1. Chớp Catatumbo
Vào buổi tối tại cửa sông
Catatumbo thuộc địa phận Venezuela, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy bầu trời bị
“xé toạc” khoảng 150 - 200 lần mỗi phút bởi ánh chớp. Tuy vậy, hiện tượng này
đặc biệt ở chỗ hầu như không có tiếng sấm đi kèm.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng “chớp
Catatumbo” hình thành do khí ozone liên tục được sản sinh do tương tác của tia
chớp với oxy trong khí quyển. Hay đó là do sự tiếp xúc của các khối khí lạnh từ
dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận.
2. Mây xà cừ
2. Mây xà cừ
Tại các vùng ở xa đường xích đạo, nhiều người có cơ hội được tận mắt
chứng kiến hiện tượng thiên thiên kì thú có tên “mây xà cừ”. Đây là một hiện
tượng rất hiếm gặp, thường xảy ra vào thời điểm “ít ánh sáng” như trước khi bình
minh hoặc sau khi Mặt trời lặn.
Mây xà cừ là một dạng mây được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao khoảng 15.000 - 25.000m, trên những đám mây thuộc tầng đối lưu.
Chúng trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng ra rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.
Trong điều kiện nhiệt độ xuống cực thấp, các đám mây ở nhiều dạng khác nhau được hình thành, phân loại theo trạng thái vật lý và thành phần hóa học.
Độ cong của bề mặt Trái Đất sẽ giúp các đám mây nhận ánh sáng hắt lên từ chân trời và phản xạ lại mặt đất, tạo nên hiện tượng mây xà cừ.
Hiện tượng này được cho là hậu quả trực tiếp của việc con người thải ra
không khí quá nhiều khí methane, phản ứng với ozone, hình thành mây clo. Sự xuất
hiện của mây xà cừ là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hiện tượng Trái đất đang ấm
dần lên.
3. Mặt trời ảo (Sun Dogs)
3. Mặt trời ảo (Sun Dogs)
Mặt trời giả là hiện tượng hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời ảo. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời ảo.
Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những
hiện tượng quang học bình thường, diễn ra lúc Mặt trời đến gần chân trời.
Khi đó, ánh sáng sẽ xuyên qua các tinh thể băng trong không khí, tạo nên
hiệu ứng khúc xạ ánh sáng, hình thành 2 - 3 vầng sáng giả trông rất giống Mặt
trời.
4. Băng kẻ sọc đa màu
4. Băng kẻ sọc đa màu
Đây là hiện tượng phổ biến nhất ở Bắc Cực, xảy ra khi một tảng băng không
chỉ có một màu nhất quán mà gồm rất nhiều dải màu sặc sỡ đẹp mắt.
Khi nước tan chảy và đóng băng thành một tảng
băng trôi, theo thời gian, bụi bẩn và một số thành phần khác có thể bị mắc kẹt
giữa các lớp băng, tạo ra các sọc đa màu sắc trên bề mặt.
Những sọc xanh xảy ra khi nước bị kẹt giữa những lớp băng và nhanh chóng
hóa băng trước khi bong bóng không khí được hình thành. Một khi tảng băng vỡ ra
và rơi vào đại dương, tảo hoặc các vật liệu khác có sẵn trong nước có thể bám
vào, tạo thành các dải xanh lá cây hoặc vàng sặc sỡ.
5. Chớp xanh
Thứ ánh sáng xanh nổi tiếng và khó nắm bắt này là một hiện tượng quang học rất hiếm, thường xảy ra vào lúc hoàng hôn hay bình minh.
5. Chớp xanh
Thứ ánh sáng xanh nổi tiếng và khó nắm bắt này là một hiện tượng quang học rất hiếm, thường xảy ra vào lúc hoàng hôn hay bình minh.
Nguyên nhân của hiện tượng thiên nhiên này là do sự tán sắc ánh sáng
trong khí quyển khi ánh sáng từ Mặt trời đi qua lớp không khí dày, các tia sáng
có bước sóng khác nhau (ứng với các màu khác nhau) bị khúc xạ với các góc khác
nhau.
Khi Mặt trời ở vị trí thấp, sát chân trời sẽ có một phần tia sáng đỏ
không tới được mắt người quan sát, trong khi phần ánh sáng màu xanh lại khúc xạ
nhiều hơn nên chúng ta có thể quan sát được.
Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy một điểm màu xanh lá cây trên nền trời. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài chưa đến một giây.
6. Vòi rồng lửa
Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Khi ngọn lửa gặp điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng.
Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy một điểm màu xanh lá cây trên nền trời. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài chưa đến một giây.
6. Vòi rồng lửa
Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Khi ngọn lửa gặp điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng.
Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa
xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu
này.
Lốc xoáy lửa thường xảy ra khi có cháy rừng. Nó có thể đạt độ cao từ 9m -
60m và tỏa rộng đến 3m nhưng chỉ kéo dài vài phút, trừ trường hợp gió to.
Nó di chuyển khá chậm, bằng với tốc độ đi bộ bình thường hoặc có thể chậm
hơn. Tuy nhiên, lốc lửa rất nguy hiểm, nó thiêu cháy mọi thứ xung quanh cản
đường đi. Những cơn lốc lớn có thể tạo ra gió với vận tốc 160km/h, đủ để quật
ngã cây cối.
(Thanhnhan st)
2 nhận xét:
Muốn tìm hiểu về những hiện tượng kỳ lạ trên :)
phong thuy van phong
phong thuy
thiết kế nhà ở
thiet ke nha o
Những hiện tại thiên nhiên thật tuyệt vời và kỳ lạ, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Qua đây mình cũng muốn chia sẻ đến bạn địa chỉ cung cấp DV phiên dịch, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa ngành nghề... uy tín, nhanh chóng, chất lượng. Công Ty Phiên Dịch - Dịch Thuật A2Z, đơn vị cung cấp DV số 1 tại Việt Nam trong ngành phiên dịch, dịch thuật, điểm lợi khi khách hàng sử dụng DV tại A2Z: tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, hoàn phí khi có lỗi từ DV. Tham khảo chi tiết ngôn ngữ và địa chỉ phiên dịch: Phiên dịch tiếng anh Đồng Nai, Phiên dịch tiếng trung tại Bình Dương, Phiên dịch tiếng trung tại Đà Nẵng, Phiên dịch tiếng trung tại Hải Phòng, Phiên dịch tiếng trung tại Tp.hcm, Phiên dịch tiếng hàn Hà Nội, Phiên dịch tiếng nhật tại Đà Nẵng, Phiên dịch tiếng Hàn tại Tp.hcm, Phiên dịch tiếng Nhật tại Tp.hcm ...........
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!