Đây là bài pháp thoại được nói tại chùa Linh Quang - Huế của Thượng Toạ Thích Phước Viên cho các thầy trẻ và các Phật tử, do tăng sinh Từ Niệm ghi lại.
Đóa hồng trắng được cài trên y áo thầy Tuệ Sỹ
Kính bạch chư tôn Hoà Thượng, chư Thương Toạ Đại Đức Tăng,
Kính thưa quý đạo hữu, phật tử hiện tiền,
Hằng năm, cứ vào tháng bảy mùa Vu Lan trở lại về với hàng trăm triệu người con Phật trên khắp năm châu bốn biển. Tại VN chúng ta, Vu Lan thắng hội đã trở thành mùa báo hiếu chung cho mọi người. Hôm nay, trong không khí trang nghiêm, trầm lắng, tại tổ đình Linh Quang, chư Tăng cùng tín đồ Phật tử hoà chung một nhịp hành lễ tự tứ lễ báo ân cha mẹ bảy đời và bà con nhiều kiếp. Để buổi lễ có thêm ý nghĩa sâu sắc và thêm phần phong phú, trước hết, tôi thấy cần phải nhắc lại một vài ý nghĩa liên quan đến thắng hội Vu Lan.
Đó là vấn đề an cư, tự tứ và ý nghĩa của vu lan báo hiếu. Tuy những vấn đề này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng không phải vì thế mà trở nên nhàm chán và ý nghĩa của nó bị lu mờ đị Ngược lại, chúng ta phải thấm sâu, phải làm cho nó càng ngày càng sáng tỏ. Nói cách khác, những ý nghĩa này chính là nghĩa vụ, bổn phận, là sự sống, đời sống lý tưởng của mỗi một người chúng tạ Chính vì vậy nên chúng luôn luôn hiện hữu với chúng tạ Vấn đề là tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Do vậy, đề nghị tất cả quý vị tăng sĩ trẻ và quý đạo hữu, hãy lắng lòng suy nghĩ để đừng cho mọi việc trôi qua trong hời hợt, trong lãng quên khiến không đạt được một lợi ích nào đáng kể trong khi đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tiền của và tâm trí. Trong khi cống hiến cả cuộc đời mình vào công việc phật sự.
Kính thưa liệt quý vị,
Nhắc đi nhắc lại ý nghĩa của an cư, Tự Tứ và Vu Lan báo hiếu là để thâm nhập một cách sâu sắc, để vun bồi đức hạnh cho mình; để công việc báo hiếu ngày một hiệu quả hơn chứ không phải nhắc đi nhắc lại như hình thức của một cái máy khi bật lên thì nghe tiếng, khi tắt đi thì hết nghe, và chấm dứt tất cả. Trở lại những ý nghĩa mà tôi vừa nêu, hẳn rằng, trong tất cả chúng ta, ít nhất cũng đã một lần đặt lên câu hỏi như thế này: Tại sao chúng Tăng phải an cử Tại sao lại có mùa Vu Lan báo hiếu? Trả lời những câu hỏi này cũng có nghĩa là nói lên toàn bộ ý nghĩa của Vu Lan thắng hội. Sau đây tôi xin tuần tự nhắc lại những ý nghĩa mà tôi đã nêu.
Ý nghĩa lễ an cư:
An cư là chữ phiên âm của tiếng Phạn, dịch ra tiếng Hán gọi là vũ kỳ; nghĩa là thời kỳ mưa gió hay gọi là mùa mưa. Nhưng nếu căn cứ theo hai chữ " an cự của chữ Hán để dịch nghĩa, thì cư là ở, an là yên. An cư là ở yên. Đó là ý nghĩa của chữ an cự Còn về mục đích và lý do của an cư thì có rất nhiều. Nhưng tôi chỉ xin nhắc lại ba điểm.
Thứ nhất, với nhiệm vụ hoằng pháp, chư Tăng phải luôn luôn lên đường đi khắp các hang cùng ngỏ hẽm, từ thành thị đến nông thôn, từ biển xa đến núi sâu rừng thẳm, để đến với mọi người trong mọi tầng lớp xã hội mà làm lợi ích cho họ. Nhưng để thực hiện việc hoằng pháp lợi sanh có hiệu quả, người tu sĩ, người con Phật, trước hết, phải tự mình có nội lực tâm linh, phải có kiến thức và phải có tấm lòng yêu đạo tha thiết. Để có được những đức tính đó, ít nhất một năm phải có ba tháng tập trung tu tập, rèn luyện bản thân nhằm thực hiện tâm linh, nâng cao trình độ kiến thức để hoằng pháp độ sinh trong chín tháng còn lại.
Thứ hai, sự nghiệp của người con Phật là hoằng pháp lợi sinh. Khi nói đến hoằng pháp lợi sinh thì không thể không nói đến đời sống thanh tịnh và hòa hợp của chúng Tăng. Đời sống thanh tịnh và hòa hợp là tiêu chí để xây dựng một xã hội ổn định, an bình và hạnh phúc. Nếu chúng tăng không thực hiện như vậy, thì mọi công việc được gọi là hoằng pháp lợi sinh đều trở nên vô nghĩa, đều trở thành lời nói đầu môi chóp lưỡi và đó chỉ là lời nói suông. Chính vì thế, mỗi năm ít nhất ba tháng, chư Tăng an cư để thực tập đời sống thanh tịnh và hòa hợp.
Thứ hai, sự nghiệp của người con Phật là hoằng pháp lợi sinh. Khi nói đến hoằng pháp lợi sinh thì không thể không nói đến đời sống thanh tịnh và hòa hợp của chúng Tăng. Đời sống thanh tịnh và hòa hợp là tiêu chí để xây dựng một xã hội ổn định, an bình và hạnh phúc. Nếu chúng tăng không thực hiện như vậy, thì mọi công việc được gọi là hoằng pháp lợi sinh đều trở nên vô nghĩa, đều trở thành lời nói đầu môi chóp lưỡi và đó chỉ là lời nói suông. Chính vì thế, mỗi năm ít nhất ba tháng, chư Tăng an cư để thực tập đời sống thanh tịnh và hòa hợp.
Mục đích thứ ba của vấn đề an cư là tạo điều kiện cho tín đồ Phật tử được gần gũi, học tập và cúng dường chư Tăng. Đó là thời gian thuận tiện nhất cho người Phật tử tại gia có điều kiện tìm hiểu đạo lý, đồng thời tạo được phước báo nhân thiên thông qua việc thân cận và cúng dường.
Ý nghĩa lễ tự tứ:
Tự Tứ là chữ phiên âm từ tiếng Phạn. dịch nghĩa theo chữ Hán gọi là hỷ duyệt, nghĩa là sau ba tháng an cư tu tập, vào ngày mười bốn tháng bảy, chư Tăng cùng nhau tập trung tại một giới trường, đối chiếu với giới luật mà mình đã thọ trì, mỗi một người tự xét bản thân qua thấy, qua nghe và qua nghi và nếu thấy việc gì đó không đúng, tự mình nói lên hoặc nhờ một vị tỳ kheo khác nói lên, sau đó nếu thấy rằng, mình có sai phạm thì phải sám hối đúng như pháp. Sau khi sám hối liền được thanh tịnh, trong tâm cảm thấy vui vẻ và an lạc. Đó là ý nghĩa của ngày tự tứ. Ngày tự tứ cũng còn gọi là ngày thọ tuế, nghĩa là chư Tăng có thêm một tuổi đạo.
Ý nghĩa Vu Lan, Báo Hiếu:
Vu Lan là chữ phiên âm từ tiếng Phạn, dịch nghĩa theo chữ Hán là giải đảo huyền. Chữ đảo huyền, nghĩa là sợi dây treo ngược. Đó là hình ảnh được thí dụ cho nỗi khổ của chúng sanh là vô cùng vô tận, không thể nào tả xiết. Giải đảo huyền nghĩa là mở sợi dây đang treo ngược tức có nghĩa là Cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, cảnh giới khổ đau, sanh về các cõi thiện lành an lạc. Đó là ý nghĩa của Vu Lan.
Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Có lẽ tất cả quý vị đã biết; ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha me, một công ơn, không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển, dùng thần thông nhìn thấy mẹ mình đang bị thống khổ trong địa ngục, Ngài đã đem cơm cho mẹ. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đã hoá thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên buồn bã, trở về thưa với đức Phật. Phật dạy rằng, nghiệp lực của mẹ ông quá sâu dày, nên mặc dầu ông có thần lực quảng đại và có tấm lòng hiếu đạo cảm động cả trời đất, nhưng một mình ông không thể Cứu được mẹ ông. Đây là một điểm mà tất cả chúng ta phải lưu ý. Với thần thông bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, với tâm hiếu đạo cảm động cả trời đất, thế mà ngài không Cứu nổi mẹ, cần phải nhờ đến ân đức của mười phương chúng Tăng. Đức Phật dạy rằng, mười phương chúng tăng lấy ngày rằm tháng 07 làm ngày tự tứ; các ông hãy vì cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sắm trai soạn, lễ vật, bông ba, quả phẩm, hương dầu đèn nến, giường chiếu mền nệm, các thứ tốt nhất, đặt vào trong bồn hiến cúng chúng tăng trong mười phương. Nhờ có đầy đủ giới pháp thanh tịnh cho nên đạo đức của tăng chúng ấy rất lớn. Ai cúng dường chúng tăng tự tứ đó thì tất cả cha mẹ cùng với bà con trong đời hiện tại mà đã quá vãng thì thoát khỏi thống khổ trong ba đường; trong đời hiện tại mà đang còn sống thì hưởng phước lạc, sống lâu trăm tuổi. Đó là nguyên nhân của lễ hội Vu .
Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Nói cách khác, đó chính là công ơn sanh thành dưỡng dục. Đã mang ơn thì phải nhớ ơn và đền ơn. Bất cứ người nào, đoàn thể tổ chức nào cũng đều phải như vậy. Nếu không, thì có lẽ không còn nguyên vẹn tính chất của một con người; không còn lý tưởng phục vụ mọi người của một đoàn thể tổ chức nữa. Chúng ta thử nghĩ, một người không biết công cha, không biết nghĩa mẹ tức không biết gì về hiếu thuận thì người đó liệu có phải là con người không; và cho dù thực tế họ vẫn mang lấy hình vóc của con người nhưng tính chất của họ có thể phải nói một cách chua xót rằng, chỉ ngang hàng với các động vật bốn chân. Chúng ta thử nghĩ, một đoàn thể tổ chức luôn nhân danh vì mọi người, phục vụ mọi người mà không hề biết đến, nói đến công ơn của cha mẹ, coi cha mẹ như một người xa lạ, như một kẻ vô tích sự, thậm chí đôi khi cho là có tội, thì thử hỏi, liệu đoàn thể tổ chức đó có thực tâm, thực lòng vì mọi người được không!
Đã biết ơn, nhớ ơn thì phải đền ơn tức là phải báo hiếu.. Một điều nữa mà chúng ta cần nhớ rõ, trong các kinh điển, đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sanh, trong chuỗi luân hồi vô tận, đã từng làm cha làm mẹ của nhau. Như vậy có nghĩa là báo hiếu cha mẹ cũng chính là đền ơn, trả ơn cho tất cả mọi người.
Công việc báo hiếu đối với cha mẹ, như trong kinh dạy, thiết trai cúng dường, cầu ơn mười phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ đã quá vãng siêu sanh về cõi thanh tịnh và yên vui; đối với cha mẹ hiện tiền, chúng ta cũng phải thấy rõ qua hai ý nghĩa: thứ nhất, nhờ oai lực của thập phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ sống bình yên trong cuộc sống hiện tại, sống hài hoà trong tình cảm gia đình và xóm làng, sống lâu trăm tuổi; thứ hai, với tư cách của những người con đối với cha mẹ còn sống, báo hiếu cha mẹ tức là giúp cho cha mẹ thoát khỏi khổ đau và phiền muộn trong đời sống, giúp xoá đi những khó khăn ràng buộc mà cuộc sống của xã hội đang tạo nên cho chạ Thực tế thì rất phức tạp. Tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như hoàn cảnh xã hội. Ở đây, tôi cần lưu ý với quý liệt vị rằng báo hiếu cho cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là đền ơn cho tất cả mọi người, những người chung quanh chúng ta; và những người chung quanh chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, tức cũng trả ơn, đền ơn cho chúng tạ Như vậy có nghĩa là chúng ta biết ơn, chúng ta trả ơn và đền ơn cho nhau.
Trong hiện tại, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trên hai lãnh vực tinh thần và vật chất. Về vật chất, như nhiều người đã từng nói, xã hội ngày nay dồi dào về vật chất hơn cách đây ba mươi năm. Có thật sự đúng như vậy không. Và giả dụ thực sự là như vậy thì nỗi khổ về vật chất có giảm thiểu đi nhiều hơn không. Có lẽ câu trả lời dứt khoát là không; bởi lẽ, dù có như vậy chăng nữa, thì thực tế độ chênh lệch giữa giàu và nghèo là quá mức có nghĩa là vật chất dồi dào kia là chỉ nằm trong tay của một thiểu số ít ỏi. Với một thực tế như vậy, trước mắt, mỗi một người trong chúng ta tự suy nghĩ trong phạm vi của mình để thực hiện mà thôi.
Về mặt tinh thần, trong thời buổi này, đối với chúng ta có rất nhiều điều vướng bận, thậm chí có những vướng bận rất ấm ức, rất dai dẳng. Đó chính là một trong những hình thức của trói buột, khổ đau. Chúng ta cần phải tìm cách để giải thoát. Như trên tôi đã nói, với thần thông quảng đại, với tấm lòng hiếu thảo cảm động cả trời đất của ngài Mục liên vẫn không Cứu nỗimột mình bà mẹ. Thế thì phải xem lại, chúng ta là ai, khả năng thế nào, tấm lòng yêu đạo ra sao, tự thân mỗi một người liệu có đủ sức để Cứu giúp được không. Chắc chắn là không. Nhất định, chúng ta phải luôn trao đổi, học hỏi và thống nhất, cùng một lòng một dạ giúp nhau khắc phục những chướng duyên, vượt qua các khổ đau mà con người và xã hội đã tạo nên cho chúng ta .
Và hơn ai hết, tất nhiên đã là người con Phật, chúng phải luôn luôn quyết tâm theo đuổi và đạt cho được mục đích mà chư Phật hằng mong muốn chúng ta có được, đó là sự giải thoát và giác ngộ.
Nhân mùa Vu Lan năm nay, tôi xin thay mặt chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa nhắc nhở quý thầy trẻ và quý đạo hữu về ý nghĩa an cư, vu lan và tự tứ. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính cách cập nhật của sự báo hiếu, nhớ ơn và đền ơn. Mong rằng tất cả quý thầy trẻ và quý đạo hữu hãy nỗ lực tư duy, trù biện. Bởi vì hạnh phúc, an lạc, sự tiến bộ của chúng ta trên con đường giải thoát giác ngộ hay là sứ mạng hoằng pháp lợi sanh, Cứu độ cha mẹ, phải do chính chúng ta thực hiện chứ không ai khác. Mong rằng quý vị đừng mơ hồ, đừng lãng quên, để phải nhọc công tốn sức mà không được gì cả. Chẳng ích gì cho bản thân mà cũng chẳng đem đến lợi lạc gì cho một ai. Thật đáng buồn khi một người Phật tử tại gia suốt đời đi chùa lễ Phật nhưng rốt cùng chẳng thấy kết quả ở đâu. Còn gì xót xa hơn khi một người thiếu niên dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xuất gia tu học mà lại mơ hồ, mông lung trong cuộc sống thực tiễn trước mắt; quên bẵng sơ tâm, lạc mất lối về. Xin quý vị phải luôn luôn nhớ đến mục tiêu giải thoát và giác ngộ cho mình và cho mọi người. Có như vậy quý thầy cũng như quý đạo hữu mới thực hiện trọn vẹn nhất và đầy đủ nhất ý nghĩa báo ơn cha mẹ trong mùa Vu Lan thắng hội.
Cuối cùng tôi xin chúc liệt quý vị thân tâm thường lạc, phước trí trang nghiêm trong niềm vui hoan hỷ. Nam mô đại hiếu Mục kiền liên tôn gia .
Thích Phước Viên
14 nhận xét:
Các bạn cùng đọc với mình để hiểu rõ ý nghĩa VU LAN như thế nào nhé !
VL@
Rất hay được xem và hiểu rỏ
ý nghĩa VU LAN,cảm ơn VL nhé
nào giờ N chỉ đọc kinh VU LAN
thôi ,giờ nghe thuyết pháp thật hay
Cảm ơn bài đăng của bạn rất hữu ích.
Đọc bài này,tui ngộ được rằng:"Ở hiện tại,mỗi người trong chúng ta,cần tu tâm dưỡng tánh đừng tạo nghiệp ác và dạy cho con cháu chúng ta cũng làm như vậy,thì bản thân mình và con cháu ta sau này khi thác về thế giới bên kia sẽ được an vui;con cháu đời sau chúng ta, sẽ không phải bận tâm tổ tiên quá vãng của chúng có bị đọa vào địa ngục không.".Cũng tương tự như ta chạy xe đúng luật,thì đâu cần lo chuyện bị CA phạt???Tui nghĩ vậy có đúng không bạn ???Vắng mặt lâu nay,là do đi"tu dưỡng đạo pháp" đấy à?/ hi...hi.
Mình vắng mặt tu dưỡng đạo pháp , tháng bảy nhe bạn !
Còn bạn vắng mặt làm gì ?
@XN
Nghe đâu sau tiểu ni cô OO thì thời gian qua Vulia nhà mình cũng xuất giá thòng phu, Ủa xuất gia tòng Phật, cạo đầu trọc lóc rồi!
@vulien268
Tuy mình không đăng bài, nhưng đều có theo dõi xem Cu Quốc thi triển "giáng long thập bát chưởng"để học lóm theo,đã tung thử cho nó 2 chưởng rồi ha...ha.
@VietQuoc
Tháng bảy nghe bạn già!!! chớ nói gỡ,lỡ có thiệt thì tiếc lém đó!!!!
Theo chỗ tôi được biết từ khi còn học lớp 4 với Vũ Liên, thì ý nghĩa của lễ An Cư, trước tiên là tránh cho chư tăng dẫm đạp lên côn trùng, chồi non sinh sôi rất nhiều trong mùa mưa khi đi khất thực và hoằng pháp.
Và đây là thông tin trên mạng:
"Thưở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Tuy nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp và cần thiết, chỉ được phép rời trú xứ trong thời hạn không quá bảy ngày [2], rồi phải trở lại tiếp tục an cư. Đó là nguồn gốc của việc “An cư Kiết hạ”.
Đối chiếu giữa lịch Ấn Độ và lịch Trung Hoa, thời gian đó bắt đầu từ ngày trăng tròn tức ngày 16 tháng 6 âm lịch, cho đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. Thời gian An cư Kiết hạ nầy vẫn được chư Tăng tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông: Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện, Ai Lao và Tích Lan tôn trọng cho đến ngày nay. Nhưng khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, mùa An cư lại được ấn định từ ngày trăng tròn 16 tháng 4 âm lịch (tức là sau ngày lễ Phật Đản) cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhằm ngày lễ Vu Lan. Đó là truyền thống của Phật giáo Bắc Tông: Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Đến ngày kết thúc mùa An cư, chư Tăng họp lại kiểm điểm thành quả, làm lễ sám hối Bố tát [3] và tuyên bố hoàn mãn. Ngày này được gọi là ngày Tự Tứ, áp dụng chung cho cả hai truyền thống Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông. Chư Tăng Nam Tông tổ chức lễ Tự Tứ vào ngày 15 tháng 9 và chư Tăng ni Bắc Tông tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm".
@VietQuoc
Anh Qu cũng có "Tuệ căn về Phật Pháp" sâu rộng ghê,nhưng không biết là để "hoằng Pháp" hay là "hoằng người đẹp".hí...hí.(Nói chơi không được giận nha!!!).
@Tú xuất
A Di Đà Phật...
Tội lỗi, tội lỗi!
Không phải QQ "hoằng người đẹp" đâu, mà đang "hoằng pháp" cổ vũ cho người đẹp viết nhiều nữa về đề tài này đó,biết chưa???
@XN
Chí phải! Thậm chí phải! Cái khoản người đẹp là tui khoái... hoằng! he he...
Đang ở trong "Am Phong cốc"của Vulien mà nói giỡn như vầy,thế nào cũng bị Vulien chém gió.hi...hi
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!