Thực ra tôi không muốn tranh luận nhiều về vấn đề này cho tốn giấy mực, vì còn rất nhiều việc cần báo, đài, tivi nói về dạy kỹ năng sống và tồn tại cho trẻ nhỏ như: học bơi, thoát hiểm, an toàn thực phẩm, chứ đừng tốn giấy mực cho những chuyện như các sao nghiện ma túy, hở hang, chuyện đời tư để thu hút khách...
Tôi chỉ nói một số ví dụ tôi mới gặp để mọi người tư suy ngẫm. Tôi cũng may mắn thuộc trong số 1% giàu có của đất nước này. Chắc tôi phải bảo vệ cái tầng lớp giàu có của tôi.
Tôi chỉ nói một số ví dụ tôi mới gặp để mọi người tư suy ngẫm. Tôi cũng may mắn thuộc trong số 1% giàu có của đất nước này. Chắc tôi phải bảo vệ cái tầng lớp giàu có của tôi.
Việc những người ăn sáng hết cả chục triệu, mua xe hàng chục tỷ, chơi cây cảnh hàng tỷ, và uống những chai rượu hàng chục triệu tới cả trăm triệu như doanh nhân tiếp quan chức… là chuyện bình thường ở Việt Nam, Trung Quốc, nhưng là bất thường ở các nước tư bản.
Danh ngôn trên blog lịch hôm nay (25/3) có câu "Kẻ tiểu nhân khi nghèo thì bủn xỉn, khi giàu thì kiêu căng", người có học và có văn hóa sẽ tránh được điều ấy.
Một ông bạn tôi là Chủ tịch một công ty Nhật, qua Việt Nam ở khách sạn 5 sao, nhưng khi đi ăn cơm còn một miếng sườn người bồi bàn mang đi, ông cầm lại ăn nốt, cơm dính bát chan canh ăn hết. Họ nói văn hóa chúng tôi là vậy, tiết kiệm để làm nhiều việc khác thiết thực, không bao giờ huyênh hoang, thể hiện.
Người Đức rất ghét điện hạt nhân và đường sắt cao tốc (loại chỉ chở người giống xe Audi 4 chỗ, không chở được hàng hóa giống xe tốc hành giá rẻ), mặc dù họ rất giàu, họ rất thích năng lượng tái tạo, như gió, mặt trời, rẻ và an toàn… nhưng chúng ta lại rất thích có những dựa án hàng đầu thế giới này, vừa tốn kém vừa để trứng trong một giỏ và rất mạo hiểm, vì chúng ta liều hơn họ nhiều.
Mới đây, tôi có đi nhiều nơi vùng sâu vùng xa, và vào vùng miền núi, cách Đà Lạt mới 40 km thôi. Khi tôi đi qua đò, hai vợ chồng trẻ lái đò lấy 1.000 đồng/người. Tôi hỏi sao lấy rẻ thế, họ nói dân ở đây nghèo lắm, không có tiền. Tôi thấy hai vợ chồng với một đứa con ở căn nhà ghép vài tấm ván và lợp lá do dân địa phương giúp đỡ. Thấy vậy, tôi đưa cho em lái đò 100.000 đồng, em ấy rất cảm động và mời ăn cá suối khi nào tôi quay lại... Dân ta là thế đó, nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Tôi cũng nói với các doanh nhân trẻ, hay đi ôtô về vùng sâu vùng xa, ít đi máy bay để thấy được đất nước mình…
Một gia đình cũng như một đất nước, nếu ông bố có tài thì gia đình giàu có, vợ con sung sướng, nếu ông bố bất tài thì vợ con đói khổ...
Chúng ta hãy nhìn lại mình, trong khi chúng ta mới làm được cái xe đạp, các nước tư bản đã làm được tàu vũ trụ từ lâu. Ta nên học họ hay không, hay ta lại định hướng cho họ theo nền kinh tế thị trường?
Dân nghèo họ không cần biết người giàu làm gì, nhưng họ rất ghét thói xa hoa lãng phí, vì đó không phải là đạo đức, là văn minh, mà lại là thời "lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau...".
Tại sao họ phải làm cách mạng thì các bạn đã biết. Hãy sống và làm việc cho tổ quốc và nhân dân mình, sống giản dị theo sách Phật đã dạy, đừng để đến lúc quá muộn vì có luật " Nhân - Quả" trong trời đất.
Luis Bạn đọc
1 nhận xét:
Bài viết thật đơn giản nhưng chứa đựng cả tấm lòng của người viết. Tấm lòng của một người giàu có về của cải cũng như về tâm hồn. Tôi xúc động khi đọc bài này.
Giá như người giàu nào cũng được vậy thì chẳng ai ghét người giàu đâu, dù họ có nghèo đến cách mấy đi chăng nữa.
Cảm ơn mày, Hưng!
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!