Ngày Cha bỏ chúng tôi mà đi, tôi mới lên 5, đang học mẫu giáo trường tư. Em gái tôi mới lên 3, còn Mẹ thì vừa mới sẩy thai.
Tôi nhớ mãi buổi chiều muộn hôm ấy. Anh chị em chúng tôi
đang nô đùa trước sân nhà, còn Mẹ thì ngồi chải tóc, mắt dõi theo đàn
con ngoài ngõ...
Chợt một đứa trong bọn tôi reo lên "Chú Tiêu tới! Chú Tiêu
tới!"
Cả bọn chúng tôi chạy ùa lại bên chú Tiêu, một người bạn
thân của Cha tôi trong quân ngũ. Chú ôm chúng tôi vào lòng, đưa cho anh tôi gói
quà mà đôi mắt Chú cứ rưng rưng, ngại ngần hướng về phía mẹ. Mẹ tôi thảng
thốt chạy lại. Chú Tiêu nắm chặt hai bàn tay đang run lên của Mẹ mà
nghẹn ngào không thốt được lời nào. Mẹ lao vội vào nhà, vật mình xuống
tấm phản gào lên tức tưởi...
Tuổi thơ non nớt của tôi không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra lúc
đó. Chỉ thấy rằng, một chốc sau hàng xóm kéo đến chật cả nhà. Người thì lo giật
gió, xoa dầu cho Mẹ, người thì lo dỡ bỏ bức vách phên trước nhà, người thì lo
khiêng bàn ghế...
Có một đám trẻ con hiếu kỳ cũng theo chân người lớn thập
thò ngoài ngõ. Lúc đó, tự dưng tôi thấy mình có oai ghê, vì nhà mình đông đúc
đến vậy. Tôi bèn cầm cây ra thị oai với bọn trẻ con trong xóm, đuổi chúng ra
khỏi nhà. Ôi, lúc ấy tôi đâu biết rằng một mất mát không gì có thể bù đắp đã ập xuống gia đình tôi!
Mẹ tôi khóc thật nhiều suốt nhiều tháng, nhiều năm sau đó.
Đêm khuya giật mình thức giấc, nghe tiếng mẹ sụt sùi sau bức vách, tôi cũng khóc a dua theo mà
chẳng hề biết nguyên do. Mãi sau này, khi học lên lớp 3 lớp 4, tôi mới có chút ý
thức về cảnh ngộ của mình khi được miễn đóng tiền Niên liễm và luôn được nghe câu nói cửa miệng của Mẹ: "Con không được đua đòi, cha con không còn như
người ta!"
Không biết bao lần tôi cố hình dung về Cha tôi, nhưng
trong ký ức chỉ lờ mờ hiện ra một người đàn ông dong dỏng cao, nước da ngâm
đen, tính tình vui vẻ. Còn khuôn mặt thì bặt, tôi chẳng thể hình dung được!
Cũng mơ hồ nhớ lại, có lần Cha tôi về phép, bày ra món khổ
qua nhồi thịt, bọn tôi cứ lén ăn phần ruột, còn phần vỏ
thì liệng xuông gầm giường. Có vài ông bạn hàng xóm sang nhà uống rượu cùng
Cha, rồi tất cả lăn ra ngủ trên tấm phản trước hiên nhà. Lúc đó tôi và anh tôi
còn tinh nghịch trộm dòm "hòn bi" của Cha rồi cùng nhau cười khúc khích.
Duy một kỷ niệm với Cha mà tôi nhớ rất rõ. Đó là kỷ niệm
cuối cùng Cha để lại. Nó đã in dấu rất sâu đậm trong lòng tôi và cả trong trái tim Mẹ.
Đó là một buổi trưa hè oi ả nhất mà tôi từng biết.
Tôi ngồi lầm lì cắn bút trên bàn học, bất lực trước bài toán nhân mà Cha bắt giải (chưa học lớp Một mà bắt giải toán Nhân!). Cha tôi cầm cây chổi lông gà đi lòng vòng quanh bàn...
Tôi ngồi lầm lì cắn bút trên bàn học, bất lực trước bài toán nhân mà Cha bắt giải (chưa học lớp Một mà bắt giải toán Nhân!). Cha tôi cầm cây chổi lông gà đi lòng vòng quanh bàn...
- Sao không làm bài mà cứ cắn bút hoài vậy?
- Tại nóng nực quá, con không làm được! Tôi gãi lưng lia lịa.
- Vậy thì cởi áo ra cho mát!
Tôi không chịu cởi áo, vì thừa biết rằng cái nguyên nhân
"nóng nực" kia chính là cứu cánh cuối cùng cho việc không giải được
bài toán của tôi. Cha nhắc lại nhiều lần mà tôi cứ nhất định không làm
theo. Cuối cùng, giận quá Cha tôi bắt tôi cúi xuống quất cho mấy chổi lông
gà...
Không biết là may hay rủi, khi vô tình cái móc treo ở đầu chổi lông gà bị sứt ra. Sợi dây chì đâm vào mông,
khiến tôi bị chảy máu lênh láng. Tôi khóc thét lên. Mẹ tôi chạy lại giằng lấy
cây chổi rồi ôm tôi vào lòng, vừa xuýt xoa vừa mắng Cha tôi một trận.
Có lẽ Cha ân hận nên cứ ngồi im, trầm ngâm không nói lại
lời nào. Sau đó Cha bỗng nhiên hào phóng cho tiền chúng tôi ăn quà. Mỗi đứa được một
đồng 5 cắc "ba cô", riêng tôi thì được 1 đồng tiền "bông
lúa". Anh em chúng tôi kéo nhau ra bà Tư Tiệm bán tạp hóa ngoài đầu ngõ mua kẹo dừa,
kẹo cây mút mút, liếm liếm một cách khoái chí. Cả nhà cùng vui vẻ...
Rồi Cha tôi phải ra đi ngay buổi chiều hôm đó để trả phép.
Đó là lần về phép sau cùng của Cha,
là kỷ niệm cuối cùng mà Cha để lại cho tôi và cả gia đình tôi.
Suốt những năm sau này, kỷ niệm ấy luôn được
Mẹ tôi nghẹn ngào nhắc lại mỗi lần cúng giỗ Cha. Những lúc như thế,
tôi lại cảm thấy mình oai oai vì được làm nhân vật chính trong câu chuyện buồn
buổi trưa hè năm ấy.
Cha đã ra đi mãi mãi, để lại Mẹ tôi với 4 đứa con
nhỏ dại khi còn đang tuổi thanh xuân. Khi ấy Mẹ chỉ vừa 36. Mẹ nhất
quyết ở vậy nuôi con, bèn cạo trọc đầu, ăn chay trường và bắt đầu quang
gánh ra chợ kiếm sống nuôi đàn con dại từ đấy.
Tất cả những gì tôi có thể nhớ về Cha tôi vỏn vẹn chỉ bấy nhiêu
thôi. Ký ức non nớt của tuổi thơ chỉ biết vui đùa không ghi nhận được
nhiều hình ảnh về Người.
Nhưng bên cạnh công lao to lớn của Mẹ, tôi luôn biết rằng, nếu không có Cha, thì cuộc đời tôi có lẽ sẽ không được như bây giờ. Dù Cha tôi không còn ở bên cạnh để đòn roi, dạy dỗ anh em chúng tôi kể từ sau lần về phép đáng nhớ ấy, tôi luôn biết rằng chính Cha đã nâng cánh cho tôi suốt cuộc đời này.
Nhưng bên cạnh công lao to lớn của Mẹ, tôi luôn biết rằng, nếu không có Cha, thì cuộc đời tôi có lẽ sẽ không được như bây giờ. Dù Cha tôi không còn ở bên cạnh để đòn roi, dạy dỗ anh em chúng tôi kể từ sau lần về phép đáng nhớ ấy, tôi luôn biết rằng chính Cha đã nâng cánh cho tôi suốt cuộc đời này.
Có những câu nói rất bình thường nhưng nó có thể quyết định
tương lai, hoặc nhân cách một đời người. Với tôi, có ba câu nói của đấng sinh
thành đã tác động mạnh mẽ đến cuộc đời tôi từ lúc ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành:
Mẹ tôi luôn nhắc nhở:
- Con không được đua đòi theo người ta, vì con
không có Cha!
- Con học là để ấm thân con, chứ không học cho Mẹ!
Câu nói đầu khiến tôi đau sững sờ khi vừa lên lớp 3, nhưng
nó đã giúp cho tôi luôn tự biết phận mình, biết khiêm tốn, biết chấp nhận và chịu đựng. Còn câu
sau luôn nhắc nhở chúng tôi phải quyết chí học hành.
Cha tôi dù đã đi xa, vẫn kịp để lại một ước mơ khi vui chuyện cùng Mẹ:
- Không biết đằng ấy thì sao, chứ nếu tớ còn sống, thì tớ sẽ cho con tớ học tới cùng!
Câu nói này trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, nhiều lần giúp
anh em tôi tiếp tục đi hết con đường học vấn sau này.
Sau biến cố 1975, gia đình tôi lâm vào cảnh lao đao, cơ cực
vô cùng. Đồng lương Cô nhi - Quả phụ dù còm cõi, nhưng bấy lâu nay vẫn tiếp sức
cho Mẹ nhẹ gánh nuôi con, nay không còn nữa. Mẹ phải gồng gánh nhiều thêm, em
gái tôi phải thôi học để phụ Mẹ. Là con trai, anh em tôi không đành lòng khoanh
tay nhìn Mẹ và em gái vất vả, đã nhiều lần ngỏ ý định thôi học với Mẹ...
1978, năm lũ lụt, mất mùa, đói kém, chạy giặc Pol Pot...
Anh em chúng tôi bước vào đại học với hy vọng 18 đồng học bổng sẽ giúp trang trải được những phí tổn tối thiểu. Nhưng thật là tai họa khi năm ấy nhà trường không đủ gạo và nhu yếu phẩm cho sinh viên các khóa trước, nên tạm ngưng cung cấp cho khóa chúng tôi, mà giá cả ngoài chợ thì cứ ngày một tăng. Ôi thôi, một thời kỳ khổ và nhục chẳng thể nào quên được trong đời anh em tôi...
Anh em chúng tôi bước vào đại học với hy vọng 18 đồng học bổng sẽ giúp trang trải được những phí tổn tối thiểu. Nhưng thật là tai họa khi năm ấy nhà trường không đủ gạo và nhu yếu phẩm cho sinh viên các khóa trước, nên tạm ngưng cung cấp cho khóa chúng tôi, mà giá cả ngoài chợ thì cứ ngày một tăng. Ôi thôi, một thời kỳ khổ và nhục chẳng thể nào quên được trong đời anh em tôi...
Mùa nghỉ hè đầu tiên, Mẹ cứ nhìn đăm đăm hai đứa con xanh xao, vàng vọt mà
nước mắt rưng rưng. Anh em tôi bàn với nhau, một đứa sẽ nghỉ học kiếm việc làm phụ Mẹ và nuôi đứa kia học tiếp. Nhưng ai cũng đòi giành lấy phần hy sinh...
- Nếu tớ còn sống, thì tớ sẽ cho con tớ học tới cùng!
Câu nói ước nguyện của Cha khi còn sống ấy như một câu thần chú nhiệm mầu, luôn kịp xuất hiện trong những lúc ngặt nghèo mà việc học của anh em chúng tôi tưởng
chừng phải gián đoạn. Câu thần chú ấy như một cánh tay nâng đỡ, giúp Mẹ con chúng tôi vượt qua tất cả.
"Cha chúng mày đã nói như thế. Không đứa nào được nghỉ học. Cực, nhục đến đâu cũng phải học!", Mẹ tôi luôn nhắc lại câu nói ấy mỗi khi chúng tôi định bỏ dở việc học hành.
"Cha chúng mày đã nói như thế. Không đứa nào được nghỉ học. Cực, nhục đến đâu cũng phải học!", Mẹ tôi luôn nhắc lại câu nói ấy mỗi khi chúng tôi định bỏ dở việc học hành.
Giờ đây, Mẹ đã ngoài 80, sống thanh thản với cảnh chùa và lời kinh tiếng kệ. Anh em chúng tôi cũng không còn
trẻ nữa, ai cũng có gia đình với cuộc sống không còn vất vả như xưa. Anh em chúng tôi luôn hòa
thuận, thương yêu và giúp đỡ nhau những khi khốn khó.
Mẹ tôi rất vui lòng và "nở mặt nở mày" cùng xòm giềng về những người con của Mẹ.
Tôi mong rằng, ở một nơi xa xăm nào đó, Cha chúng tôi cũng đang mỉm cười hạnh phúc.
Mẹ tôi rất vui lòng và "nở mặt nở mày" cùng xòm giềng về những người con của Mẹ.
Tôi mong rằng, ở một nơi xa xăm nào đó, Cha chúng tôi cũng đang mỉm cười hạnh phúc.
Sài gòn, một buổi chiều nắng ấm.
02/8/2011
5 nhận xét:
Câu chuyện về Cha rất tuyệt vời
Xin chia sẻ với bạn
Mày có 1 người Cha có quyết sách đúng và bà mẹ kiên cường,1thân một mình nuôi con đến ngày thành tài.Rất ngưỡng mộ mẹ bạn.
@ THANH NHÀN
@ XN
Mẹ bây giờ là một bà cụ đã hơi lẫn, chỉ vui thú chuyện chùa chiền. Mẹ không hề được đi học, nhưng Mẹ cư xử rất hay với xóm giềng. Mẹ là một bài học lớn của tôi.
Thật rất kính phục cha,mẹ bạn và hết sức
ngưỡng mộ những người con biết vâng lời!
@oanhoanh
Định viết về Cha tôi lâu rồi, nhưng chưa viết được. Nhân chuyện XN đau buồn vì không còn Cha Mẹ, mới định thuật chuyện mình cho nó nghe để nó bớt buồn.
Còn tui thì không quá "vâng lời" đến mức phải "ngưỡng mộ" đâu cô nương!
Hôm nao rảnh, tui sẽ kể cho nghe hé!
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!