Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

6 tháng 8, 2011

BÍ ẨN TỈ LỆ VÀNG Ф – MẬT MÃ CỦA VŨ TRỤ (II)

Thứ sáu 25/03/2011 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Tổng hợp - Minh Trí
Nguồn: Tin180.com
Ф và Súp lơ

Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 1)
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 2)
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 3)
Đây là ảnh một cây xúp lơ thông thường. Nếu trông kỹ, ta có thể thấy một điểm giữa, ở đó những bông hoa là nhỏ nhất. Nhìn kỹ thêm, ta lại thấy những bông hoa tí xíu này được sắp xếp trên những đường xoắn ốc xung quanh điểm trung tâm kể trên, theo cả 2 hướng. Dễ dàng đếm được 5 đường xoắn ngược và 8 đường thuận chiều kim đồng hồ.

Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 4)
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 5)
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 6)
Xúp lơ kiểu Roman, bề ngoài và mùi vị vừa giống cải xanh vừa giống xúp lơ. Mỗi phần tử nhỏ nổi lên và giống với toàn thể nhưng có kích thước bé hơn, khiến các vòng xoắn nổi lên rất rõ ràng. Có 13 vòng xoắn ngược và 21 vòng xoắn thuận chiều kim đồng hồ.


Ф và các mầm cây dưới kính hiển vi điện tử
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 7)Mầm cây vân sam Na Uy này tuân theo quy luật dãy Fibonacci, 
gồm một hệ 8 đường và một hệ 13 đường xoắn ốc

Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 8)
Mầm cây Atisô này cũng có cách sắp xếp theo dãy Fibonacci, 
gồm các hệ 34 và 55 đường xoắn ốc

Luôn là Fibonacci và Ф?
Vài loài hoa có 6 cánh hoa, và 6 không thuộc dãy Fibonacci. Trong hình là hoa huệ tây, hoa thủy tiên và hoa loa kèn đỏ. Nhưng nhìn kỹ thì chúng thực chất có 2 lớp cánh hoa trong – ngoài, mỗi lớp gồm 3 cánh hoa, và 3 là số Fibonacci.
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 9)Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 10)Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 11)Hoa huệ tây, hoa thủy tiên, hoa loa kèn đỏ có 6 cánh hoa, chia làm 2 lớp 
mỗi lớp 3 cánh. Như vậy các loài này thực chất vẫn tuân theo dãy Fibonacci

Thực tế cũng có rất ít loài cây có số lượng cánh hoa không phải là số Fibonacci, như loài hoa vân anh. Loài ớt ngọt đôi khi không có 3 mà lại có 4 múi.
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 12)
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 13)
Hoa vân anh có 4 lá, còn ớt ngọt đôi khi có 4 múi chứ không phải 3. Như vậy trong tự nhiên cũng có ít loài thực vật không tuân theo dãy Fibonacci

Sau đây là một vài ví dụ khác:
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 14)Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 15)Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 16)Một loài xương rồng có 4 và 7 vòng xoắn

Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 17)Loài xương rồng này có 2 hệ gồm 11 và 18 vòng xoắn

Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 18)Xương rồng Echinocactus Grusonii Inermis có 29 múi

Có một chuỗi số khác là dãy số Lucas, bắt đầu bởi số 2 và 1, rồi sau đó giống như dãy số Fibonacci chúng có quy luật là số sau bằng tổng 2 số liền trước.
Cuối cùng ta có dãy số Lucas như thế này: 2, 1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76, 123, 199, 322, 521, 843 …
Ta có: 3/1=3 4/3=1,333… 7/4=1,75 11/7=1,5714… 18/11=1,6363… 29/18=1,6111… 47/29=1,6206…
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 19)
Đồ thị dãy số Lucas cũng tương tự như dãy Fibonacci. 
Điều đáng quan tâm là: Ln cũng tiến về 
Ф = 1,6180339… khi n tiến tới vô cùng

Bạn có thấy 4, 7, 11, 18, 29 đều xuất hiện trong các hình thực vật ở trên?
Như vậy các ngoại lệ không thuộc dãy Fibonacci thì lại thuộc một dãy số tương tự, điển hình là dãy Lucas. Rốt cuộc chạy trời không khỏi nắng, đại đa số thực vật đều liên quan đến con số Ф = 1,618 bí ẩn này không ít thì nhiều.

Ф và sự phân chia tế bào
Bí mật Tỉ lệ Vàng - mật mã của vũ trụ (II) - Tin180.com (Ảnh 20)
Dưới đây trình bày một trong vài kiểu phân chia tế bào sinh vật trong thực tế.
Ban đầu chỉ có 1 tế bào, ta gọi đó là tế bào mẹ gốc A00.
Lần phân chia thứ 2: A00 sinh ra tế bào mẹ A01, sinh tế bào con A10, và một tế bào con A-1 (không sinh sản). Giờ có 3 tế bào tất cả là A01, A10, và A-1.
Lần phân chia thứ 3: A01 sinh ra A02, A10 sinh ra A11 và A20. A-1 vô sinh. Giờ có 4 tế bào A02, A10, A11, A20.
Lần phân chia thứ 4: Tế bào A02 không sinh sản mà trở thành A03. Giờ có 7 tế bào là A03, A11, A20, A12, A20, A21,A30.
Lần phân chia thứ 5: A03 chết. A12 không sinh sản trở thành A13. Giờ có 11 tế bào là A12, A20, A21, A30, A13, A21, A30, A22, A30, A31, A40.
Lần phân chia thứ 6: Giờ có 18 tế bào tất cả: A13, A21, A30, A22, A30, A31, A40, A22, A30, A31, A40, A23, A31, A40, A32, A40, A41, A50.
Lần phân chia thứ 7: Tất cả có 29 tế bào… vv…
Vậy số tế bào trong mỗi lần phân chia là 1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76, 123, 199, 322, 521, 843 … Đó chính là dãy Lucas, có liên hệ chặt chẽ với tỉ lệ vàng Ф…….
Các nhà minh triết Tây phương cổ xưa thường giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Có trí tuệ lại có đức, họ cảm nhận được sự vĩ đại của Tạo Hóa, hiểu rằng vũ trụ không phải tự nhiên sinh ra mà là được tạo dựng bởi uy lực vô cùng của Ngài.
Người Do Thái cổ quan niệm rằng Đấng tạo hóa (Elohim) tạo nên Trời Đất từ khoảng trống tối tăm hỗn độn.
Đáng kinh ngạc là ở mảnh đất Đông phương xa xôi với văn hóa khác biệt hoàn toàn, nhưng các minh triết cổ đại cũng đều đồng quan điểm như vậy. Người Đông phương cổ xưa cho rằng vũ trụ là một thể sinh mệnh.
Đức Lão Tử nói: “Có một vật sinh ra từ lúc hỗn nguyên, có từ trước khi Trời và Đất được sinh ra, yên lặng vô hình, độc lập mà không thay đổi, vận hành tuần hoàn mà không ngừng nghỉ, có thể là mẹ của vạn vật trong vũ trụ. Ta không biết tên là gì, bèn gọi là Đạo”.
Những người theo Phật giáo nguyên thủy cho rằng muôn vật sinh ra từ Hỗn nguyên (Sunyata) và Đấng chí tôn (Dharmakaya) là bất sinh bất tử vô hình.
Người thời nay hoàn toàn không biết người xưa tư duy như thế nào, quan sát vạn vật vũ trụ ra sao, phát triển đến trình độ cao siêu đến đâu. Không ai bảo đảm được là người thời nay thông minh và sáng suốt hơn họ, vì vậy chúng ta không thể nào phớt lờ những hiểu biết của họ, đặc biệt là về vũ trụ và nhân loại.

Mời xem các bài khác:
  1. Bí ẩn Tỉ lệ vàng Ф – Mật mã của vũ trụ (I)
  2. Bí ẩn Tỉ lệ vàng Ф – Mật mã của vũ trụ (III)
  3. Bí ẩn Tỉ lệ vàng Ф – Mật mã của vũ trụ (IV)

4 nhận xét:

Tú xuất nói...Trả Lời

+Đo chiều cao của bạn từ RỐN lên đến đỉnh đầu gọi là x , sau đó đo chiều cao của bạn từ RỐN xuống đến chân gọi là y. Dang 2 tay ra là đo chiều dài đó gọi là a. Nếu x/y = TỈ SỐ VÀNG và a/(x+y) cũng bằng TỈ SỐ VÀNG , đó là bạn đã có 1 thân hình của các siêu mãu. Điều này hoàn toàn là sự thật vì các hãng thời trang đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này khi tuyển người mẫu.

VietQuoc nói...Trả Lời

Cô Út nhà mình coi bộ nôn nóng cái khoản này ghê hỉ? Từ từ sẽ có ở P3 mà!
Sẵn đây, bổ sung cho Út tấm hình minh họa của Leonardo da Vinci Hihi):
[img]http://thealchemicalegg.com/X.GIF[/img]

VietQuoc nói...Trả Lời

Sao mấy hôm nay blog vắng như "Chùa Bà Đanh" vậy kà?

thanhnhan nói...Trả Lời

Có lẽ Bí Ẩn Tỉ Lệ Vàng nhiều quá...
Và có lẽ phải đăng mấy bài thư tình lãng
mạng hay sao ấy...
...hay Mưa buồn,
mưa hoài ...hay Dalat mộng mơ ...sao sao
ấy...VQ cho ý kiến hay hay đi...hết biết
chủ đề gì rồi ...hi...hi...

Cảm nghĩ của bạn

Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang