháo đái bát”.
Tuy phía Việt Nam có nói thế nào chăng nữa, thì đối với phía Trung Quốc, việc tuyên truyền cho nhân dân của họ thấy sự “ăn cháo đái bát” của Việt Nam với bằng chứng là công văn của Việt Nam từ những năm 1960, là một việc quá dễ dàng.
Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh với Pháp và với Mỹ, Việt Nam vẫn được nhiều dân Pháp và dân Mỹ ủng hộ (phản đối việc quân đội họ đánh Việt Nam), thì trong việc tranh chấp ở Biển Đông, có lẽ Việt Nam không hề được một bộ phận nào của dân Trung Quốc ủng hộ.
Hoàng Sa – chuyện đã rồi
Hải quân Trung Quốc
Trung Quốc đã 'tận dụng' thời điểm chiến tranh giữa hai miền của VN và tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Vào năm 1974, thế của Việt Nam Cộng Hòa đã rất yếu, Mỹ đã rút quân, nên Trung Quốc đã tranh thủ đánh chiếm Hoàng Sa. Phía Hà Nội lúc đó cũng không phản đối được gì vì vẫn đang phải dồn sức cho chiến tranh với miền Nam.
Từ đó đến nay đã gần 40 năm Hoàng Sa thuộc sự chiếm đóng của Trung Quốc, trở thành “chuyện đã rồi”. Cũng như là Ba Lan mất đất cho Liên Xô, Đức mất đất cho Ba Lan, v.v... là những “chuyện đã rồi”, đòi lại vô cùng khó.
Đối với các đảo đã bị Trung Quốc chiếm ở Trường Sa cũng vậy, vô cùng khó đòi lại. Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.
Có một rủi ro khác là thế yếu và cô lập.
So với Trung Quốc, thì Việt Nam đang yếu hơn nhiều về mọi mặt. Nói riêng về quân sự, thì chi phí hàng năm cho quân sự ở Trung Quốc đã lớn hơn toàn bộ GDP hay tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Trong các xung đột có dùng vũ lực trên biển, thì Việt Nam khó thắng nổi Trung Quốc. Bởi vậy cách tốt nhất của Việt Nam là làm sao tránh được xung đột, qua ngoại giao, và qua việc có đồng minh mạnh làm đối trọng.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế hiện tại, Việt Nam đang ở thế rất cô lập, không có đồng minh mạnh.
Việt Nam trước kia có Liên Xô làm đồng minh, đặt các căn cứ quân sự tại Việt Nam. Nhưng bản thân Liên Xô đã khủng hoảng rồi tan rã, và nước Nga mới đã từ bỏ “giấc mơ cộng sản” trong khi Việt Nam vẫn bám lấy cộng sản, nên Nga không còn là đồng minh nữa.
Từ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chìm tàu chiến Việt Nam ở Trường Sa, Liên Xô đã không can thiệp gì. Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Đối với họ, Trung Quốc là một đối tác quan trọng hơn nhiều lần so với Việt Nam. Họ không dại gì đi bênh Việt Nam, nếu điều đó không mang lại lợi lộc gì cho họ.
Tuy Việt Nam có là thành viên của ASEAN, nhưng các nước ASEAN quá khác biệt về chính trị và văn hóa, và chủ yếu chỉ là một khối thương mại chứ không được thành một liên minh như là Cộng đồng châu Âu.
Ông Đỗ Mười
Tác giả trích lược ý được cho là của cựu Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười lưu ý Trung Quốc cũng là nước cộng sản.
Và bản thân một số nước ASEAN khác cũng đang tranh chấp ở Trường Sa với Việt Nam và Trung Quốc.
Nghịch lý “anh em đồng chí”
