Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

29 tháng 3, 2013

HỌP MẶT LẦN IV

Còn đúng một tháng nữa la đến ngày họp mặt rồi đó các bạn ơi!
Mình đăng DS mời thầy cô, nhờ các bạn góp ý!

DANH SÁCH MỜI THẦY CÔ DỰ HỌP MẶT 30/4/13
(Bạn nào còn nhớ họ thầy cô xin bổ sung dùm)

Thầy Nguyễn Xuân Trường        Dạy Văn
Thầy Phạm Văn Tấn                   Dạy Pháp văn
Thầy Trần Văn Hai (Để)             Dạy Toán
Thầy Ngô Vĩnh Nghĩa                 Dạy Toán
Thầy Lê Văn Tốt                        Dạy Toán
Thầy Phan Văn Tỏ                     Dạy L5
Thầy Nguyễn Thanh Long          Dạy Vạn vật
Thầy Lý Hoàn Minh                   Dạy Toán
Thầy Trần Hồng Đức                  Dạy Toán
Thầy Trương Hữu Đức                Dạy Công dân
Thầy Nguyễn Hữu Đức               Dạy Pháp văn
Thầy Nguyễn Văn Tia                Dạy Văn
Thầy Nguyễn Thanh Vân           Dạy Thể dục
Thầy Thái Thượng Hiền              Dạy Thể dục
Thầy Võ Văn Trứ                       Dạy Lý hóa
Cô Trần Thị Minh Hồng             Dạy Lý hóa
Cô Diệp Thị Lẹ                           Dạy Văn
Cô Lâm Thị Hoa                         Dạy Sử địa
Cô Phạm Thị Tuyết Anh             Dạy Văn
Cô Nguyễn Thụy Hiển                Dạy Lý hóa
Cô Nguyễn Ngọc Mai                 Dạy Sử địa
Cô Tăng Cẩm Hồng                    Dạy Lý hóa
Cô Đỗ Thị Thu Thủy                  Dạy Pháp văn

Qua sông

Ngày nào cũng hai buổi đi về qua bến Châu Giang mà chẳng thấy được gì. Tối qua tình cờ gặp một bài thơ... sáng dậy, cũng qua bến sông ấy, tự dưng hứng hứng nghĩ ra được mấy câu...

Mặt trời hừng rạng ngã ba sông
Con sóng lăn tăn ngọn gió đồng
Tíu tít ghe thuyền phiên chợ nổi
Lao xao hàng quán bến đò đông
Sáng qua bên nớ người như hội
Chiều lại bên ni cảnh vắng không
Màu ráng lịm dần sau ngọn núi
Châu giang leo lét ánh đèn lồng


26 tháng 3, 2013

Giá trị của sự kết nối

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa.
Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp,cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

23 tháng 3, 2013

Đàn ông có giá!


Sợ bị bỏ rơi cô gái quỳ giữa đường xin bạn trai tha thứ 


Mới đây, Thiên hạ xôn xao khi các trang mạng cho đăng tải hình ảnh 1 cô gái xinh đẹp quỳ giữa đường phố đầy nguy hiểm. 
Sự việc xảy ra dưới gầm cầu 1 đường phố ở Trung Quốc vào chiều ngày 20/2 vừa qua khiến nhiều người đi đường rất tò mò. Ai cũng nán lại để xem xét, hỏi han tình hình của cô gái. 

Cô gái quỳ giữa đường xin lỗi bạn trai.
Cô gái này khoảng hơn 20 tuổi, người phương Nam. Nhiều người đi đường cho biết trước đó, cô gái đã cãi nhau to với người bạn trai. Quá tức giận, anh chàng này đã đòi chia tay và ra điều kiện nếu cô gái chịu quỳ giữa đường phố trong vòng 1 giờ thì anh ta sẽ tha thứ cho cô, và xem như chưa hề có chuyện cãi vã nào xảy ra.

22 tháng 3, 2013

Tất niên double

Tết vừa rồi, nhóm bạn Ngày Xưa ở Châu đốc quá sung, nên liên hoan tất niên cũng làm luôn hai quả đúp ở nhà bạn Hiếu (12D1) và bạn Tuyết Vân (12D2).

Tất niên ở nhà Hiếu, 27 tháng Chạp, Nhâm Thìn

Ta là ai

Ba lăm năm trước ta mười tám 

Láo ngáo lơ ngơ trước cổng đời 

Ba lăm năm nữa ta hạt bụi 

Theo gió nhởn nhơ khắp nơi nơi 

Giờ ta là gã trai... lớn tuổi 

Mộng ước không còn dạ thảnh thơi

20 tháng 3, 2013

SẾN GIÀ NAM

Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:
- Bác muốn kiếm loại nào?
- Nhạc. Nhạc xưa.
Cô đọc vài cái tên gì đó…
- Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?
- Bác chờ con lấy.
Một lúc, cô mang ra một cái… giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cộc nói bác lựa đi.
Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM.
Tuần trước, vào một siêu thị ở một tỉnh miền Đông nọ tôi thấy nơi người ta bán băng đĩa có rất nhiều rổ đựng các thứ, được phân loại như có rổ phim hành động, phim kinh dị, phim Mỹ, phim Hồng Kông… và đặc biệt có hai rổ ghi: Nhạc sến nam, Nhạc sến nữ. Tôi định mua vài thứ xem sao, nhưng thấy kỳ kỳ nên thôi. Tuy vậy, tôi cũng học được vài từ mới. Có điều ở cửa hàng này, một cửa hàng bán băng đĩa khá lớn ở Thành phố có cách phân loại độc đáo hơn: Sến Già Nam. Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!
- Có Sến Già Nữ không cháu? Tôi tò mò.
- Dạ có. Bác kiếm xong Sến Già Nam con đưa Sến Già Nữ ra bác lựa!

18 tháng 3, 2013

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU...

Hãy tôn trọng cảm xúc của người khác. Cho dù nó không có nghĩa lý gì với bạn, nhưng nó có thể là tất cả với người đó.

cuoc-song-muon-mau

Tập dịch lời nhạc




Sha la la
Vengaboys

There's a boy/ on my mind/ and he knows/ I'm thinking of him
On my way/ through the day/ and the night/ the star shine above me
He's been gone/ for some time/ but I know/ I truly love him
And I'm sin/ging a song /  hoping he'll be back/ when he hears it.

[Chorus]
My heart goes sha la la la la
Sha la la in the morning
Sha la la la la sha la la in the sunshine
Sha la la la la sha la la in the evening
Sha la la la la sha la la la just for you.

If your lucks/ gone away/ just like mine/ you'll fell like crying
Sing along/ maybe once/ maybe twice/ Let's try it together
Sum sweet day/ no one knows/ you'll return/ and you'll be happy
Shout it sweet/ in a song/ listen to your heart/ It is singing.

[Chorus]

------------------------------
Sha la la
(Lời Việt: dovietquoc)

Có bóng dáng /trong tim tôi/ em luôn luôn/ hiểu rằng tôi đã yêu
Có ánh sáng/ sao trên cao/ đêm đêm soi/ con dốc tôi hay đi về
Có những lúc/ em đi qua/ con tim  tôi/ rộn ràng bao thổn thức
Cất tiếng hát/ lên vút cao/ ước muốn sẽ thấy bước/ chân em  quay lại

[Điệp khúc]
Này con tim…Sha  lá la lá
Mãi háo hức suốt cả ngày đêm
Sha la la la la/ sha la la/ tôi luôn mong chờ
Sha la la la la/ sha la la/ trái tim này đây
Sha la la la la/ sha la la/ chỉ dâng riêng em

Nếu đánh mất/ đi tin yêu/ như tôi đây/ nàng buồn đến phải khóc
Hãy cất tiếng/ ca cao lên/ ta chung nhau/ quên hết bao nhiêu ưu phiền
Sẽ có lúc/ ta trao  nhau/ con tim yêu/ ngọt ngào và hạnh phúc
Mãi réo rắt/ trong khúc ca/ Hãy mãi cất tiếng hát/ trong con tim ta…

[Điệp khúc]

16 tháng 3, 2013

THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP ...


Bắc Âu là một trong những khu vực đẹp nhất Trái đất với thiên nhiên kỳ vĩ và hệ động vật hết sức phong phú. Nhiếp ảnh gia người Anh Danny Green vừa cho ra mắt cuốn sách đầu tiên mang tên The Long Journey North; trong đó có nhiều bức tranh phong cảnh đa dạng tuyệt đẹp và các loài sinh vật độc đáo ở Bắc Âu.
Ảnh Thiên nhiên tươi đẹp của Bắc Âu

15 tháng 3, 2013

Những vế đối tự biên

(Ai yếu bóng vía đừng xem!)

Trên những nẻo đường công tác, thường được nghe những câu đối về các địa danh rất ngộ nghĩnh, mà đa phần hơi tục tục (kiểu như như 2 vế đối rất chuẩn: "Trai Hóc Mông vừa hôn vừa móc, Gái Gò Công vừa gồng vừa co" hay "Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi" chưa có vế đáp hoàn chỉnh...). 
Học ngu theo thiên hạ, mình tự chế ra vài câu theo cùng cái kiểu ấy, các bạn xem và tìm vế đáp thử nhé!



1. Lên Bắc cạn: có sẵn vế đối "Trai Bắc Cạn bán cặc mà ăn", mình sửa lại cho nó có ý hơn:
"Trai Bắc Cạn bán cặc làm trai"

và ra vế đáp luôn:
"Gái Mê công kê mông làm gái"


2. Qua đèo Cù Mông:
"Đôi công mù trên đồi Cù Mông đang cồng mu đòi cù mông, mồng đòi cu"

3. Tới Gò Vấp:
"Gái Gò Vấp vấp gò đau gập vó"

4. Về miền Tây:
"Trai Cửu Long cõng lu lỏng cu"


5. Mừng Hải Vân có anh chồng làm nghề Điện Nước:

Điện chọc vào Mây sấm đì đùng
Nước tuồn ra Biển sóng long nhong
6. Để nghĩ tiếp... Hé hé...


11 tháng 3, 2013

Đua thuyền



Tháng Giêng háo hức khắp cả miền
Sát nách trai tài với gái duyên
Tay chống chân chòi chàng cưỡi sóng
Lưng cong ngực ưỡn ả đè thuyền
Hì hà hì hụi bườn căng sức
Hổn hển hít hà thở tợ điên
Trai gái dầm dề về tới bến
Hẹn nhau mùa tới lại đua thuyền

(Hà Đông Quán - cháu chút chít, chụt chịt
của Hồ Xuân Hương)


9 tháng 3, 2013

Còn chút gì để nhớ

Bùi ngùi nhớ lại mái trường xưa

Quang cảnh chiều nay rộng bóng trời

Thuỳ mị thướt tha màu áo trắng

Nhớ ai thương nhớ ngẩn ngơ rồi



Bùi Quang Thuỳ

8 tháng 3, 2013

Khúc nghê thường 8/3


Tám nàng tiên ngayxua trong ngày hội 8/3
Hôm nay ngày hội các tiên nương
Nhạc tấu hoa giăng khắp bốn phương
Tiên nữ Ngày Xưa vui múa hát
Các chàng ngây ngất dạo cung thương

Vũ Liên nhảy điệu lăm ba đa
Cùng Mỹ Duyên dìu khúc hoan ca
Tú Xuất lung linh ngời chói sáng
Oanh Oanh hòa giọng tợ Sơn ca
Ngọc An uyển chuyển sau vòm lá
Hồng Phượng thắm tươi lướt gót ngà
Phụ họa Huỳnh Thơ ngâm tiêu khúc
Thanh nhàn thánh thót dạo tỳ bà

Tám nàng mê mải khúc nghê thường
Chín chàng đắm đuối sắc thanh hương
Thắm thoát vầng đông đà ló dạng
Đêm hội tàn rồi vẫn luyến  vương…

7 tháng 3, 2013

8-3

Mấy ông "Ngày Xưa " giỏi ba hoa
Quà đâu chẳng thấy ?chỉ tài la...
Phải hong Vũ Liên,Ngọc An há ...?
Nhất là lão VIỆT QUỐC nhà ta...
XUYÊN NHẠC chỉ lo cho bà xã ...
PHÚ QUỚI ở tận phương trời xa
ĐƯỜNG SANG lặn đâu  sao lâu quá
OANH OANH  máy hỏng sao ấy mà 
HUỲNH THƠ thỉnh thoảng có gặp nha
VŨ LIÊN dạo này sao rồi hả?
PHƯỚC DƯ lo trực  phải không ah ?
NGỌC MINH tu sắp thành chánh quả
NGỌC AN có viết comment đó nha
PHƯỚC HƯNG có đăng bài nhiều ah!
HỒNG PHƯỢNG MỸ DUYÊN có ảnh mà 
THANH NHÀN có nhiều lần ghé qua
Nhưng "Ngày Xưa"dạo này buồn quá
CÁC BẠN KHÁC lâu rồi không gặp ?
Ngày mai là  mùng tám  tháng ba
Mới thấy bạn bè đông vui quá
Mong chúc các bạn luôn vui  nha ...
....................................................
há hà há ha ha ha ha ...............



.

8-3

Mai  tới...
Mùng 8 tháng 3
Chúc chị em ta
Tay ôm nhiều hoa
Giỏ đựng đầy quà
Khỏi lo việc nhà
Được đi chơi xa
Ăn uống thả ga
Tiền không phải trả
Nói năng rôm rả
Cười tươi như hoa
Mùng 8 tháng 3
Chúc chị em ta
Áo quần thướt tha
Da phấn, mặt hoa
Đẹp như bức họa
Mở điện thoại ra
Ngập lời tụng ca…
Tối đến về nhà
Được chồng mát-xa
Thật là Ô… lá… la

Ngày 8-3



Mẹo trốn quà 8-3
Có anh “vô phúc” rơi vào phòng đại đa số là nữ, đã vậy mới đầu tháng 3, các nàng đã luôn miệng “dzô”: 1...2... 3 tặng quà đi! Mà ác một cái là các nàng nói sẽ kiên quyết không nhận hoa, khiến anh chàng đâm lo, đêm về vắt tay lên trán trằn trọc nghĩ cách đối phó.
 Và cái ngày khó xử ấy cũng đã đến. Vừa bước vào phòng, trong ánh mắt chờ đợi của các chị em, anh chàng trịnh trọng:
“Thưa các chị em, hôm nay là 8-3, ngày quốc tế phụ nữ. Tôi sẽ tặng quà cho tất cả các chị em phụ nữ. Vậy đề nghị tất cả mọi người ai là phụ nữ hãy chứng minh giới tính của mình cho tôi xem. Tôi buộc phải nói vậy bởi thời nay nam nữ ăn mặc, trang điểm nhiều khi không phân biệt được, nếu chỉ nhìn bề ngoài...”.
Kết quả là không chị em nào dám chứng minh mình là phụ nữ và anh chàng mưu mẹo nói trên không tốn một xu.

Hội thoại 8-3
Một anh chàng khác cũng thuộc dạng “mặt dày”, mùng 8-3 đi làm về vợ đứng đợi trước cửa hỏi: “Quà đâu?”
- Ơ, thế hôm nay là ngày gì mà đòi quà? – Anh chàng hỏi lại
- Ngày Quốc Tế phụ nữ - Cô vợ đáp
- Ngày Quốc Tế phụ nữ tức là ngày “Phụ nữ... Quốc Tế” chứ có phải phụ nữ Việt Nam đâu. Thôi để đến ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 đi.
Và cô vợ đành đợi “Bao giờ cho đến tháng 10”. Tuy nhiên đến tận ngày này anh chàng nói trên vẫn “quên” tặng quà. Cô vợ xị mặt trách:
- Ngày xưa khi còn tán tỉnh em, anh toàn kiếm cớ ngày lễ này nọ để tặng quà cho em, bây giờ sao anh quên nhanh thế?!
- Hì, em sống chả thực tế gì cả! Em thấy có ai câu được con cá rồi lại còn banh miệng nó để nhét tiếp mồi vào nữa không? – Anh chàng cười ranh mãnh. 

TẶNG VỢ



Từ lâu hứa hẹn sẽ mua quà
Tặng vợ nhân ngày tám tháng ba
Lúa vừa mới trổ, không bán được
Vốn riêng mình cạn chẳng tìm ra
Này tiền học phí cho con trẻ
Nọ bữa ăn ngon dưỡng cả nhà...
Vợ có trách đâu mà áy náy
Thôi thì cứ tặng cái...thân ta!      
St           

Quà tặng Tám Bà ngày Tám tháng Ba

Tám bông hoa héo kíp... lù ra
Hãy đón món quà Tám Tháng Ba...

Duyên Vũ Liên Oanh Oanh Tú Ra*
Thơ An Nhàn Phượng đủ tám bà
Dòm qua dòm lại năm tiêu bóng
Ngoái tới ngoái lui binh ẩn hà**
Đất khách biệt tăm vui cực lạc
Quê nhà hoang vắng sầu tha ma
Ba hồn Tám vía mau về tám
Vui vẻ nhận quà Tám Tháng Ba

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*     Tú Ra: Tú Xuất
**   binh ẩn hà: ba ẩn hình (Thơ, An, Nhàn khi ẩn khi hiện)

4 tháng 3, 2013

Trường xưa còn đó

Một giấc mơ đẹp chăng?
Cổng trường vẫn còn đó như ngày nào, các nữ sinh vẫn e ấp với áo dài, nón lá và cặp sách trên tay, còn Anh Đào và Mỹ Duyên là hai cô giáo cũ cùng đứng chụp hình với mấy em.

1 tháng 3, 2013

CỔ TÍCH HƯƠNG QUÊ

Kỷ niệm 60 năm thành lập (1953 – 2013)

TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG LẬP THỦ KHOA NGHĨA CHÂU ĐỐC
ngày 21 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( 02/03/2013), Giỗ Cụ Thủ Khoa Nghĩa.

(Tặng các bạn cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa)

1.         Khi tôi 7 tuổi, ồ trường khởi lập,
            đến 11 tuổi đậu được vào trường,
            vô tình một trùng hợp dễ thương :
            ngày tôi bắt đầu cắp sách đúng trường khai sanh.

2.         Sáu mươi bảy tuổi nay, nhớ in ngày đó,
            không như Thanh Tịnh nhớ “buổi khai trường”,
            đậu “trường công” rồi oai lắm chẳng thường,
            đôi guốc dông, bộ bà ba trắng lốc cốc ung dung.

3.         Trường còn đánh thùng thùng tiếng trống,
            báo giờ vào và cả ra chơi,
            bầy nhạn trắng nam nữ chúng tôi,
            cũng tung tăng quậy … nhưng đầy đứng đắn.

4.         Trường còn những buổi chào cờ đều đặn,
            sáng thứ hai rống cổ hát to,
            ban giám hiệu trịnh trọng xét dò,
            em đánh nhịp hãnh diện vung tay không mệt.

5.         Trường còn dạy Hán văn … thầy Thưởng,
            Chữ đầu môi còn nhớ rõ rằng :
            “Điều tối kỵ không được đồ đi đồ lại”,
            Viết một lèo rõ nét dọc ngang.


6.         Trường còn gởi học sinh trung học Đệ Nhất Cấp,
            sang Long Xuyên dự thí mỗi năm,
            không “lều chõng” nhưng nửa ngày mới đến,
            và phụ huynh cơ cực tìm chỗ ở ăn.

7.         Huống gì là Tú Tài Một khó khăn,
            phải “xuất ngoại” Long Xuyên tỉ thí,
            chỉ bốn lớp A,B,C nam nữ,
            học chung nhau tràn kỷ niệm thân thương.

8.         Rồi tôi cũng lặng lẽ rời trường,
            bởi Tú Tài Hai trường lần đầu khởi dạy,
            hướng đại học Sài Gòn Thủ Đô nương vậy,
            canh cánh lòng êm ái cổ tích hương quê.

9.         Thời Thủ Khoa Nghĩa thoáng qua nửa kỷ,
            lâu đài kỷ niệm niên thiếu rêu phong,
            vẫn kiên cố đẹp tận đáy lòng,
            nhờ phong kín hay nhờ vô tư thuở ấy.

10.       Một vị thầy “nhập cư”* vừa nói (2011) :
            “Đổi nhiệm sở nhiều lần,
            sao nhoi nhói nhớ Thủ Khoa Nghĩa trong tim”,
            tận bây giờ bên kia bờ đại dương ./.
Nguyễn Trí Thành
Sài Gòn 28/02/2013
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Thầy Khoa : người Sài Gòn gốc Bắc
                        hiện ngụ tại Anh Quốc
                        dạy Anh , Pháp văn 1965-1966

Cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Tượng Bùi Hữu Nghĩa ở Bảo tàng Cần Thơ
Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), trước có tên là là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi; là quan nhà Nguyễn, là nhà thơ và là nhà soạn tuồng Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

Cha ông tên Bùi Hữu Vị, làm nghề thuyền chài. Vì nhà quá nghèo nên mặc dù Bùi Hữu Nghĩa thông minh chăm chỉ, ông chỉ theo học chữ Hán được mấy năm. Sau nhờ một nhà giàu cùng xóm họ Ngô vì mến tài, giúp cho ông lên Biên Hòa ngụ nơi nhà ông Hộ trưởng Nguyễn Văn Lý (về sau được ông Lý gả con cho), và theo học với thầy Đỗ Hoành[1].

Năm 1835 ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ Khoa Nghĩa.

Được bổ chức quan
Sau khi đỗ thi hương, Bùi Hữu Nghĩa ra Huế dự thi Hội nhưng trượt. Tuy vậy, ông vẫn được triều đình cho tập sự ở bộ Lễ, rồi bổ làm Tri phủ Phước Long (Biên Hòa)[2]. Nhưng với bản tính liêm chính, Bùi Hữu Nghĩa không được quan trên ưa, nên ông bị giáng làm Tri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh, lúc bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện. Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được lòng quan trên bởi có lần ông cho đánh đòn em vợ Bố chánh Truyện bởi thói xấc láo. Cho nên nhân vụ Láng Thé, ông bị họ khép tội chết.

Vụ án Láng Thé
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang