Thường thì sư thành công, và nhất là người thành công, được đề cập, nâng cao trên báo chí, truyền hình, diễn đàn, hội thảo, v.v. để cho các người tham dự học hỏi cách thành công trong sự nghiệp, công việc. Hiếm khi sự thất bại và nhất là người thất bại, được là chủ đề về học hỏi cho việc xây dựng thành công trong công việc.
Dù rằng có nhiều doanh gia đã nói là sự thất bại mang đến nhiều bài học hơn thành công. Nhưng bản tính bầy đàn là hay bắt chước, có lẻ vì vậy mà đa số thích nghe về những chuyện thành công, hy vọng học được mánh lới để thành công trong nghề nghiệp hay trừơng đời.
Tuy nhiên, nếu nhìn kỷ, sẽ thấy là những người thành công không đi những con đường y như nhau, quyết định không giống nhau, nắm bắt thời cơ không cùng liều lĩnh như nhau, v.v... Đôi khi, cùng 1 cách làm, một người thất bại, một thành công. Chính vì khó rút ra những bài học trong sự thành công, để chắc chắn thành công.
Nhưng mỗi thất bại, nếu biết phân tách, sẽ rút ra những bài học từ nguyên do, và bài học nầy sẽ làm người nhạy bén không phạm cùng lổi lầm thêm 1 lần nữa, và chắc chắn tránh được thất bại vì nguyên do đó.
Vừa rồi, tại Pháp, 1 hội thảo về sự thất bại trong lập nghiệp được nhiều người nghe. Khi nhiều người nhận ra là nghe người ta kể về sự thành công của họ, thì thích, nhưng không biết làm sao áp dụng cho mình. Nhưng nghe những nguyên do thất bại, và tại sao nguyên do đó dẫn đến thất bại, thì người nghe biết ngay là phải làm sao để có thể đến thành công.
Trong tình cảm, tình yêu cũng vậy. Nếu nghe nhiều người tự kể thái độ gia trưởng của họ làm tan vỡ tình yêu thì người nghe biết sẽ phải làm gì để tránh.
Anti-thèse là triết lý mới của cuộc sống.
Trong công việc, thất bại đem đến những bài học gì? Nghe thất bại tự kể bởi những người khác, sẽ rút được kinh nghiệm gì?
Thứ nhất, là tránh làm lần thứ nhì y như vậy. Trong nghề nghiệp cũng như trường tình. Biết nhiều nguyên do có thể đưa đến thất bại, là giảm đi nhiều chướng ngại vật dẩn đến thành công. Có rất nhiều người thất bại biết cách làm của Bill Gate, Steve Job. Nhưng hiếm người nắm bắt được thất bại của người khác, mà vẫn cố tình làm y như vậy.
Nhiều người gẫy vỡ cuộc đời có cha mẹ hạnh phúc bên nhau suốt đời. Nhưng hiếm người bị mọc sừng lần 2. Nếu mọc sừng lần 3 thì nhất định không phải là ngu đột xuất.
Thất bại về kinh doanh cũng vậy. Thất bại lần 2 hay lần 3 cùng nguyên do, thì nên đi làm công, hoặc là có máu lừa gạt khi tiếp tục kinh doanh.
Thứ 2, nên đặt vấn đề trước hơn là sau khi làm. Khi thất bại, hay là khi đang trên con đường đi đến thất bại, khó sáng suốt và khách quan để tìm giải pháp tốt.
Trong việc làm, nếu làm kinh doanh 1 mình, nên đặt câu hỏi “nếu thấy sẽ thất bại, thì phải làm thế nào?"
Nếu có cổ đông đồng sáng lập, nên đặt câu hỏi với những người hợp tác “Nếu thất bại, phải làm sao? phải giải quyết ra sao?"“
Cũng như trong tình cảm, khi 2 người yêu nhau thắm thiết, phải tỉnh táo bàn tính khi hạnh phúc đội nón ra đi, thì phải làm / giải quyết như thế nào. Không nên chờ đến đổ vỡ mới đề cập, vì lúc đó sẽ không khách quan, và không nghe nhau, chưa nói là hận nhau.
Thứ 3, mục đích tương xứng với khả năng. Trương Chi thất bại vì mục tiêu vượt quá khả năng. Cô bé lọ lem thành công vì có tiềm năng và kiên trì. Mỹ Nương thất bại vì đặt lòng tin không đúng chổ. Donald Trumph lập lại sư nghiệp dựa trên kinh nghiệm sém phá sản.
Bao nhiêu đại gia VN phả sản chỉ vì không thấy bài học quá tham của người đi trước. Bao nhiêu Việt Kiều kinh doanh thành công nhanh thành đại gia rồi phải vào tù và tán gia bại sản chỉ vì sự kiêu ngạo, phô trương, quá tin vào cây cổ thụ, cái cái ô, cây dù !!!
Chỉ có Phạm Lãi mới hợp Tây Thi.
Biết “sức” mình, thì tránh nhiều thất bại hiển nhiên trên con đường kinh doanh cũng như đường tình. Cái khó là nên phân tách trước khi vào cuộc, và nên dè chừng tham vọng. Nhưng đừng giết ước vọng. Nên dưỡng nó, để khi nào có phương tiện thì thực hành.
Một nhà vô địch Marathon có nói, đại khái “Những người vấp ngã và đứng lên lại tiếp tục chạy đến mức, mới là người thành công, ít nhất đối với họ”
Thu Giang
0 nhận xét:
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!