Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

23 tháng 6, 2012

TẾT ĐOAN NGỌ


Tôi nhớ khi còn bé, mỗi năm, cứ đến ngày "Giết sâu bọ" mùng 5/5 là Mẹ tôi giục dã anh chị em tôi thức dậy thật sớm, bắt chúng tôi phải đi tắm rửa thật sạch sẽ để ngừa rôm, sảy cho cả năm. Sau đó chúng tôi được Mẹ cho ăn một bát cơm rượu làm từ nếp than hoặc nếp lức trắng, được Mẹ chuẩn bị từ vài hôm trước. Rồi Mẹ lại bắt chúng tôi ăn một lát chanh chua lè hoặc một thứ quả gì có vị thật chua như cóc, xoài xanh, me chua, khế... nói là để ngừa sâu răng...


Tết Đoan Ngọ là của người Việt

Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 theo Việt lịch, lúc vào mùa Hè, vốn có gốc rễ cổ xưa của người Việt từ thời đại Thần Nông, người Việt gọi là “Tết giết sâu bọ" (節 �� 螻 蜅” như chữ Nôm tức chữ Nho Muộn về sau viết như vậy), hay còn gọi là "Tết Trùng Ngũ" (節 重 五) , giống như Tết Trùng Cửu là vào lúc cuối thu, lúc thời vụ rủ nhau đi thu hoạch cây thuốc. 

Theo lịch cổ thì ngày 5/5 âm lịch xuân vận đã hết, hạ vận chuyển sang. Sự chuyển tiết giữa hai mùa dễ gây bệnh thời khí ở con người. Sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này, người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, người tai qua nạn khỏi, được mùa.
Ngày mùng 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. 
Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận, xoài, cóc, chanh...và cơm rượu, với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.

Về sau Tết này còn mang ý nghĩa kỷ niệm ngày mất của nhà thơ Khuất Nguyên, trở thành truyền thống, do lòng dân vô cùng quí trọng nhân cách của ông.

Khuất Nguyên và tết Đoan ngọ

Khuất Nguyên 屈 原 đã tự vẫn ở sông Mịch La 汩 罗 ngày 5 tháng 5 nông lịch. Mộ chôn trên sườn núi Mịch La, cùng với các mộ khác của vua Sở gồm 12 ngôi đất trong một diện tích 1.500 m2 . 

Khuất Nguyên tên thật là Khuất Bình 屈 平, tự là Nguyên, nên thường xưng là Khuất Nguyên, còn có tên là Chính Tắc 正 则, tự Linh Quân 灵 均 ( 340-278 BC), là người nước Sở ở Đơn Dương 丹 阳 (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc 湖 北). Khuất Nguyên là hậu duệ của Khuất Hà 屈 瑕, mà Khuất Hà 屈 瑕là con trai của Sở Vũ Vương-Hùng Thông 楚 武 王- 熊 通. Như vậy, Khuất Nguyên vốn là dòng dõi quí tộc nước Sở, quê ở Đơn Dương.

Khuất Nguyên sáng lập ra văn thể “Sở từ 楚 辞” và khai sáng truyền thống “Hương thảo mỹ nhân”, là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại, ông có các tác phẩm “Ly tao 离 骚”, “Cửu ca 九 歌” v.v... 

Sinh thời Khuất Nguyên trung thành với Sở Hoài Vương 楚 怀 王, được vua tín nhiệm cho chức quan cao là Tả Đồ năm 26 tuổi. Ông chủ trương chiêu hiền đãi sĩ, cải cách nội chính, phép tắc minh bạch, liên kết với nước Tề chống Tần. Nhưng ông bị lũ gian thần dèm pha kèn cựa, bọn ấy ăn hối lộ của đại sứ nước Tần là Trương Nghị 张 仪, không cho Sở Hoài Vương nghe theo lời khuyên của Khuất Nguyên, kết quả Sở Hoài Vương bị nước Tần dụ đi, giam chết ở nước Tần. 

Sau khi Sở Hoài Vương chết, Vua sau kế tục, tin lời xúc xiểm của bọn nịnh thần, trục xuất Khuất Nguyên xuống miền Giang Nam. Năm 278 BC đại tướng nước Tần là Bạch Khởi đem quân đánh xuống phía nam, công phá kinh đô nước Sở, tư tưởng chính trị của Khuất Nguyên bị diệt, ông cảm thấy tuyệt vọng với tiền đồ, tuy có lòng báo quốc nhưng vô lực hồi thiên, chỉ có thể lấy cái chết để chứng minh cái chí của mình, nên ngày Tết Đoan Ngọ 5 tháng 5 năm đó ông gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn.

Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân chúng xưa trên mảnh đất Kinh Sở lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Đua thuyền trên sông Mịch La - tượng trưng việc dân chúng tìm cứu Khuất Nguyên năm xưa


Nước Kinh Sở:
(Phần này hơi khó đọc, nhưng nó chứng minh về mặt ngôn ngữ Khuất Nguyên chính là người Kinh, nước Sở hay Kinh Sở xưa kia là thuộc về người Kinh. Những ai quan tâm đến cổ văn hóa sử của dân tộc Việt thì hãy cố đọc - VQ).

Dòng họ vua Sở vốn là tộc Mi 芈 ở vùng ven biển Hoa Nam, tương truyền là hậu duệ của thần cai quản Lửa, gọi là thần Chúc Dong 祝 融 (Cháy Nóng = Chúc Dong, Cháy Nung = Chúc Dung, như Dõng Mãnh = Dũng Mãnh; cây Cháy lửa = cây Lấy lửa = cây Đảy lửa (Đảy là tiếng Tày) = cây Được lửa = cây Đuốc lửa, gọi tắt là “cây Đuốc”.

Chữ nho viết “cây Đuốc” là “cây Chúc 燭”, là một chữ hình thanh, biểu hình là Hình Lả = Hỏa 火, biểu thanh là chữ Thuộc 蜀 mang âm của Đuốc.

Chữ giản thể ngày nay của Bắc Kinh viết “cây Đuốc” bằng chữ Chúc 烛, gồm bộ Hỏa 火 và bộ Trùng 虫, không còn “thấy” được cái âm cổ xưa nữa. Chữ Chúc 燭 này khác với chữ Chúc 祝 Dong 融, chỉ có âm thì vẫn là một.

Cháy = Chúc, vậy chữ Chúc Dong 祝 融 này chỉ có thể là do đời sau mượn âm để “giả tá” mà thôi, bản thân chữ Chúc 祝 này, là chúc mừng, chẳng có tí biểu ý gì của Lửa cả! (Cũng giống như các chữ tên 8 quẻ hay tên 12 con giáp đều là mượn chữ na ná âm để phiên âm tiếng Việt, chứ không có biểu ý gì cái nghĩa tên của nó cả). 

Tộc Mi 芈 cư trú ở đất Sở 楚 (Đơn Dương Hồ Bắc ngày nay), đất Sở 楚 cũng còn gọi là đất Kinh 荆, đều là tên của hai loài cây là cây Sở 楚 và cây Kinh 荆 (Có điều ngày nay không còn biết cây Sở 楚, cây Kinh 荆 là cây gì. Phỏng đoán cây Sở là cây Sợi, cây Kinh là do Cây Lanh=(nói lướt)=Canh=Kinh, đều là những loại cây cho vỏ làm sợi dệt vải), về sau hình thành nước ở đất ấy gọi là nước Sở 楚, cũng gọi là nước Kinh 荆, hay còn gọi là nước Kinh Sở 荆 楚 (Tại sao không gọi là nước Sở Kinh mà lại gọi là nước Kinh Sở? Đó là do cấu trúc tếng Việt mà thôi, người Kinh ở đất Sở lập nên nước gọi là Kinh Sở, cũng như người Việt ở đất Nam lập nên nước gọi là Việt Nam).

Tộc Mi 芈 sau đổi thành họ Hùng 熊. Theo Hán thư thì họ Hùng do có công nên được Vua Chu phong cho đất Sở, lấy Đơn Dương làm kinh đô. 

Người dân tộc Kinh thiểu số hiện nay ở Trung Quốc tập trung ở ba hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Tây là sau này, khoảng năm 1600 BC có lẻ, di cư từ Đồ Sơn sang. Còn người Kinh cổ đại, tức người Việt thì đã ở đất Sở và khắp 18 tỉnh Trung Hoa từ thời còn chưa có nước Sở. Chẳng thế, mà đến năm 100 AC Hứa Thận ở Trung Nguyên viết Thuyết văn giải tự là cuốn tự điển đầu tiên của Trung Hoa, giải thích cách phát âm từng chữ Nho, đều là âm tiếng Kinh như người Việt Nam (nguyên bản của người Lạc Việt cổ đại) nói ngày nay. 

Các học giả Việt Nam nói rằng, cái âm mà người Việt Nam đọc chữ Nho thì gọi là “từ Hán-Việt”. Còn các học giả Trung Quốc thì cho rằng cái âm mà người Việt Nam đọc chữ Hán là “âm Hán cổ, có từ thời nhà Đường trở về trước”, thật chẳng biết đâu mà lần. Nói vậy chẳng hóa ra là tiếng Hán cổ tức là tiếng Việt, cũng tức là nền văn minh Hán cổ trên đất Trung Hoa là nền văn minh Lạc Việt=Bách Việt? 

