Sắp đến tết cổ truyền chúng ta cũng nên nhắc lại những phong tục ngày tết.Nước ta bị Trung Quốc đô hộ cả nghìn năm nên ảnh hưởng rất lớn về phong tục tập quán ...của Trung Quốc .
Sau đây là những phong tục mà chúng ta có nên hay không nên theo tùy mỗi gia đình ...
Tết là ngày bắt đầu của một năm mới. Mỗi quốc gia dân tộc có phong tục tập quán của riêng mình được gìn giữ qua bao thế hệ. Có phong tục vẫn tồn tại theo thời gian thì cũng có phong tục bị lụi tàn theo đà tiến hoá của nhân loại. Phong tục của dân ta thoạt nghe như chuyện thần tiên nhưng vẫn tồn tại vì trong cái huyền bí có những ý nghĩa thực tế.
Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùng với thế giới.
Bạn và tôi hãy quan tâm tới những phong tục đẹp trong ngày Tết của dân
tộc nói riêng và các phong tục khác nói chung để chúng ta mãi hòa nhập
chứ không hòa tan.
Tục đưa ông táo
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng
Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc
bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm
ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi
việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia
đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Cứ
phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà
Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế
Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép
được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem
như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta
bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh,
câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Tục dựng cây nêu
Có
thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một
chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ
tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped
cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào
buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa
phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại
lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng
như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở
cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu
cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu...
Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên
biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo
ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không
maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân
về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma
quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để
trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm
trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây
nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén :D.
Tục xông đất ngày Tết
Người
đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ
không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi
chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc
phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ
may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía
xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có
tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong
gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được
chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà
thuận...
Tục chưng mâm ngũ quả
Ngày Tết,
ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải
chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi
hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc
thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ
quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho
nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là
một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Tục chúc Tết
Tết
Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum
họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho
mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi
lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt
mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy
hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời
ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà
ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội
vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa
hai gia đình.
“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành
dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là
một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục
chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm,
lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của
một dân tộc.(st)
1 nhận xét:
"...Nước ta bị Trung Quốc đô hộ cả nghìn năm nên ảnh hưởng rất lớn về phong tục tập quán ...của Trung Quốc..."
Quả thật nước ta "Một nghìn năm đô hộ giặc Tầu". Nhưng là con cháu dòng giống Lạc Hồng, chúng ta phải tự hào rằng, không những chúng ta không bị nô dịch văn hóa Tầu, mà ngược lại, chính nền văn vóa Việt cổ đã hảnh hưởng ngược lại, và góp phần rất lớn, nếu không nói nền Văn hóa Việt Cổ chính là cái xương sống của nền văn hóa Tàu từ xưa tới nay. Rất nhiều phong tục, tập quán mà ta ngỡ rằng do ảnh hưởng của văn hóa Tầu, thì thực ra, nó có nguồn gốc chính từ nền văn hóa Việt Cổ đấy bạn ạ!
Bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn, tôi sẽ cung cấp rất nhiều nguồn trên internet!
Cảm nghĩ của bạn
Cảm ơn bạn đã xem bài đăng! Xin cho biết cảm nghĩ của bạn!