Gần đây Trung Quốc gây hấn
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến tình hình biển Đông trở nên
căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ
trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web liên tục lên tiếng hù dọa, xúc phạm
dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh…
Với những dấu hiệu
đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có, thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền?… Với tư
cách từng là một sỹ quan Hải quân, xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.
Ý tưởng đó của nhà cầm quyền
Trung Quốc không thể là không có
Trước hết, hãy nói về dã
tâm của họ. Dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc thế hệ trước cho đến thế hệ sau
là bành trướng, bá quyền, nước lớn. Còn Việt Nam không bao giờ là nước chư hầu của
Trung Quốc, là nước luôn cản trở dã tâm đó. TQ Muốn có chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai
rồi thì chuỗi ngọc trai… thì phải chinh phục được Việt Nam.
Vì vậy, bất kỳ lúc
nào, bất kỳ nơi đâu, hễ thấy Việt Nam sơ hở, khó khăn… là cái dã tâm đó nổi lên
y như thằng nghiện ngửi được mùi hêroin. Lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc
của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Gần đây nhất là xâm chiếm đảo
Hoàng Sa năm 1974; gây chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979; gây xung đột ở
Trường Sa 1988… càng chứng minh điều đó.
Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc
tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Tính đến nay GDP của họ gần xấp xỉ Mỹ, vượt
Nhật. Điều đáng nói là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng nóng này là quá đắt.
Hệ lụy của nó là gì?
Đó là sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh của một đất
nước có nền kinh tế tư bản nửa vời, một chế độ chính trị “mang màu sắc Trung Quốc”
“mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” qua 3 thập kỷ
giờ đã trở thành Đế quốc – Một đế quốc non trẻ “mang màu sắc Trung Quốc” rồi (để
cho gọn ta gọi là Đế quốc Trung Quốc).
Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì, ai cũng biết. Tham vọng của Trung Quốc là muốn chia lại thế giới, thậm chí muốn bá chủ thế giới,TQ nhiều tiền mà không mạnh. GDP nhì thế giới và có thể đứng đầu thế giới, nhưng chất lượng GDP của Trung Quốc thấp. (Đang còn phải mua động cơ máy bay của Nga thì cái ngày “mở mày mở mặt” “nói gì làm nấy” với thế giới là không biết bao giờ).
Tuy nhiên với khu vực, các láng giềng bé nhỏ, đặc biệt là
Việt Nam thì nguy cơ bị Đế quốcTrung Quốc gây hấn, thôn tính là điều có thể.
Hãy xem để biết một chút gan ruột của họ: “Hiện nay,Việt nam là mối đe dọa chủ
yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối
và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát Đông Nam
Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước
quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam” (Báo mạng Trung Quốc ngày
19/6/2011)
Trung
Quốc sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa?
Trước hết phải khẳng định rằng, nếu biển Đông bị một nước nào đó khống chế, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo
Trường Sa thì sẽ khống chế được biển Đông. Vì vậy, Trung Quốc muốn có “đường lưỡi
bò” hay gì gì đi nữa thì phải có quần đảo Trường Sa.
Đánh chiếm quần đảo này, chỉ
có hai phương án thông thường mà thôi.
Thứ nhất là bí mật, bất ngờ,
nhanh chóng dùng người nhái đổ bộ đánh chiếm đảo, khi đất liền biết thì đã muộn.
Thứ hai là sử dụng hỏa lực của
hải quân, không quân, tên lửa…vừa dọn bãi, vừa tiêu diệt lực lượng phòng vệ
trên đảo, sau đó đổ bộ quân lên chiếm đảo.(Y như tập trận.)
Phương án thứ nhất thực hiện
hơi bị khó, chỉ đem quân đi nướng thôi. Lính đảo Trường Sa của Việt Nam không
đơn giản, họ bắn đêm, bắn ngày là bách phát bách trúng. Bộ tham mưu Hải quân Việt
Nam cũng không ngu ngơ gì mà không chuẩn bị, bố trí kỹ để chống loại đột nhập
này. Đây cũng là bài tủ của lính Trường Sa.
Phương án thứ hai với Trung
Quốc là tối ưu vì họ có các lợi thế, đó là vũ khí, trang bị nhiều và mạnh, quân
đổ bộ đông, tuy nhiên không có tính bất ngờ, lực lượng bị bộc lộ toàn bộ vì Trường
Sa cách khu vực tập kết của họ quá xa.
Thực hiện phương án này
Trung Quốc sẽ dùng hỏa lực để làm sạch bãi đổ bộ và sạch các lực lượng phòng thủ
trên đảo. Nhưng hiệu suất, hiệu quả không thể xác định. Lính Trường Sa dại gì đưa
lưng ra chịu tên lửa, pháo tầu của Trung Quốc giã vào. Họ biết cách tránh, chẳng
hạn xuống hầm ngầm, để sau đó tiếp đón lính đổ bộ của Trung Quốc đến.
Đó là mới nói đến sự đối đầu
trực tiếp giữa toàn bộ lực lượng đánh chiếm đảo của Trung Quốc với chỉ riêng lính đảo Việt
Nam, còn thực ra đối đầu với lực lượng bảo vệ đảo chủ yếu từ đất liền của Việt
Nam mới đáng kể.
Như trên đã nói, Trung Quốc
cách đảo Trường Sa - khu vực tác chiến quá xa, gấp ba lần so với từ đất liền Việt
Nam đến đó. Đây chính là điểm bất lợi chết người của Trung Quốc. Bộ tham mưu Hải
quân Việt Nam sẽ biết lực lượng của Hải quân Trung Quốc đến từ đâu, hành quân
ra sao, có bao nhiêu tầu, chủng loại gì, thời gian đến địa điểm tập kết, không
quân tác chiến bao lâu thì phải quay về (vì hết nhiên liệu) v.v…
Chắc với vũ khí trang bị hiện
có của Việt Nam như hệ thống Bastion, SU30, các tàu phóng lôi, tên lửa loại nhỏ
tốc độ cao… thì việc lực lượng đánh chiếm đến được vị trí tập kết đã khó bảo
toàn.
Giới quân sự Trung Quốc biết
điều này không? Họ thừa biết đó không phải là những cuộc tập trận diễu võ dương
oai, hù dọa những nước chưa từng biết chiến tranh, vì họ là giới quân sự, chứ không
phải như bọn choai choai đeo kính cận trên mạng internet, lúc nào cũng hô hào
chiến tranh, cướp Trường Sa đâu. Nếu như dễ dàng thì họ xơi lâu rồi, từ năm
1988 cơ.
Suy cho cùng, một cuộc chiến
tranh hoặc xung đột quân sự nếu như xảy ra trên biển giữa Trung Quốc và Việt
Nam mà Trung Quốc không chiếm được Trường Sa thì không giải quyết được điều gì
về mặt quân sự, ngược lại họ sẽ bị tổn thất rất lớn về chính trị, ngoại giao.
Vì vậy, để đạt được mục đích
của mình, Trung Quốc sẵn sàng mở cuộc chiến tranh xâm lược lớn, tổng lực cả trên
biển và đất liền. Lý do ư? Không có lý do gì hết. Đức tấn công Liên Xô có lý do
gì đâu, mặc dù hai nước đã ký với nhau Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
Việt Nam phải hết sức cảnh
giác và chuẩn bị chu đáo mà “đón tiếp” họ. Họ gây căng thẳng trên biển, nhưng
xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trên đất liền. Khi đảo không còn điểm tựa đất liền
thì việc chiếm đảo Trường Sa cũng dễ như chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy thôi.
Trung Quốc không muốn chiếm đóng lãnh thổ đất liền làm gì, vì họ không muốn như
các vương triều ngày trước. Họ chỉ muốn Trường Sa và biển Đông.
Trên đất liền, Trung Quốc có
rất nhiều lợi thế và đặc biệt họ có nhiều căn cứ quân sự ngay trong lãnh thổ của Việt
Nam (có bao nhiêu thì hỏi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Tài
nguyên & Môi trường, chủ tịch các tỉnh cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng
và các khu có hàng ngàn lao động lực lưỡng người Hán cư trú là biết. Còn có thật
là căn cứ quân sự hay không thì cứ thử vào mà xem, như tướng Đồng Sỹ Nguyên còn
chưa vào được nữa là…).
Trung
Quốc có gây chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai không?
Nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng
khó xảy ra vì mấy lẽ sau:
Thế giới ngày nay khác xưa.
Nhân dân Trung Quốc cũng khác xưa, họ không để cho những cái đầu nóng đại Hán
muốn làm gì thì làm. Họ quá hiểu họ là ai, họ được gì... Họ cũng như nhân dân Việt
Nam, không muốn chiến tranh.
Hai là, nhà cầm quyền Trung
Quốc thừa hiểu một dân tộc mà vì “muốn hòa bình nên đã nhân nhượng nhưng càng
nhân nhượng thì địch càng lấn tới...”, lúc ấy sức mạnh và lòng căm thù của dân tộc
đó như chiếc lò xo bị nén đến tận cùng, nên khi bật ra thì sẽ giải phóng một
năng lượng khủng khiếp: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
không chịu làm nô lệ”. Đánh nhau với một dân tộc như vậy, hoặc là bị trắng tay, hoặc bị sa lầy. Với dân tộc Việt Nam thì
lịch sử còn chưa ráo mực.
Ba là, đành rằng Trung Quốc
bây giờ không phải như Trung Quốc năm 1979, thì Việt Nam càng không phải như năm
1979. Năm 1979 Việt Nam không sẵn sàng và bị bất ngờ, thì nay yếu tố đó không
còn.
Vì thế, chiến tranh nếu xảy
ra sẽ là khốc liệt. Việt Nam và Trung Quốc kề nhau, nếu Trung Quốc gây chiến thì
không gian của cuộc chiến không chỉ trên
lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ của Trung Quốc cũng không thể loại trừ. Người dân
vô tội của Việt Nam và Trung Quốc sẽ mất mạng vì đạn lạc, bom rơi của chiến
tranh, sẽ căm thù tột độ kẻ nào đã gây chiến.
Khi đó, mầm đại loạn sẽ nổi lên, và đó sẽ là “giọt
nước cuối cùng” làm cho Trung Quốc lung lay, bất ổn. Chưa biết chừng, Trung
Quốc lúc đó không còn là Trung Hoa vĩ đại nữa, mà bị chia thành nhiều nước nhỏ như đã
từng trước đó.
Không đời nào Trung Quốc muốn
các nước khác như Nhật, Nga, Ấn Độ và Mỹ “tọa sơn quan hổ đấu”. Vì nuốt gọn Việt
Nam không dễ và nhanh như tờ “Hoàn Cầu thời báo” tưởng.
Ý kiến một độc giả của viet-studies
Tác
giả gửi cho viet-studies ngàt 8-7-11
0 nhận xét:
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!