Nào các cửa hàng hoa, các quán quà lưu niệm, văn phòng phẩm cứ tấp nập người ra vào. Phải khó khăn lắm từ học sinh cho đến các bậc phụ huynh mới có thể lực chọn những món quà phù hợp để dành tặng cho thầy cô của mình hay thầy cô giáo của con mình. Và đã từ lâu, những ngày lễ như thế này đang dần mất đi ý nghĩa của chính nó.
Ngày 20/11 là ngày gì?
Đây có lẽ là câu hỏi vô cùng đon giản nhưng lại có rất ít câu trả lời thực sự đúng ý nghĩa về nó. Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, không ít học sinh chỉ đơn giản hiểu rằng đây là ngày cần phải tặng quà cho thầy cô mình. Và không ít phụ huynh coi đây là cơ hội để giúp con tiến bộ hơn trong học tập, khôn thì chí ít cũng để cô giáo “quan tâm” hơn tới con cái của mình.
Thầy cô và ngày 20/11
Thầy cô giáo chính là những người dạy cho những kiến thức bước vào đời. Ai trong chúng ta cũng từng có thầy cô giáo của riêng mình. Ai cũng có ít nhất một hoặc rất nhiều những kỷ niệm vui buồn về các thầy cô. Và ai trong chúng ta cũng nhớ về một thầy cô đã từng giảng dạy mình. Thầy cô không chỉ dạy cho ta kiến thức trong sách vở mà còn dạy ta làm người. Bởi lẽ trường học là nơi “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Đất nước đã cho mỗi người một miền quê yên bình của mình, cha mẹ đã sinh ra ta trong cuộc đời để khôn lớn trên miền quê ấy. Và thầy cô chính là những người truyền đạt, mang lại cho chúng ta những nền tảng vững chắc để ta bước vào đời, ta có thể trưởng thành bên gia đình, để góp phần xây dựng quê hương mình.
Và trong ngày của mình, các thầy cô giáo chỉ mong ước tất cả học trò của mình đều trưởng thành, nhớ đến mình và những kỷ niệm xưa cũ của lũ “nhất quỷ, nhì ma”. Thầy cô nào cũng luôn tự hào về lũ học trò của mình, luôn hy vọng và mong ước truyền đạt cho chúng kiến thức cơ bản để trưởng thành. Và khi trò trưởng thành mà vẫn nhớ tới thầy cô mình khi đó Người thầy đó chính là những nhà giáo mẫu mực, trò thì coi trọng chữ “Lễ”.Cô tự hào về trò, trò nhớ ơn dạy dỗ của thầy cô. Đó mới chính là cái gốc của ngày lễ này.
Tâm lý tặng quà…
Tuy nhiên, hiện nay thì cái gốc của ngày 20/11 đang dần mất đi. Còn rất ít học trò nhớ tới thầy cô giáo cũ của mình. Có ai đã trưởng thành mà vẫn nhớ và tới thăm thầy cô giáo hồi cấp 1, cấp 2 của mình. Hầu hết, chỉ có học sinh vẫn còn đang theo học thì mới nhớ tới tri ân thầy cô giáo của mình. Bởi lẽ tâm lý tặng quà đã ăn sâu và tồn tại khá lâu nay. Từ những giáo viên mầm non, cấp tiểu học cho tới cấp 2, cấp 3 hay bậc đại học thì mọi phụ huynh học sinh cũng như học sinh đều chú ý tới ngày hiến chương các nhà giáo 20/11. Không chỉ với ý nghĩa tri ân, nhớ công dạy dỗ của thầy cô mà phần lớn học sinh và phụ huynh học sinh lại coi đây là dịp tặng quà cho thầy cô. Học sinh với tâm lý nếu không quan tâm tới thầy cô thì sẽ bị thầy cô “trù” ghét, không bằng bạn bằng bè. Phụ huynh thì muốn con cái được thầy cô chú ý, quan tâm hơn cũng chú trọng việc tặng quà cho thầy cô. Tuy nhiên, việc tặng quà cho các thầy cô nhằm tri ân, biết ơn thầy cô ngày nay không chỉ là quyển sổ, cái bút hay bó hoa như ngày trước. Giờ đây quà cáp phải đủ cả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thầy cô từ quần áo, khăn quàng, vải vóc, giày dép, đèn bàn…cho tới cả phong bì cũng có mặt.
Phụ huynh từ bậc mầm non cũng lo con mình không được cô quan tâm, săn sóc như các bạn nên muốn biếu cô chút quà để cô “chú ý” hơn. Hay muốn cô giảng giải, điểm giả dễ dàng cho con các phu huynh các bậc học cũng thi nhau tới “thăm” các thầy cô. Nhiều gia đình coi dịp lễ này như một “gánh nặng”. Bởi lẽ với tâm lý không nhớ tới thầy cô thì lo, mà nhớ tới thầy cô cũng phải có những món quà ra tấm ra món. Ngay như học sinh sinh viên đại học những dịp lễ thế này cũng phải đóng tiền quỹ gấp hai, ba lần những tháng bình thường. Hoa thì đặt theo “lô” – cả chục, quà thì cũng chú trọng vô cùng.
Việc tặng quà cần xem ở cả hai khía cạnh do cả thầy cô và do cả phụ huynh và học sinh. Nhưng nếu cứ ngày một chạy đua theo “phong trào tặng quà” như thế này hẳn những ngày lễ sẽ thực sự mất đi ý nghĩa nhân văn của nó. Học sinh thì với tâm lý “sợ” không bằng bạn bè, phụ huynh cũng “sợ” thầy cô không biết tới con mình. Và không thể không thừa nhận một số thầy cô cũng có tâm lý muốn nhận quà.
Ngày 20/11 thực sự là ngày Hiến chương các nhà giáo, là dịp học sinh nhớ tới công lao dạy dỗ của thầy cô, là dịp thầy cô tự hào và mãn nguyện khi thấy học trò của mình trưởng thành. Nhưng với tất cả những gì đang diễn ra chúng ta đã và đang tự đánh mất ý nghĩa chính đáng của nó. Không biết rằng đây thực sự còn là ngày lễ tri ân thầy cô hay là ngày lễ tặng quà nữa?
St - iT
7 nhận xét:
Vulien ơi ! Kim Chi,Chí Linh ... mà đọc bài này là buồn bạn mình lém đấy !!!
[img]http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/2.gif[/img]
@XN
Huynh ơi!
20/11 là ngày lễ " Hiến chương Nhà giáo Việt Nam "...
nhưng thật ra cái gốc của ngày 20/11 đang dần mất đi ,
nó không như ngày xưa ở cái thời mình đi học ,
nó đã biến tướng rất nhiều ngay từ các con mình còn học
tiểu học , mình phải chấp nhận với thực tế có khi phải
chịu thiệt thòi lơ là với món quà con mình không giá trị
với các bạn khác .
Tuy rằng đây chỉ là một vài phần tử tùy theo lương tâm
của mỗi thầy cô biết quý trọng yêu nghề thì nó lại khác .
Nhưng mà huynh có thấy như vậy không?
Không phải Kim Chi , Chí Linh , mình cũng xuất thân từ
một gia đình nhà giáo mà !!!
Mình không phủ nhận " không Thầy đố mầy làm nên "
Nhưng bây giờ kinh tế thị trường mà huynh!!!
[img]http://matcuoi.com/smilies/3D_55.gif[/img]
@XN
"...Kim Chi,Chí Linh ... mà đọc bài này là buồn bạn mình lém đấy !!!"
Có đọc kỹ nội dung không mà nói vậy bạn già? Đọc lại 10 lần đi nhé!
Bài viết phản ảnh một thực trạng đã diễn ra từ lâu rồi và vẫn đang tiếp tục không biết đến bao giờ: tục tặng quà ngày 20/11.
Ttuy nhiên, có lẽ tác giả là đệ tử của Pttg kiêm bộ trưởng GD nước nhà sao ý mà đổ dồn mọi lỗi lầm của tệ nạn này cho học sinh và phụ huynh?(!!!).
@vulien268
"Nhưng bây giờ kinh tế thị trường mà huynh!!!"
Vulien nói đúng,chẳng những vậy,mà giữa GV và phụ huynh còn nâng lên tầm cỡ "Đối tác chiến lược" , "trong quan hệ hai chiều" nữa !!.
[img]http://matcuoi.com/smilies/3D_55.gif[/img]
@dovietquoc
"...Đọc lại 10 lần đi nhé!"
Mày mới là người cần đọc kỹ comment đó !!cắt xén nội dung làm sai lệch ý của câu !!
[img]http://blog.uhm.vn/emo/bpopo/29.gif[/img]
@XN
"...Kim Chi,Chí Linh ... mà đọc bài này là buồn bạn mình lém đấy !!!"
và nguyên văn:
"Vulien ơi ! Kim Chi,Chí Linh ... mà đọc bài này là buồn bạn mình lém đấy !!!" có khác chi mô nà, sao lại bảo là cắt xén làm sai lệch nội dung được nhỉ???
Cơ bản ý của mổ đây là: bài đăng trên chẳng hề khiến những giáo viên hết lòng vì sự nghiệp như giáo Linh, Giáo Chi... nhà ta buồn phiền, mà ngay cả những "giáo gian" cũng chẳng cảm thấy gì, vì lỗi là do học sinh và phụ huynh tất tần tật kia mà! Có câu nào động đến mấy vị đâu mà bạn già lại sợ các nhà giáo (lương hay gian)"buồn bạn mình lém"?
Đọc kỹ lại đi ông bạn già lẩm cẩm!
Đọc toàn bài đăng dài dằng dặc này, thấy tác giả hầu như đổ vấy tội lỗi là do HS & PH, chỉ có đôi dòng phơn phớt, nhè nhẹ nhắc đến trách nhiệm của hệ thống giáo dục: "Việc tặng quà cần xem ở cả hai khía cạnh do cả thầy cô và do cả phụ huynh và học sinh... Và không thể không thừa nhận một số thầy cô cũng có tâm lý muốn nhận quà".
Một kiểu nói né tránh vấn đề "nhạy cảm" kiểu ông NTN!
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!