Sách Hứa Thận giải thích chữ Hùng 雄 như sau: 

(chữ Hùng 雄 nghĩa là gì?) – Điểu phụ ạ! (nguyên văn Điểu 鳥 phụ 父 dã 也, cách hành văn kiểu Việt này không có trong Hán ngữ hiện đại, nhưng có nhiều trong sách của Trang Tử, tức ông đạo Lão, mà phải dich/gọi là “dịch cổ văn”) tức là “Chim Bố” mà tiếng Việt gọi là con “Trống” (Chồng=Trống=Trượng 丈, sinh ra từ “trượng phu 丈 夫” của Hán ngữ, tức Trượng 丈 được dùng trước Phu 夫, Hán ngữ gọi Chồng Vợ là Phu 夫 Thê 妻), Hán ngữ hiện đại phát âm nghĩa “trống” này là “Xiúng”. Bản thân chữ Hùng 雄 này gồm bộ Hồng 厷 nghĩa là Rộng và bộ Chuy 隹 nghĩa là Chim , “Chim Qúi”=(đọc lướt)=Chuy 隹, bộ thủ Chuy 隹 này Hán ngữ phát âm là “Truây”, nhưng trong Hán ngữ chẳng có âm “truây” nào nghĩa là Chim cả, chứng tỏ bộ thủ Chim=Chuy 隹 là của người Việt. 

(Cách đọc thế nào?) – Vũ 羽 Cung 弓=(lướt)=Vùng. Vậy chữ Hùng 雄 đọc là Vùng. Hán ngữ hiện đại mà theo Hứa Thận hướng dẫn mà “thiết” thì là “Uỷ 羽” “Cung弓”=(thiết)=Ung. Trật! Làm sao thành “Xiúng” được? Cũng chẳng thành Vùng được như Hứa Thận bắt đọc. (Cũng giống như chữ Cổ 古 Ốc 屋 mà “thiết “ thì thành Cộc=Cọc giữ trâu ngựa, người Quảng Đông cũng đọc đúng hai chữ 古 屋 ấy là “Cổ 古 Ốc 屋”, vậy thời Hứa Thận đầu công nguyên viết, tất nhiên là chữ và âm đọc thì đã có trước đó hàng ngàn năm, ở Trung Nguyên toàn nói tiếng Quảng Đông? Hay là lúc ấy ở đó rặt người Việt?). Chữ Hùng 雄 đọc là Vùng, “Vua to Đùng”=(lướt)= “Vùng” (Truyền thuyết Việt Nam có chuyện “Ông Đùng Bà Đà” là người khổng lồ tạo nên trời đất, bà “Đà” chính là bà nữ “Oa”). Con gà Trống chính là “Vua to Đùng” của cả bầy gà, chẳng thế mà nó rượt đạp hết thảy các con mái. 

Tộc Mi 芈 cổ đại thờ chim, chắc là tiền thân của người Thái, là dòng Tiên, mái nhà sàn người Thái có hình tượng con gà đầu nóc chái nhà (chim=teen=Tiên, ngôn ngữ Môn - Khơ Me, và có nước Xiêm). 

Tộc Mi 芈 được phong đất Sở, trở thành “Vua to Đùng”=Vùng, nên tự gọi họ Mi 芈 của mình là “Họ làm vua to Đùng”=(lướt)=Hùng, trở thành đổi sang họ Hùng ở đất đó, nên mới có Hùng Thông, nghĩa là Vua lớn tên Thông và các Hùng khác v.v... 

Chữ Hùng ở Sở cũng chỉ là dấu ấn của các thời đại Hùng có từ trước của người Việt. Chữ Hùng 雄 Vương 王 là chữ đặt sau, theo cấu trúc Hán, thực ra là thừa chữ Vương. Nhưng chữ Vương này cũng do tiếng Việt từ cổ đại, “Vua Làng”=(lướt)=Vàng , “Họ vua Làng”=(lướt)=Hoàng (nên về sau có từ Hoàng đế trong Hán ngữ), Vàng=Vương, Hán ngữ hiện đại phát âm nghĩa Vương 王 này là “Wáng”. 

Từ xưa cho đến thời Hứa Thận, chữ Hùng 雄 Vương 王 vẫn viết là chữ Hùng 雄 này, Đại Việt sử ký toàn thư cũng dùng chữ Hùng 雄 này, Hùng 雄 Vương王. Không biết từ bao giờ trong nhiều Hán thư lại viết là Hùng 熊 Vương 王, dùng chữ Hùng 熊 đồng âm này để “giả tá”, nghĩa nó là con gấu, làm cho Hùng 熊 Vương 王 thành vua gấu, hay là muốn ám chỉ Hùng 熊 Vương 王 là từ Xibêri xuống?. 

