Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

1 tháng 2, 2013

Hoàng thị Ngọ


"Tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp Đệ Tam ở trường Trung học Văn Lang - khu Tân Định. Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Tôi chỉ im lặng ngắm nhìn.
Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau, không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, Ngọ lặng lẽ bước, mái tóc dài bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng... thở mạnh còn không dám, nói chi là... 
Năm 1964 tôi "trôi dạt" vào "ăn cơm chay" ở các chùa, rồi Đại học Vạn Hạnh... Cho dù đã nương thân vào cửa chùa, nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây... Và rồi những tứ thơ tràn về..."

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở
Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ
Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...

PHẠM THIÊN THƯ NÓI VỀ HOÀNG THỊ NGỌ 

Tác giả: Nhạc sĩ Phạm Duy 

Nguồn: Việt Weekly
 
Tôi tới quán Hoa Vàng để thăm Phạm Thiên Thư trong một chiều vừa tạnh mưa, có nắng chiều tươi đẹp… 
Đây là một quán cà phê nho nhỏ ở Ngã Tư Bẩy Hiền, rất trang nhã, rất tĩnh mịch, rất nên thơ. Chủ nhântiếp tôi trên một mảnh vườn nho nhỏ. Tôi mừng vì Phạm Thiên Thư khỏe hơn trước, minh mẫn hơn, họatbát hơn so với ngày anh bị rối lọan tinh thần. Một tác phẩm của anh vừa được xuất bản là cuốn Tự ĐiểnCười. Chúng tôi rất sung sướng được gặp nhau sau trên 30 năm xa cách, trong lòng rất yên vui. 
Trong câu chuyện hàn huyên, tôi cho anh biết tin có người tìm ra Hoàng Thị Ngọ, tin này đăng trên Viet Weekly ở Hoa Kỳ. 
Tôi đọc cho anh nghe những lời của ông H.H., nhất là đoạn mô tả chân dung Hoàng Thị Ngọ thì PhạmThiên Thư xác nhận đúng là người trong bài thơ cũ. Cũng như căn nhà của nàng đúng là ở trên đườngTrần Quang Khải, gia đình nàng theo đạo Công giáo, cha nàng là một nhà thầu khoán v.v… 
Chỉ có một điều anh muốn nói với tôi: Hoàng Thị Ngọ chỉ là nguồn cảm hứng để anh viết bài thơ ngày xưa ấy, trong thực tế anh không phải là một “chàng trai” làm thơ theo đuổi Ngọ. Còn theo Ngọ kể, nhà thơ này sitình Ngọ dữ lắm, đi theo làm quen, làm thơ, thất tình dữ lắm... Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này. 
Thực ra, khi xưa, hằng ngày, trên con đường đi đi về về, hai người thường gặp nhau và Phạm Thiên Thưlàm thơ cho mình chứ không phải là cho người nữ. Có thể anh (cũng như tôi) muốn xưng tụng một ngườicon gái không mang những cái tên kiều diễm như Tuyết Khanh hay Ánh Tuyết mà mang cái tên bình dị làNgọ, Hoàng Thị Ngọ. Anh nói thêm là mười năm sau, hai người (coi như là hai người bạn) có gặp lại nhau,khi đó bài thơ phổ nhạc đã được phổ biến rộng rãi… Và dường như Hoàng Thị Ngọ không có con với ai cả! 
Cuối cùng, anh ghé tai tôi, nói thầm: “vợ tôi, kỳ lạ thay, giống Hoàng Thị Ngọ như lột”.
Sưu tầm & tổng hợp

0 nhận xét:

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang