Trước hết phải nói ngay là không có cái gọi là “già”!
“ Khi người ta 20-30 tuổi, người ta còn quá trẻ; 30-40 tuổi, đang
trẻ; 40-50, hãy còn trẻ; 50-60 trẻ không ngờ; 60-70 trẻ lạ lùng! và
trên 70 ngưòi ta trẻ vĩnh viễn!”… Ông Khai Trí, chủ nhà sách Khai
Trí trước kia ở Saigon nói với tôi như vậy. Ông nói ông đọc được câu này
trong một cuốn sách… Tây từ lâu lắm rồi!
Còn Trịnh Công Sơn thì bảo:“… Nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ… Không có già không có trẻ…” ( Gió heo may đã về, ĐHN).
Thì ra vậy! Vậy thì cái tựa bài này “Có không, một tuổi già hạnh phúc?”, câu hỏi đặt ra đã sai ngay từ đầu rồi còn gì!
Già là một vấn đề văn hóa. Già Tây khác già Ta. Ở một xã hội nông
nghiệp, lúa nước, già là một hãnh diện. Già luôn được kính nể. Già làng.
Kính lão đắc thọ. Ông tiên nào cũng râu tóc bạc phơ. Phúc lộc thọ luôn
đi với nhau. Người chưa kịp già cũng làm bộ tằng hắng cho ra vẻ. Cho
oai. Ngồi chiếu trên. Còn Tây thì khổ vì già, ráng giấu đi. Các mụ… phù
thủy đều già, xấu xí, tàn ác. Các ông già thì luôn biển lận, lẩm cẩm,
làm trò cười. Cho nên già phải mang mặt nạ, cố nhí nhảnh, oai phong lẫm
liệt.
Nhưng, nói vậy mà không phải vậy!
Già có đó. Sanh bệnh lão tử! Ngày nay tỷ lệ người già ngày càng đông,
tuổi thọ ngày càng tăng, “ba cao một thấp” ngày càng nhiều. Một người
bạn tôi ở Mỹ về nói bạn bè mình lúc này đa số bị bệnh “Ba cao một thấp”.
Tôi ngạc nhiên : “Ba cao một thấp là bệnh gì ?”. Thì ra 3 cao là “cao
máu” (tăng huyết áp), “cao đường” (tiểu đường), và cao mỡ (tăng
cholesterol xấu). Còn “một thấp?”, tôi hỏi. “Một thấp là Thấp khớp!”.
Già có đó. Nên đôi khi người ta cảm thán « nhìn lại mình đời đã xanh rêu ! ». Hoặc đã phải tự nhắc đi nhắc lại, thôi, “…về
thu xếp lại/ ngày trong nếp ngày/ vội vàng thêm những lúc yêu người…
Cuồng phong cánh mỏi/ về bên núi đợi/ ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay…” (TCS).
Sư bà Diệu Không viết lúc ngoài tuổi 80:
Rù rờ đổ vở thật là hư!
Chẳng biết mần răng được nữa chừ!
Ăn uống vãi rơi làm họ bực
Vào ra đụng chạm thấy mình dư…
Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn
Để trước quên sau kiếm mệt đừ
Đâu biết ngày nay ra thế ấy
Xưa kia lỗi lạc một tay cừ!
“Vào ra đụng chạm thấy mình dư…” nghe mới cảm khái làm sao!
Nơi chia sẻ thông tin, cảm xúc và những vấn đề cùng quan tâm của nhóm bạn học sinh Thủ Khoa Nghĩa Châu đốc, niên khoá 1971-1978
28 tháng 2, 2014
21 tháng 2, 2014
Năm mới nói chuyện kiếm tiền và xài tiền
Alan Phan: Năm mới nói chuyện kiếm tiền và xài tiền

Theo Hà Thái (Báo DTCK ngày 31 Jan 2014)
Tiến sỹ Alan Phan rời vị trí Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa cách đây hai năm. Sau 11 năm với Viasa, ông cho rằng “chiếc áo” đã cũ và chật. Ông muốn phiêu lưu với một hành trình mới… Tuy nhiên, Tết này sẽ không nói đến hành trình mới của ông, mà thay vào đó ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ của ông xung quanh chuyện kiếm tiền và xài tiền, bởi ông không chỉ là một nhà kinh doanh mà còn là một người trải đời, bôn ba nhiều nơi trên thế giới và có những góc nhìn khác lạ về các vấn đề cuộc sống.
Kiếm tiền
Tôi không cần tiền; nhưng tất cả những gì tôi yêu đều cần tiền
Theo Hà Thái (Báo DTCK ngày 31 Jan 2014)
Tiến sỹ Alan Phan rời vị trí Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa cách đây hai năm. Sau 11 năm với Viasa, ông cho rằng “chiếc áo” đã cũ và chật. Ông muốn phiêu lưu với một hành trình mới… Tuy nhiên, Tết này sẽ không nói đến hành trình mới của ông, mà thay vào đó ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ của ông xung quanh chuyện kiếm tiền và xài tiền, bởi ông không chỉ là một nhà kinh doanh mà còn là một người trải đời, bôn ba nhiều nơi trên thế giới và có những góc nhìn khác lạ về các vấn đề cuộc sống.
Kiếm tiền
Tôi không cần tiền; nhưng tất cả những gì tôi yêu đều cần tiền
14 tháng 2, 2014
35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc
Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời
giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước
này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon
tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó,
Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho
quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt
Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ
khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường
Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa
phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân
6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
|
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác
nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam
tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính
quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".
Cuộc chiến 30 ngày
12 tháng 2, 2014
Nguyên Nhân Thành Công Của Những Người gốc Do Thái ???
Theo Nguyễn Hải Hoành 5/9/2009 Dong Tac
Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại.
Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ….
Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
- Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)