Còn chữ Kinh 荆 thì hãy đọc Hứa Thận giải thích: 

(Chữ Kinh 荆 nghĩa là gì?) – Sở mộc ạ ! nguyên văn: Sở 楚 mộc 木 dã 也 , tức là cây Sở 楚, tức cây Sợi. 

(Đọc như thế nào?) – Cử 舉 Khanh 卿=(lướt)=Canh. Vậy chữ cây Kinh ấy Hứa Thận bảo đọc nó là Canh, thì nó đúng là Cây Lanh=(lướt)=Canh, là cây lấy sợi dệt vải của người Việt, người làm ra vải ấy gọi là Kẻ Lanh=(lướt)=Canh, người Tày gọi họ là Cần Keo. 

Kẻ Canh là người Kinh ấy làm nông nghiệp, họ có các loại nông cụ để Canh là cái Cày để làm đất, cái Cuốc để xới rãnh, cái Càn để gánh lúa, cái Cộ để vận chuyển, cái Cọn để xe nước tưới ruộng, cái Cối để dã gạo, cái Cạm để bẫy thú, cái Cùm để trói thú, cái Cũi để nhốt thú, cái Cửi để dệt vải. 

Không biết từ khi nào Hán thư lại đổi chữ người Kinh 荆 bằng chữ Kinh 京 đồng âm để gọi dân tộc Kinh, nhưng chữ ấy chẳng có biểu ý gì là cái cây cả. Chữ Việt thì có hai chữ, cứ quen gọi là chữ Việt 越 bộ tẩu và chữ Việt 粤 bộ mễ. 

Chữ Việt bộ Tẩu 越 thì Hứa Thận đã giải thích nghĩa là: Đò ạ ! nguyên văn Độ 度 dã 也, tức Đò qua sông, tức là Vượt; đọc là: Vương 王 Phiệt 伐=(lướt)=Việt. 

Chữ Việt 粤 này không phải bộ mễ, như Nhạn Nam Phi giải thích, nó là bộ Thái 采 tức ánh sáng mặt trời, người Việt là dân thờ mặt trời trên trống đồng. Hứa Thận giải thích chữ Việt 粤 này là: Ở ạ ! nguyên văn Ư 於(丂)dã 也= Vu 於 dã 也. Cách đọc là: Vương 王 Phiệt 伐=(lướt)=Việt., theo âm của Hán ngữ mà đọc “thiết” thì trật. Vậy chữ Việt 粵này có nghĩa là Ở, tức là dân Bản Địa. Vì trong tiếng Việt ta thấy rõ gốc của con vật hay con người là cái Ổ (của thú), cái Tổ (của chim) nên mới có câu “Chim có bầy có Ổ, người có Tổ có tông”. Ổ cũng là chỗ ăn nằm, để sinh ra nòi giống, nên đàn bà đẻ gọi là “nằm Ổ” hay “Ở cữ”. Ổ=Chỗ=Chợ=Ở=Vợ=Vu=Vựa=Dựa=Giữa=Giao.

Từ đó thấy Bản địa=Tổ=Giữa Chỗ=Giao Chỉ=Việt. Yêu Tổ “Quốc”= yêu Tổ “Của Nước”, chữ Nước với chữ Quốc trong tiếng Việt là khác nhau ạ, “của Nước”=(lướt)= “Quốc” (cũng như Nước là “Land”, Quốc là “State”, “quốc gia” là từ Việt Hán, tức tố Việt mà cấu trúc ngữ pháp Hán. Từ thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, sau để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nên mới đổi thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bây giờ lại có Đại học Quốc gia Hà Nội, chứ không có Đại học Nhà nước Hà Nội). Tổ Quốc là Tổ của Nước, tức toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải, nhân dân, và mọi giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Tình yêu tổ quốc cũng đơn giản bắt đầu từ tình yêu tổ cuốc, tổ cò trong vườn chim vậy.

Tác giả: Lãn Miên
Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

4 nhận xét:

Nặc danh nói...Trả Lời

Nhắc tới thèm Bánh ú nước tro quá đi...

dovietquoc nói...Trả Lời

@Nặc danh
Chạy ngay ra chợ ăn cho đã chứ việc gì mà phải ngồi dó than thở rồi nhịn thèm vậy ông / cô bạn!

thanhnhan nói...Trả Lời

Nacdanh
Ra chợ mua chục rưởi về ăn cho ngán tới năm sau hiiihiii

Ng.A nói...Trả Lời

@dovietquoc
Còn NgA ở đây nè chỉ nằm mơ mới có thôi ,chứ còn ra chợ tìm cũng chẳng có đâu anh VQ ơi,hic hic...

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang