Có nhiều loài vật có thể gây nguy hại đến cuộc sồng con người, ta tạm gọi là Những loài nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của một loài, theo cách sắp xếp ở bài này, phụ thuộc vào số người chết bị chết trung bình trong một năm do loài ấy gây ra (Theo báo cáo của WHO). Chúng ta hãy xem xem con vật nào là loài nguy hiểm nhất nhé!
RẮN
Một gam (1g) nọc hổ mang - loài rắn độc phổ biến nhất - có thể giết chết 10.000 con chuột nặng tổng cộng 8.333kg, hoặc 1.000 con thỏ nặng 2.000 kg, hoặc một đàn chó nặng 1.250kg, hoặc một bầy ngựa nặng 20.000 kg, hoặc 167 người (trung bình mỗi người nặng 60 kg).
Nọc rắn cạp nia còn độc gấp 4 lần hổ mang.
Nhưng vô địch là rắn taipan sống ở Ôxtrâylia: nọc nó độc hơn nọc rắn hổ mang tới 191 lần!
Chó không có nọc độc, thậm chí hàng mấy ngàn năm nay chó là loài vật rất thân thiện với người, Tuy vậy, chó vẫn được coi là vật nguy hiểm hơn cả rắn độc. Bởi vì chó có thể truyền cho người bệnh dại. Chính vì sự thân thiện, con người thường mất cảnh giác với chó. Và bởi thế, chó càng trở nên nguy hiểm hơn.
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người.
Trên thế giới hàng năm, bệnh dại đã cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người.
CHUỘT
Nhỏ hơn chó, và cũng không thân thiện với người, nhưng chuột vẫn là con vật nguy hiểm hơn chó. Chuột chui rúc khắp nơi, từ gầm tàu, bãi chợ.. đến cống rãnh, nghĩa trang.. rồi lại lẻn vào các nơi chứa lương thực, thực phẩm, y phục. Trên mỗi con chuột mang theo hàng chục vạn mầm bệnh gieo rắc khắp nơi, Thậm chí có thể vượt đại dương, xuyên lục địa.
Trong số các bệnh mà chuột gây ra cho người, đáng sợ nhất là bệnh dịc Hạch.
Dịch hạch được cho là xuất phát từ Ethiopia hoặc Ai Cập và lan lên phía bắc thông qua các tàu buôn chở ngũ cốc. Nó được truyền từ bọ chét sống ký sinh trên chuột chui rúc trong các con tàu. Và đây là đại dịch hạch đầu tiên trên thế giới được ghi nhận.
Trong vòng hai năm, dịch hạch giết chết 40% dân số Constantinople. Nhà sử học thời Byzantine tên là Procopius ghi lại rằng vào lúc cao điểm, thần chết dịch hạch lấy đi 10.000 mạng người dân thành phố mỗi ngày. Dịch hạch lan rộng khắp miền đông Địa Trung Hải, khiến một phần tư dân số khu vực chết.
Đại dịch hạch lần thứ hai bùng phát năm 588, với mức độ nghiêm trọng hơn và lan tới tận nước Pháp. Số người thiệt mạng do kẻ sát nhân này là 25 triệu.
Dịch hạch bùng phát nhiều lần ở châu Âu, mỗi lần sau mạnh hơn lần trước, và chỉ dịu đi khi nhân loại bước vào thế kỷ 18. Cho đến lúc đó, tổng số nạn nhân của căn bệnh này được ghi nhận vào khoảng 137 triệu. Các khu vực thành thị chịu ảnh hưởng nặng nhất, với tổn thất khoảng 50% dân số trong mỗi đại dịch.
RUỒI
Ruồi vẫn được coi là nguy hiểm hơn chuột. Bởi lẽ Ruồi có mặt ở tất cả những nơi được coi là bẩn nhất, rồi ngay sau đó lại đậu vào những đồ ăn trên bàn tiệc. Do kích thước nhỏ, cơ động cao, nên Ruồi rất khó bị kiểm soát. Bởi vậy khả năng truyền bệnh của Ruồi rất lớn. Trong số các bệnh Ruồi truyền cho người, nguy hiểm nhất là bệnh Tả.
Bệnh tả xuất hiện ở châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên. Ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-1821, tiếp đến là nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ.
Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng.
Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London
Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết.
Ở Việt nam, không ai quên cơn đại dịch tả năm 1945. Lần ấy cùng với nạn đói, bệnh tả đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.000.000 con dân nước Việt.
MUỖI
Nhỏ hơn ruồi, nhưng nguy hiểm hơn cả ruồi đó là Muỗi. Hàng năm số người chết vì muỗi cao nhất trong các nguyên nhân. Muỗi có thể truyền cho người rất nhiều bệnh. Trong đó phải kể đến Sốt xuất huyết, sốt rét và viêm não Nhật bản.
1. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền bệnh, có thể lây lan thành dịch rất nhanh, do đó nếu có người nhiễm bệnh cần thông báo cho y tế địa phương biết để có kế hoạch phòng chống. Biểu hiện của bệnh sốt cao đột ngột và liên tục (39 - 40oC) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân có máu...
2. Sốt rét
Sự quay trở lại của bệnh sốt rét bắt đầu từ thập niên 70 với các ký sinh trùng đã đề kháng với nhiều loại thuốc cổ điển như liệu trình chống sốt rét giá rẻ bằng chloroquine. Bệnh sốt rét đã làm châu Phi phải chi khoảng 12 tỉ đô-la hàng năm, chiếm hết 40% ngân sách phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và làm giảm thu nhập bình quân đầu người dân.
Theo báo cáo gần đây của Viện Y học IOM thì bệnh sốt rét đang tái phát leo thang và cần bổ sung nguồn thuốc mới thay thế các thuốc cũ đã bị đề kháng với giá thành rẻ hơn để chiến thắng bệnh sốt rét.
3. Sốt do viêm não Nhật Bản và viêm màng não mủ
Viêm não Nhật Bản do nhiễm virus thường xuất hiện theo mùa, nhất là cuối hè, đầu mùa mưa. Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus thưòng có ở nông thôn, chích vào gia súc và người. Thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn, nhưng trong nhiều trường hợp dịch bệnh nhất là ở các trại nuôi heo thì người lớn bị nhiễm cũng nhiều như trẻ em.
Tỉ lệ tử vong thay đổi từ 7-33% hay cao hơn. Tỉ lệ di chứng thay đổi ngược lại với tỉ lệ tử vong. Với nhóm có tỉ lệ tử vong 33%, di chứng xuất hiện từ 3-14%. Ngược lại với nhóm có tỉ lệ tử vong 7,4% thì di chứng lại lên đến 32%. Chỉ 80% bệnh nhân sống sót sau khi trải qua cơn cấp tính với mất quân bình thần kinh có hy vọng hồi phục hoàn toàn. Các di chứng của bệnh thường là liệt dai dẳng, mất điều hoà trương lực, chậm phát triển trí tuệ và rối loạn tính cách.
Bên cạnh bệnh viêm não Nhật Bản, cũng cần phải nhắc đến bệnh viêm màng não mủ. Đây là một bệnh nặng do nhiều loại vi khuẩn gây ra và thường gặp là Haemophilus Influenza loại B (HIB) có tỉ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh gây tử vong cao dùâ được điều trị đúng cách cũng để lại nhiều di chứng như rối loạn thần kinh, điếc, bại liệt... Muốn phòng ngừa, biện pháp tốt nhất vẫn là tiêm chủng.
Cuối cùng nguy hiểm nhất là ...
LOÀI NGƯỜI
Tính từ thuở khai sinh lập địa lúc con người bắt đầu xuất hiện đến giờ, tổng số người chết vì "người giết người" như: chết vì chiến tranh , chết vì đánh ghen , chết vì uýnh lộn (không kể bệnh mà chết, không kể già mà chết)...lên đến gần 2 tỷ người.
Một con số nghe bắt khiếp!
Ngoài mấy cuộc chiến tranh thế giới, Trại tập trung Phát xít, thảm hoạ Ponpot... con người còn gây nguy hiểm cho đồng loại bởi tham vọng, tính ích kỷ, lòng đố kỵ...
Nếu như các loài vật gây hoạ cho con người hoàn toàn là vô thức, thì thảm hoạ mà người gây ra thường là có ý thức.
Đã có không biết bao nhiêu nền văn minh huy hoàng thời cổ đại đã từng bị diệt vong cũng chỉ vì chính bàn tay con người đã huỷ hoại môi trường sống trên trái đất...
Ngay tại thời điểm này, nhân loại cũng đang lập lại sai lầm có ý thức ấy một lần nữa, đưa toàn thể sự sống trên hành tinh này đứng trước nguy cơ bị xoá sổ hoàn toàn một lần nữa!
Nếu như các loài vật gây hoạ cho con người hoàn toàn là vô thức, thì thảm hoạ mà người gây ra thường là có ý thức.
Đã có không biết bao nhiêu nền văn minh huy hoàng thời cổ đại đã từng bị diệt vong cũng chỉ vì chính bàn tay con người đã huỷ hoại môi trường sống trên trái đất...
Ngay tại thời điểm này, nhân loại cũng đang lập lại sai lầm có ý thức ấy một lần nữa, đưa toàn thể sự sống trên hành tinh này đứng trước nguy cơ bị xoá sổ hoàn toàn một lần nữa!
Sưu tầm
0 nhận xét:
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!