(VTC News) - Tân Hoa Xã ngày 20/7 đưa tin, một vụ rắn cắn hy hữu xảy ra tại Quảng Đông vào trung tuần tháng 7 vừa qua vừa được báo chí tiết lộ khi một người đàn ông 60 tuổi đang lột da làm thịt con rắn hổ mang vừa bắt được, bất thình lình chiếc đầu rắn đã chặt đứt trước đó chừng 20 phút để bên cạnh ngoạm ngay vào tay.
Chiếc đầu rắn hổ
mang bị chặt đứt sau 20 phút vẫn cắn người,
theo các chuyên gia là do
rắn chết nhưng hệ thần kinh chưa chết. (Ảnh minh hoạ).
Theo lời kể của ông Trương – nạn nhân, khoảng 6 giờ chiều ngày 14/7 ông đang làm thịt con rắn hổ mang chuẩn bị gọi mấy ông bạn già đến nhắm rượu, lột da, chế biến xong, ông đang toan đứng dậy cầm da rắn và chiếc đầu bỏ vào thùng rác thì chiếc đầu rắn vẫn đang chảy máu ngoạm luôn vào ngón tay.
Ông lão rất khoái nhậu thịt rắn lần này hồn xiêu phách tán, ông vứt chiếc đầu rắn lại và lập tức rửa tay và nặn máu độc ra sau đó lập tức đến bệnh viện.
Các bác sỹ đã truyền huyết thanh kháng độc, truyền dịch để đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc ra ngoài, khoảng 11 giờ đêm sức khỏe ông trở lại bình thường sau những triệu chứng chóng mặt, khó thở.
Theo Giáo sư Bá Huân thuộc khoa Sinh vật đại học Tế Nam, hiện tượng đầu rắn cắn người là hoàn toàn bình thường chứ không phải “rắn trả thù” như nhiều người vẫn nghĩ. Đầu rắn sau khi bị chặt đứt hệ thần kinh chưa chết hẳn, đầu rắn cắn người khi ta chạm, cầm lên là một phản ứng có điều kiện.
Sau khi bị chặt đầu, các cơ quan khác vẫn có thể duy trì hoạt động độc lập trong một thời gian nhất định, do đó sau khỉ mổ bụng lột da, có thể tim rắn vẫn đập. Đầu rắn bị chặt khi bị va chạm, rất có thể dẫn đến phản xạ cắn.
Theo giáo sư Huân, giả sử có gặp phải rắn chết trên đường cũng chớ nên dùng tay, chân động vào người chúng, nên dùng que, gậy dài để gạt rắn sang một bên hoặc vứt đi. Nếu dùng tay nhấc rắn lên, rất có thể sẽ gặp phải nguy hiểm bị rắn chết cắn.
0 nhận xét:
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!