Ông Đỗ Mười từng nói “tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản”. Đây là một nghịch lý lớn của Việt Nam hiện tại. Trong các nước lớn trên thế giới hiện nay, chỉ có Trung Quốc được Việt Nam gọi là anh em đồng chí.
Trung Quốc có còn gọi Việt Nam là anh em đồng chí hay không thì không rõ, nhưng truyền hình của Trung Quốc thỉnh thoảng lại đem Việt Nam ra "chửi và dọa đánh" về chuyện Biển Đông chứ không như truyền hình của Việt Nam, vốn không dám chỉ trích mạnh Trung Quốc.
Đã nhận “anh em đồng chí” như vậy, thì tức là chuyện tranh chấp trở thành “chuyện nội bộ” giữa “hai anh em”, mà ông anh lại to khỏe gấp 50 lần ông em, nên “anh cho được từng nào thì em hay từng đấy” chứ biết kêu ai.
Rủi ro khác là sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Vấn đề Biển Đông là vấn đề rất lớn, nhưng có những vấn đề có khi còn lớn hơn. Một trong những vấn đề đó, là sự phụ thuộc quá nhiều của Việt Nam vào Trung Quốc tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về kinh tế.
Sự phụ thuộc đó khiến cho Việt Nam ở vào thế rất yếu so với Trung Quốc. Trung Quốc có thể làm căng được với Việt Nam, còn Việt Nam không dám làm căng với Trung Quốc, mà chỉ hy vọng tìm các thỏa hiệp, nhượng bộ.
Thêm một rủi ro khác là về đường lối, chính sách, uy tín, đạo đức…
Bản thân nội bộ lãnh đạo của Việt Nam rất tham nhũng, dễ bị mua chuộc, dân thì bị “bưng bít”, bị “cừu hóa”, v.v. Điều này khiến cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng trở nên khó khăn.
Chiến lược chiếm dần
Tiếp đến là rủi ro do chiến lược lấn chiếm dần của Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Các công ty dầu hỏa của Việt Nam hay các hãng đã ký hợp đồng với Việt Nam cũng đang phải bỏ cuộc không hoạt động được ở vùng gần đó nữa.
Khi nào có cơ hội, thì họ (Trung Quốc) sẽ đánh chiếm thêm 1-2 đảo, cứ thế cho đến khi chiếm được tối đa thì thôi. Việt Nam có nguy cơ mất thêm dần các đảo ở Trường Sa trong lúc đợi đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.
Việt Nam không thể đem quân đánh Trung Quốc để chiếm lại những đảo đã mất bởi vì làm như vậy thì sẽ thành cái cớ để Trung Quốc gây chiến tranh “cho Việt Nam một bài học nữa” khi chiếm hết luôn các đảo.
Cái Việt Nam có thể làm là giữ thật chặt các đảo đang còn ở tư thế tự vệ, nhưng không bao giờ nổ súng trước, và lên tiếng phản đối thật to mọi hành vi “violence” (bạo lực) của Trung Quốc.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Nhưng lên tiếng phản đối không có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ bất lịch sự như kiểu gọi Trung Quốc là “khựa” trên báo, những trò đó chỉ tự làm hạ thấp tư cách của mình.
Tiếp theo là rủi ro trong thỏa hiệp với Trung Quốc?
Vấn đề tranh chấp Hoàng Sa & Trường Sa trước hết là vấn đề tranh chấp về kinh tế, vốn có thể tính đến đơn vị 100 tỷ USD, tại thời điểm hiện tại.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Mọi thỏa hiệp đều rất “tế nhị” vì có thể không làm vừa lòng dân chúng, cả của Việt Nam lẫn của Trung Quốc, khi tất cả đều đã tin chắc như đinh đóng cột rằng đấy (khu vực tranh chấp) là lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

Bài viết công bố trên 
Bấm
trang web của tác giả, được đăng lại với sự đồng ý của tác giả Nguyễn Tiến Dũng. Ông hiện là giáo sư ngành Toán ở Đại học Toulouse III, Pháp.

10 nhận xét:

dovietquoc nói...Trả Lời

Đọc xong bài này thấy buồn quá, (và giận nữa) các bạn ơi!
Xem ra mình chẳng còn cơ may nào qua những phân tích trên. Quan trọng nhất là về mặt lương tâm và lòng trung thực, thì có vể như chúng ta cũng chẳng còn "chính nghĩa" trong chuyện tranh chấp này rồi sao? (!!!)

Tiếc rằng đó lại là sự thật! Tôi biết có một văn bản đóng dấu hẳn hòi do PVĐ ký về việc công nhận lãnh hải của TQ trong những năm 60 của thế kỷ trước. Than ôi, nhân dân VN chúng ta còn biết phải làm gì đây, dù trong lòng đang trào dâng bao cuộn sóng?!

Nặc danh nói...Trả Lời

ông bạn mình có sao lưu(backup)tất cả các dữ liệu của blog cất riêng chưa?coi chừng bị hacker xóa blog đấy.....

dovietquoc nói...Trả Lời

Cảm ơn ông bạn đã nhắc nhở, tôi đang backup đây!

thanhnhan nói...Trả Lời

Các bạn ạ!thời gian gần an ninh mạng cảnh báo nhiều trang web bị hacker phá rối ...làm mất nhiều dữ liệu quan trọng...còn trang blog của chúng ta là sự nhiệt tình của các bạn kết nối lại để nói lên một tình bạn thật tuyệt vời ...và người có công nhiều nhất là bạn VQ (chủ blog)bạn đã nhiệt tình chỉnh sữa nhiều lần cho trang blog ngày càng đẹp hơn...vậy bạn hãy lưu các dữ liệu (backup)để sau nầy có bị xóa ...mình còn và đăng lại...thế nhé ...cảm ơn bạn.

dovietquoc nói...Trả Lời

@THANH NHÀN

Cảm ơn các bạn đã nhắc, không thì chắc cũng quên mất! Tối qua đã sao lưu rồi, không sao đâu các bạn! Với lại cũng chỉ để đề phòng mạng bị sự cố gì đó thôi, chứ có lẽ chẳng hacker nào ở không để phá tụi mình đâu!
Yên tâm nhé!

dovietquoc nói...Trả Lời

Lưu ý các bạn là mình vừa tạo nút "Trả lời" ngay sau từng comment của các bạn đó. Sử dụng nút này để trả lời trực tiếp với ý kiến của ai đó, chứ không thì có khi nhiều comment quá, không biết là đang nói với ai! Vậy nhé!

Xuyennhac nói...Trả Lời

@dovietquoc
Xác suất bị phá khá cao do nội dung đụng chạm chính trị và những điều không nên nói.

thanhnhan nói...Trả Lời

Chỉ đề phòng khi có sự cố thôi bạn XN ạ,lúc nầy hình như bạn hơi khía cạnh với TN thì phải...?
..."thôi "zọt" cho lẹ
kẻo ê reng lém..."
Về chính trị cũng không gì quan trọng chỉ những tin nóng có trên báo thôi ...
TN dể sợ vậy sao XN...?hi...hi...

dovietquoc nói...Trả Lời

@XN

- Chỉ đăng lại một trong đầy rẫy những thông tin nóng hừng hực trên khắp các trang mạng thôi. Nếu ai đó có chủ trương tấn công mình, thì trước hết hãy triệt tiêu tất cả các trang kia đã. Yên tâm đi bạn!
- Trong lúc chủ quyền đất nước lâm nguy, thì dù hiền lành thế nào thì người dân cũng không thể thờ ơ với cái gọi là "chính trị" mà bạn vừa nói.
- Hãy đọc bài "Đơn độc" tôi mới đăng xong. Và ngày mai đọc thêm người TQ đòi tiêu diệt "bọn VN" như thế nào.
- Tiếc rằng tôi không còn trẻ để gia nhập quân đội ngay lúc này! Nhưng nếu có điều kiện, tôi cũng sẽ tham gia biểu tình như những người dân yêu nước khác, chứ không chỉ thập thò đọc và đăng lại những bài như thế này!

thanhnhan nói...Trả Lời

@vietquoc
OK! N đồng ý với VQ là người VN phải thông hiểu tình hình của đất nước mình hiện tại chứ,phải đau xót và chia sẻ ,sao lại thờ ơ được ,cảm ơn VQ đã đăng 2 bài rất hay .

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang