Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

25 tháng 11, 2014

Cáp treo vào hang Sơn Đoòng: Xây xong và... ngồi khóc

Trong du lịch đến các vùng bảo tồn thiên nhiên, hành xử kiểu nhà giàu bây giờ là phản tác dụng. Xây dựng hạ tầng ồ ạt để làm du lịch đại trà là phản cảm. Xây thêm hạ tầng, chẳng những phải lấn chiếm khiến tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn đi, mà ngay cả tiền cũng chưa chắc đã kiếm được nhiều hơn.



Năm 2012, người ta thống kê được rằng có 1,2 triệu người dân Bali không được tiếp cận với nước sạch. Và lý do thì rất buồn cười – đấy là do kinh tế địa phương… quá phát triển.
Bali, Indonesia là hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Đông Nam Á và là “ngôi sao du lịch” trên tầm thế giới. Nói đến kinh tế của Bali là nói đến du lịch, với 90% GDP của hòn đảo này đến từ các hoạt động du lịch.
Nhưng rồi chính sự phát triển kinh tế, hay nói khác đi là việc tận lực khai thác tài nguyên du lịch của hòn đảo này đang đe dọa nó. Hạ tầng phục vụ cho du lịch mọc lên như nấm, với những resort, khách sạn sang trọng và các tuyến đường bộ. Rốt cục: chính người dân bản địa không có nước sạch mà dùng.
Mỗi khách sạn 5 sao, theo tính toán, mỗi ngày tiêu thụ 500 khối nước sạch; và đó không phải là nguyên nhân duy nhất, khi mà lượng khách khổng lồ kéo đến hòn đảo này biến nó thành “khu rừng rác” theo cách gọi của các nhà môi trường phương Tây, nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Nước – tiền đề của sự sống – chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho những tác động tiêu cực mà các hạ tầng du lịch tạo ra đối với thiên nhiên của Bali. Và đó cũng không chỉ là vấn đề của Bali – đó là mâu thuẫn của hầu hết các vùng bảo tồn thiên nhiên có gắn kèm với khai thác du lịch. Bàn tay của con người tàn phá thiên nhiên trong quá trình khám phá nó để rồi thứ để khám phá chẳng còn gì.
Và nếu như 1,2 triệu dân Bali còn biết đường mà “kêu” nếu không được tiếp cận với nước sạch thì có những số phận sẽ còn nghiệt ngã hơn thế: đấy là cây cối và chim thú. Chúng không thể nói được tiếng người hay làm đơn kiện nếu như không gian sống, điều kiện sống của chúng bị hủy hoại. Và đó có thể là toàn bộ quần thể thiên nhiên.
Nếu bạn đọc được ở đâu đó một đoạn đánh giá về vịnh Hạ Long của khách nước ngoài, rằng nó rất… bẩn, thì đừng ngạc nhiên. Bởi vì nó bẩn thật. Bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy điều đó khi cúi xuống mặt nước từ boong những con tàu du lịch. Hàng trăm tàu du lịch hoạt động, hàng triệu lượt khách, vịnh Hạ Long đang có xu hướng quá tải. Và việc Hạ Long bị ô nhiễm đã được đưa vào báo cáo của cả những tổ chức bảo tồn có uy tín trên thế giới.
Và những tảng núi đá trên vịnh thì không biết khóc than, cũng không thể tham dự các cuộc hội thảo về phát triển bền vững vẫn đang được liên tục tổ chức bên bờ vịnh.
 
Xem thêm:

Khách du lịch thích những địa điểm hoang sơ và tự khám phá bằng sức người – đó là xu hướng đang được phần lớn các công ty lữ hành lớn nhất thế giới ghi nhận. Người ta gọi đó là “du lịch xanh” – đối lập với “du lịch đại trà”. Trong khi doanh số của toàn bộ nền du lịch thế giới tăng chừng 4% một năm, thì “du lịch xanh” tăng trưởng 20%. Khách du lịch ngày càng không thích bỏ cả đống tiền đến để khám phá thiên nhiên rồi sau đó lại được “nâng khăn sửa túi” bằng đủ thứ dịch vụ, từ vận tải cho đến nghỉ ngơi sang trọng. Trong khi đó, thì các nhà đầu tư lại không thể nào ngừng việc ném tiền ra xây dựng các hạ tầng lấn át thiên nhiên, để làm “du lịch đại trà”.
Người ta đang định xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới tại Quảng Bình. Đó có thể là ý tưởng sẽ đem lại lượng tăng trưởng lượt khách trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài, hủy hoại hoàn toàn hình ảnh của chốn hoang sơ này. Bạn có biết tại sao Sơn Đoòng nổi tiếng trên tầm thế giới không? Không phải vì nó lớn. Mà vì nó hoàn toàn hoang sơ.
Kênh truyền hình National Geographic, kênh khoa học nổi tiếng nhất thế giới, đã gọi đây là một “thánh tích” trong bộ phim tài liệu quảng bá hang Sơn Đoòng. “Thánh tích” tức là được bảo tồn nguyên vẹn với tất cả giá trị của lịch sử.
Báo điện tử lớn nhất thế giới Huffington Post thì nhấn mạnh vào việc hang mới được khám phá từ năm 2009. Và tất cả những hình ảnh quảng bá cho Sơn Đoòng trên các kênh truyền thông lớn của thế giới đều là hình ảnh con người đơn côi lạc đứng giữa một vòm hang khổng lồ, nhỏ bé trước thiên nhiên kỳ vĩ và bí ẩn.
Cho đến bây giờ, khách du lịch đến Sơn Đoòng là bởi vì họ muốn được đu dây xuống miệng hang, tự cầm đèn pin khám phá và cắm trại trong hang, chứ không phải đi cáp treo tới đó. Khung cảnh tự nhiên ấy nay có thêm một quần thể cáp treo xung quanh thì thật không thể tưởng tượng nổi hiệu ứng quảng bá sẽ như thế nào. Và tất nhiên là có thêm khá nhiều rác nữa.
Xã hội Việt Nam có một vấn đề nghiêm trọng với rác – ngay cả trong không gian sống của chính chúng ta, là các đô thị, việc xả rác ra đường vẫn không thể ngừng bất chấp các biện pháp tuyên truyền và những cái thùng rác hình con chim cánh cụt dễ thương có dòng chữ “cho tôi xin rác” ở khắp nơi.
Rác chỉ là một biểu hiện của khả năng bảo vệ lợi ích chung. Và đừng hy vọng rằng khi chúng ta làm “du lịch đại trà” ở một vùng di sản thiên nhiên, đặt nó vào sức ép du lịch theo kiểu Hạ Long, người ta quan tâm đến môi trường sống của con chim con thú hay cái cây mà họ không biết tên.
Trong du lịch đến các vùng bảo tồn thiên nhiên, hành xử kiểu nhà giàu bây giờ là phản tác dụng. Xây dựng hạ tầng ồ ạt để làm du lịch đại trà là phản cảm. Xây thêm hạ tầng, chẳng những phải lấn chiếm khiến tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn đi, mà ngay cả tiền cũng chưa chắc đã kiếm được nhiều hơn. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các vị khách sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được tận hưởng cảm giác tự khám phá, và tự mang trong mình ý thức bảo vệ môi trường.
Đó không phải là ý kiến của tác giả. Giảm chi phí xuống, và thu nhiều tiền hơn, cho khách tự vận động trong thiên nhiên – đó là chiến lược được tổng giám đốc của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới Starwood đề xuất một ý kiến rất nên cân nhắc trước khi quyết định đổ tiền xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng và đặt nó trước nguy cơ bị hủy hoại.
Theo DÂN VIỆT

24 tháng 11, 2014

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà khác nhau thế nào?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một không? Hai vị Phật này khác nhau như thế nào?

Phật Thích Ca là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả.
Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống. 
Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ - nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.
Phật A Di Đà cai quản cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba này.
Phân biệt tôn tượng/tranh vẽ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca
Phật A Di Đà
Hình dáng đặc trưng: Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.
Tư thế tay: Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa - tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
Đây là tượng Ushiku Daibatsu ở Nhật Bản. Bức tượng mô tả Phật A Di Đà đang làm ấn giáo hóa, sẵn sàng cứu giúp chúng sinh đang trong bể khổ.
Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.
Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền.
Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Vì thế, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.
 Ấn thiền A Di Đà ở tượng Kamakura Daibutsu tại Nhật Bản.
Nhân vật đi kèm: Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).
Phật A Di Đà và hai vị bồ tát.
Phật Thích Ca
Hình dáng đặc trưng: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.
Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.
 Tay Phật Thích Ca ở ấn xúc địa - tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Trên tay trái của Phật là một chiếc bát.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thủ ấn vô úy - tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước.

 Tay Phật Thích Ca trong tượng này đang làm ấn chuyển pháp luân, tức là tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau.

Phật Thích Ca thủ ấn kim hiệp chưởng, với đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, biểu hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương.
Các nhân vật đi kèm: Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.
Tượng Phật Thích Ca cùng 2 vị tỳ kheo.
Ngoài ra còn có tôn tượng và tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh - một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa; và Phật Thích Ca nhập diệt - nằm nghiêng mình sang phải.
 Tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh.

 Tượng Phật Thích Ca nhập diệt (bên dưới).
Theo Lam Lan/Gia đình Việt Nam

20 tháng 11, 2014


Chúc mừng tất cả các thầy cô giáo. Kính chúc các thầy, cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Kính tặng các thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất !

Đi du học - tôi học được gì?

“Đi du học cả năm nay, anh học được gì ngoài lĩnh vực chuyên môn? Có đáng phải đi du học không?”. Một câu hỏi chơi của bạn đã chạm đến một điều tôi suy nghĩ từ suốt bao nhiêu năm, khi còn ngồi ở ghế trường trung học và đại học ở Việt Nam. “Đi du học tôi học được nhiều lắm, tôi học được những thứ mà suốt 12 năm học phổ thông và mấy năm học đại học ở Việt Nam tôi không được học hoặc chỉ được học nửa vời”...
Thứ nhất, điều quan trọng nhất là tôi học được sự tự giác và lòng tự trọng của người trí thức. Khi làm bài kiểm tra, tôi không thấy giáo sư Mỹ phải đi “tuần tra” khắp lớp như ở Việt Nam (VN) để canh chừng nạn quay cóp. Các vị cứ ung dung ngồi đọc báo, hoặc làm việc riêng, vậy mà chẳng thấy sinh viên (SV) nào mở tài liệu ra xem, cũng chẳng thấy SV hỏi bài nhau.
SV nào không đến lớp làm kiểm tra được hôm đó, cứ xin phép, giáo sư sẽ “make up a test” (cho đề riêng) hôm khác. Nhiều SV khi làm đề thi riêng, đem ghế ra ngoài hành lang làm một mình, để khỏi bị bài giảng của giáo sư làm phân tâm. Tôi cố tình để ý những sinh viên này và cũng không thấy họ mở tài liệu ra. Những người xung quanh tự giác như thế, tôi cũng phải theo.
Trong khi đó, ở VN tôi bị xem là lập dị khi không quay cóp. Kỷ niệm buồn nhất của tôi về chuyện này xảy ra năm lớp 12. Các bạn tôi mở sách hướng dẫn giải bài tập ra chép trong lúc làm bài tập Anh văn nên được điểm 9-10. Tôi không chép, tự làm nên được 4, và kết quả là thầy mắng cho một trận vì “cả lớp làm được như thế, mà em làm không được là sao?”. Và đương nhiên khi ra chơi các bạn tôi có dịp cười rũ rượi về cái-thằng-lập-dị như tôi.

18 tháng 11, 2014

Hoàng Hữu Phước, ông là ai?

Vài chuyện về cậu sinh viên Hoàng Hữu Phước

“Tôi không biết nhiều về thời trung học của Hoàng Hữu Phước, nhưng lại biết rất rõ về quãng thời gian 5 năm từ 1976-1981 mà ông Phước học Lớp Anh văn, Khoa Ngữ văn Nước ngoài , trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, tại cơ sở 2 đường Đinh Tiên Hoàng Q1, bây giờ là Đại học KHXH và Nhân Văn, kế bên Đài Truyền hình TP.HCM…”

Suốt tuần qua,dân cư mạng bàn tán xôn xao về vụ đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng đàn “Kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội Khóa Xlll"
Ở cái đất nước nầy,chuyện gì cũng có thể xảy ra, ngay chính trong diễn dàn chính thức của kỳ họp Quốc hội, một đại biểu Quốc hội nhân danh nhân dân phát biểu lung tung, tầm bậy tầm bạ, thậm chí vi phạm Hiến Pháp mà vẫn được đa số (90% đại biểu có gốc gác là đảng viên đảng cộng sản) đồng tình!

Tính đến hôm nay,20-11-2011, đã có hơn 50 trí thức Việt Nam có tên tuổi đáng kính gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, luật sư, bác sĩ,… lên tiếng phê phán phát biểu của ông nghị Phước: kiến thức nông cạn, hiểu biết hạn hẹp, tính tình khoe khoang khoác lác, đôi khi lộng ngôn đến mức điên loạn, tại sao lại được bầu vào Quốc hội, về mặt lý thuyết là cơ quan quyền lực nhất nước.

Chửi rủa ông nghị Phước là vô liêm sĩ cũng bằng thừa, chẳng lẽ ông Phước đắc cử chỉ cần nhờ vào lòng trung thành tuyệt đối với Đảng CSVN? Trước đây khi chưa là nghị, trên blog của mình ông Phước có trình bày 6 lý do VN không cần đa đảng. Bài viết dài dòng, ý tưởng lượm thượm, đọc xong tức muốn ói máu hoặc buồn cười đến bể bụng. Chẳng thà cứ nói toạc móng heo như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết – “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, vừa gọn gàng khỏi hao tốn giấy mực và ít ra còn được nhân dân khen là thật thà, biết người biết ta!

Những hình ảnh 'không thể tin' về hang Sơn Đoòng

 Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình - là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với điểm rộng nhất 150 mét, cao trên 200 mét, dài ít nhất là 5 km. Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m.  
Tour khám phá cho du khách đã được tổ chức vào đầu tháng 8/2013, chi phí mỗi khách 3000 đô la Mỹ. Đoàn khách đầu tiên gồm 6 người từ Hoa Kỳ, Nga, Úc và Na Uy. Họ trải qua 7 ngày 6 đêm khám phá hang Đoòng. Các tour tiếp đã kín chỗ cho đến hết năm 2015.
Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng do các nhà thám hiểm và du khách ghi lại khi khám phá hang Sơn Đoòng.

Tôi Và Tổng Thống Saddam Hussein

(Câu chuyện về "mưu lược" của một kẻ tâm thần)

Kế Sách Liên Hoành

A- Đôi Dòng Lịch Sử

Ngày 02 tháng 8 năm 1990 Saddam Hussein xua quân tấn công Kuweit nhằm chiếm hữu vùng dầu hỏa Rumaila giải quyết thâm hụt ngân sách sau gần môt thập kỷ xung đột vũ trang với Iran dù Iraq tiếp nhận viện trợ cực kỳ dồi dào về tài chính và vũ khí từ Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp. Hốt hoảng trước viễn cảnh biến động giá dầu trên thế giới, 4 tháng sau Mỹ và Anh huy động lực lượng tham chiến từ 32 quốc gia với Chiến Dịch Bão Táp Sa Mạc tấn công đẩy lùi quân Iraq trở về bên kia biên giới tháng 2 năm 1991, biến Saddam Hussein từ vị thế anh hùng được Mỹ bảo trợ chống phá Iran trở thành kẻ tội đồ phải bị Mỹ tiêu diệt. Sau thời gian ngụy tạo chứng cứ (mà sau này bị Tiến Sĩ Hans Blix lật tẩy trước Ủy Ban Chilcot), tháng 12/1998 Mỹ và Anh từ Kuweit mở chiến dịch Cáo Sa Mạc bắt đầu không kích và oanh tạc tất cả các trung tâm đầu não chính phủ, căn cứ quân sự, nhà máy quân đội, và sân bay Iraq, mở đầu cho chuỗi đánh bom tàn phá Iraq suốt năm 1999 và vài năm sau đó với hàng trăm trận đánh nhằm làm kiệt quệ binh lực Saddam Hussein trước khi ra đòn cuối cùng.

14 tháng 11, 2014

Vợ là gì?

KD: Bạn bè yêu quí gửi cho mình bài thơ này. Không rõ tác giả là ai. Và đề nghị mình có lời bình. Khó nhỉ? Bình về chính … mình? Nhưng mình tâm đắc với định nghĩa của ai đó: Vợ là đồ cổ, giảm giá nhưng lại không muốn bán  
Xin đưa lên Blog để bạn đọc thư thái   
————

Ảnh trên mạng
.Vợ là người chẳng họ hàng
Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình
Ngày đầu trông thật là xinh
Môi tươi, mắt thắm đến đình cũng xiêu
Vợ là đáng nể , đáng yêu

13 tháng 11, 2014

Những giờ phút cuối của ca nhạc sĩ Việt Dzũng (SBS Úc Châu)

Tâm lương thiện?

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

-Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và Gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải ! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Từ Đạo Tâm
-------oo0oo-------

 http://vietlist.us/SUB_TonGiao/tongiao1411130052.shtml

Tâm Vạn Pháp

.
KD: Bạn bè yêu quí gửi cho bài viết này. Hay mà cũng đầy triết lý về sự sống, duyên phận. Xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm
Người ta sinh ra   thi yếu mềm,khi chết thì cứng lại .thảo mộc sinh ra thì mềm dịu,khi chết thì khô cứng,cho nên cứng rắn,cáu giận là biểu hiện của   chết,mềm dẻo,khiêm nhường là dấu hiệu của sự sống...
 
Người ta sinh ra thi yếu mềm, khi chết thì cứng lại .thảo mộc sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô cứng, cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết,mềm dẻo,khiêm nhường là dấu hiệu của sự sống…

Ta Hãy thay đổi 1 chút về quan Niệm sống . Để biết cho đi là   nhận,là còn mãi.... Để biết tha thứ cũng là tự giải thoát cho mình. Để biết mở rộng trái tim ra sẽ dễ chịu hơn là khép lại nó sau những tổn thương. Để ta học được chân thành với người khác,cũng là đối với bản thân ta. Để ta biết rằng yêu thương không bao giờ là dư thừa cả...
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau...  TS Viên Minh
 
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ,  cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau…
Duyên phận giữa người với người thật sự rất sâu, có thể gắn bó đến ngàn năm, mặc cho phong trần   lên xuống, ôm mãi một mối tình không đổi.  Duyên phận giữa người với người cũng rất cạn, chẳng qua là một khoảnh khắc gặp gỡ, xoay người liền vĩnh viễn thành người lạ.  Phật nói, duyên sâu sẽ hợp,   duyên cạn sẽ tan, vạn pháp tùy duyên, không cầu sẽ không khổ. Vì thế, phải   chăng là nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn chuyện người chuyện đời chuyển biến, nhìn lá rụng rời cành hôm nay thành mầm non nảy xanh biếc trên đầu cành ngày mai?
 
Duyên phận giữa người với người thật sự rất sâu, có thể gắn bó đến ngàn năm, mặc cho phong trần lên xuống, ôm mãi một mối tình không đổi.
Duyên phận giữa người với người cũng rất cạn, chẳng qua là một khoảnh khắc gặp gỡ, xoay người liền vĩnh viễn thành người lạ.
Phật nói, duyên sâu sẽ hợp, duyên cạn sẽ tan, vạn pháp tùy duyên, không cầu sẽ không khổ. Vì thế, phải chăng là nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn chuyện người chuyện đời chuyển biến, nhìn lá rụng rời cành hôm nay thành mầm non nảy xanh biếc trên đầu cành ngày mai?
 
LỜI ƯỚC HẸN...  Cả hai đang ở độ tuổi 17 .Họ gặp nhau trong 1 bệnh viện khi đang đi dạo .Trong 1 chớp mắt ,2 trái tim non trẻ rộn lên 1 niềm xúc động sâu sắc .Họ đọc trong mắt nhau 1 niềm xúc   động sâu sắc .Họ đọc trong mắt nhau một nỗi thương cảm bi ai .Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa .  Đến 1 ngày ,cả 2 được thông báo rằng bệnh tình của họ không   có cách nào chữa trị được nữa .Trước khi được gia đình đón về nhà ,họ ngồi bên nhau 1 buổi tối ,hẹn cùng nhau vượt qua số phận .Họ hứa mỗi tuần sẽ viết cho nhau 2 lá thư để chúc phúc và động viên nhau .Rồi hôm sao họ chia tay nhau.  Thấm thoát đã 3 tháng trôi qua.Cô gái ngày càng yếu ớt .Một hôm cô gái cầm trong tay bức thư chàng trai gửi đến rồi thanh thản khép đôi bờ mi ,miệng thoáng mỉm cười mãn nguyện .Bà mẹ cuống cuồng gọi con .Nhưng cô gái đã ra đi ,bà gỡ lá thư trong tay cô gái và đọc :"...khi số phận đùa giỡn với sinh mạng của em ,em không nên sợ hãi vì   bên cạnh em luôn có anh và mọi người quan tâm đến em .Anh đang khỏe dần lên ,anh sẽ đến với em một ngày gần đây ,em sẽ không cô đơn ".  Hôm sau ,bà mẹ mở tủ của con   gái ,phát hiện ra vài chục lá thư do con gái bà viết ,bỏ sẵn vào phong bì ,dán tem đàng hoàng .Phía trên tập thư là mẩu giấy cô gái viết cho bà mẹ :"mẹ ơi,đây là tập thư con viết cho 1 người bạn trai mà chúng con đã có lời hẹn ước đi cùng nhau suốt quãng đời còn lại .Nhưng con thấy mình yếu đi nhanh chóng ,sợ không giữ được lời hứa ấy . Con đã viết sẵn những lá thư này ,mỗi tuần mẹ gửi giúp con 1 lá cho anh ấy để anh ấy nghĩ con vẫn còn sống và đang động viên anh ấy vượt lên trên bệnh tật .Con chỉ mong anh ấy đủ niềm tin để sống tiếp .Con gái của mẹ ".    Bà mẹ lần theo địa chỉ ghi tên bìa thư để đến nhà chàng trai .Bà nhìn thấy trên bàn là một tấm ảnh của một thanh niên trẻ ,tràn đầy sinh khí và sức sống được viền   dải băng đen .Bà vô cùng ngạc nhiên khi biết chàng trai ra đi cách đây 1 tháng .  Bà mẹ chàng trai nước mắt lưng tròng chỉ vào chồng thư đặt bên cạnh khung ảnh và kể rằng:"con trai tôi đã mất cách đây 1 tháng , nhưng trước khi ra đi ,nó dành 3 ngày 3 đêm để viết những lá thư này .Nó nhờ tôi mỗi tuần gửi cho cô bạn gái nào đó 1 lá .Nó bảo cô gái đó cũng đang mong chờ sự cổ vũ động viên của nó .Thế là cả tháng nay tôi thay con trai gửi những lá thư này đi ,ko biết cô gái đó có nhận được không ?..."  Bà mẹ cô gái lao đến ôm chầm lấy bà mẹ của chàng trai và khóc   không thành tiếng .Khi cả 2 bà mẹ đã hiểu ra tất cả ,2 bà quyết định vẫn cứ hàng tuần gửi cho nhau 1 lá thư mà con họ đã để lại .Họ bảo làm như thế vì 1 ước nguyện   cao cả.
 
 LỜI ƯỚC HẸN…
Cả hai đang ở độ tuổi 17. Họ gặp nhau trong 1 bệnh viện khi đang đi dạo .Trong 1 chớp mắt , 2 trái tim non trẻ rộn lên 1 niềm xúc động . Họ đọc trong mắt nhau 1 tình cảm  sâu sắc . Họ đọc trong mắt nhau một tình yêu nồng nàn .Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa .
Đến 1 ngày , cả 2 được thông báo rằng bệnh tình của họ không có cách nào chữa trị được nữa . Trước khi được gia đình đón về nhà , họ ngồi bên nhau 1 buổi tối ,hẹn cùng nhau vượt qua số phận …. Họ hứa mỗi tuần sẽ viết cho nhau 2 lá thư để chúc phúc và động viên nhau . Rồi hôm sao họ chia tay nhau.
Thấm thoát đã 3 tháng trôi qua.Cô gái ngày càng yếu ớt . Một hôm cô gái cầm trong tay bức thư chàng trai gửi đến rồi thanh thản khép đôi bờ mi , miệng thoáng mỉm cười mãn nguyện . Bà mẹ cuống cuồng gọi con . Nhưng cô gái đã ra đi ,bà gỡ lá thư trong tay cô gái và đọc :”… khi số phận đùa giỡn với sinh mạng của em ,em không nên sợ hãi vì bên cạnh em luôn có anh và mọi người quan tâm đến em .Anh đang khỏe dần lên ,anh sẽ đến với em một ngày gần đây , em sẽ không cô đơn “.
Hôm sau ,bà mẹ mở tủ của con gái , phát hiện ra vài chục lá thư do con gái bà viết ,bỏ sẵn vào phong bì , dán tem đàng hoàng . Phía trên tập thư là mẩu giấy cô gái viết cho bà mẹ : " mẹ ơi,đây là tập thư con viết cho 1 người bạn trai mà chúng con đã có lời hẹn ước đi cùng nhau suốt quãng đời còn lại .Nhưng con thấy mình yếu đi nhanh chóng ,sợ không giữ được lời hứa ấy . Con đã viết sẵn những lá thư này ,mỗi tuần mẹ gửi giúp con 1 lá cho anh ấy để anh ấy nghĩ con vẫn còn sống và đang động viên anh ấy vượt lên trên bệnh tật . Con chỉ mong anh ấy đủ niềm tin để sống tiếp . Con gái của mẹ “.
Bà mẹ lần theo địa chỉ ghi tên bìa thư để đến nhà chàng trai . Bà nhìn thấy trên bàn là một tấm ảnh của một thanh niên trẻ , tràn đầy sinh khí và sức sống được viền dải băng đen . Bà vô cùng ngạc nhiên khi biết chàng trai ra đi cách đây 1 tháng .
Bà mẹ chàng trai nước mắt lưng tròng chỉ vào chồng thư đặt bên cạnh khung ảnh và kể rằng: "con trai tôi đã mất cách đây 1 tháng , nhưng trước khi ra đi , nó dành 3 ngày 3 đêm để viết những lá thư này . Nó nhờ tôi mỗi tuần gửi cho cô bạn gái nào đó 1 lá . Nó bảo cô gái đó cũng đang mong chờ sự cổ vũ động viên của nó . Thế là cả tháng nay tôi thay con trai gửi những lá thư này đi , ko biết cô gái đó có nhận được không ?…”
Bà mẹ cô gái lao đến ôm chầm lấy bà mẹ của chàng trai và khóc không thành tiếng . Khi cả 2 bà mẹ đã hiểu ra tất cả , 2 bà quyết định vẫn cứ hàng tuần gửi cho nhau 1 lá thư mà con họ đã để lại . Họ bảo làm như thế vì 1 ước nguyện cao cả./.

Vì sao chưa nên xây sân bay Long Thành?

Quang Minh/ TBKTSG
Ảnh bên:Không gian sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm, thu hẹp khiến nhiều người nghĩ tới việc xây dựng một sân bay quốc tế mới ở Long Thành. Ảnh H.H.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành đang được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) trình Quốc hội cho ý kiến. Dù chỉ mới là lấy ý kiến, nhưng xem ra còn rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, đầy đủ để thuyết phục.

 Những ý kiến băn khoăn, thậm chí là phản đối việc xây dựng “đại dự án” này từ trong Quốc hội ra đến ngoài dư luận xã hội đã thể hiện những quan tâm, lo lắng chính đáng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội đất nước đang rất khó khăn.

Từ góc nhìn của người đã từng làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đồng tình với việc tạm thời chưa nên xây dựng sân bay Long Thành trong ít nhất 10-15 năm tới, và sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng công suất với chi phí không lớn để đáp ứng yêu cầu trước mắt. Xin phân tích một số lý do sau đây để minh chứng.

Sân bay Tân Sơn Nhất chưa quá tải và có thể nâng công suất

Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong số báo gần đây, tôi đã minh chứng việc cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải là chưa thuyết phục.

Hai trong ba chỉ số quan trọng về công suất của một cảng hàng không cho thấy Tân Sơn Nhất chưa thực sự quá tải. Với hai đường băng dài 3.000m và 3.800m, sân bay Tân Sơn Nhất đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), tương đương các sân bay lớn trên thế giới hiện đang khai thác với lượng hành khách lên tới 50-70 triệu khách/năm như Heathrow (London-Anh), Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan)…; do vậy đây không phải là nguyên nhân dẫn đến quá tải.

Về sân đậu, Tân Sơn Nhất hiện có 47 bãi đậu, hiện nay bình quân hàng ngày mới khai thác kín khoảng 70%. Với tốc độ tăng trưởng hàng không và lượng máy bay mới của các hãng hàng không Việt Nam hiện nay, trong 5-7 năm nữa mới có thể khan hiếm bãi đậu.

Vấn đề gây hình ảnh quá tải nhất là nhà ga phục vụ hành khách. Hiện nay lượng hành khách của nhà ga quốc nội chưa đạt công suất 13-15 triệu khách/năm (sau khi đã được mở rộng thêm diện tích vào năm 2013 và đang tiếp tục tính toán mở rộng thêm, số liệu ước tính khách quốc nội qua sân bay Tân Sơn Nhất năm 2013 chỉ đạt khoảng 11,8 triệu khách).

Lượng hành khách của nhà ga quốc tế cũng chưa đạt công suất thiết kế 12-15 triệu khách/năm (lượng trung bình và đầy tải tối đa), năm 2013 mới đạt 8,2 triệu khách và năm 2014 có 8,65 triệu khách đi và đến (tính theo niên biểu báo cáo của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất từ tháng 11-2013 đến tháng 11-2014).

Như vậy tổng lượng khách thông qua sân bay Tân Sơn Nhất năm 2013 mới chỉ đạt 20 triệu khách, chưa đến công suất tối đa có thể đáp ứng là 27-30 triệu khách.

Nhưng do đặc thù thị trường hàng không biến động rõ rệt theo mùa, từng thời điểm trong tuần, trong ngày nên có những thời điểm như dịp lễ, tết, cuối tuần…thường rất đông khách, và vắng vẻ vào thời điểm khác, cộng với lượng người đón tiễn gấp đôi số hành khách nên thường gây ra hình ảnh đông đúc, quá tải.

Tổng diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay bao gồm cả dân dụng và quân sự là 850 hécta; trong đó hiện chỉ có khoảng 550 hécta đang được sử dụng cho mục đích dân dụng (khai thác khu bay và nhà ga, công trình phụ trợ), còn lại Bộ Quốc phòng quản lý hơn 100 hécta phía Nam đang phục vụ quân sự, cho thuê kho hàng, sân thể thao, bỏ hoang…và gần 200 hécta phía Bắc đường băng (trong đó 160 hécta đang làm sân golf).

Với diện tích ấy, hoàn toàn có thể sắp xếp, khai thác một cách hợp lý và mở rộng nhà ga, sân đậu để nâng công suất, tạm thời sử dụng trong ít nhất 10-15 năm nữa.

Trong khi đó, Bộ GTVT đề xuất để mở rộng Tân Sơn Nhất cần làm thêm một nhà ga từ 15-25 triệu khách/năm với chi phí lên tới 9,1 tỉ đô la Mỹ và di dời khoảng 140.000 dân thì quả là điều khó hiểu (!?). Để xây dựng một nhà ga với công suất trên cần bao nhiêu đất? Nhà ga T2 Tân Sơn Nhất được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 50.000 mét vuông, với 4 tầng và diện tích khai thác 90.000 mét vuông, đạt công suất 12-15 triệu khách/năm; nhà ga T2 Nội Bài hiện đang được xây dựng trên diện tích mặt bằng chiếm đất chỉ gần 140.000 mét vuông (14 hécta), với 4 tầng khai thác, để đạt công suất 15 triệu khách/năm.

Nếu di dời 140.000 hộ dân, chúng ta hãy hình dung là sẽ tương đương toàn bộ diện tích đất của quận Gò Vấp với gần 600.000 dân (tính trung bình khoảng 150.000 hộ dân) và diện tích gần 20 ki lô mét vuông (!) Diện tích giải tỏa này có thể xây dựng hàng chục nhà ga có công suất tương đương nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, chứ không chỉ một (!). Nếu xây dựng thêm 1 nhà ga với công suất khoảng 25 triệu khách/năm, chỉ cần diện tích khoảng 20-50 hécta là đủ. Tất nhiên chúng ta không thể so sánh đơn giản bằng phép tính số học như vậy, nhưng chí ít để cần xây dựng thêm một nhà ga mới thì chắc chắn không bao giờ cần đến diện tích lớn và số tiền giải tỏa lớn như vậy cả.

Chúng ta có thể xây thêm một nhà ga T3 nữa với công suất từ 10-15 triệu khách/năm, chỉ cần 10-20 hécta đất và số vốn khoảng 500-900 triệu đô la Mỹ (tương đương giá thành đầu tư nhà ga T2 Nội Bài hiện đang thi công). Có 2 phương án: Phương án 1 là sử dụng khu đất gần 100 hécta do Bộ Quốc phòng đang quản lý ở phía Nam đường băng, dùng khoảng 20-30 hécta xây nhà ga, còn lại khoảng 70 hécta dùng làm sân đậu máy bay cho khoảng 50-80 chiếc (hiện nay vị trí đậu có kích thước lớn nhất cần khoảng 4.500 mét vuông), bãi đậu xe và các công trình phụ trợ khác, chuyển toàn bộ chức năng quốc phòng sang khu đất phía Bắc, kết nối giao thông với đường Quang Trung, Tân Sơn.

Phương án 2 là xây mới một nhà ga hành khách và sân đậu máy bay trên khu đất gần 200 hécta phía Bắc đường băng (nếu giữ nguyên chức năng quốc phòng của khu đất phía Nam đường băng). Nhà ga mới có thể kết nối với nhà ga hiện tại thông qua hệ thống bus nội bộ hoặc đường hầm qua bãi đậu máy bay, đường băng hiện đang khai thác, chi phí đầu tư khoảng 70-100 triệu đô la nữa (nhiều sân bay trên thế giới cũng kết nối bằng đường hầm như vậy).

Đồng thời cải tạo hoặc xây mới lại nhà ga T1 quốc nội hiện nay (hiện đây là nhà ga cũ, không đảm bảo về kiến trúc và chất lượng sử dụng). Nếu vậy, tổng công suất nhà ga Tân Sơn Nhất sẽ có thể lên tới 45-50 triệu khách/năm, có thể sử dụng đến năm 2025-2030. Lúc đó, với triển vọng kinh tế, chúng ta có những số liệu và cơ sở tốt hơn để tính toán đầu tư sân bay Long Thành cũng chưa muộn.

Lo lắng về giao thông kết nối với sân bay cũng không quá lớn khi hiện nay TP.HCM đang triển khai và có trong quy hoạch nhiều công trình giao thông như đường nối sân bay TSN-Bình Lợi – Quốc lộ 1 sắp đưa vào sử dụng toàn tuyến, đường trên cao từ Lăng Cha Cả về quận 1, đường metro từ Bến Thành-An Sương kết nối với sân bay, nhiều tuyến đường xung quanh cũng đang được quy hoạch mở rộng…

Tốc độ tăng trưởng và lượng hành khách qua Tân Sơn Nhất sẽ khó cao

Bộ GTVT đưa ra con số dự báo tăng trưởng hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất từ 10-15%/năm là khá lạc quan và chưa đảm bảo tính chính xác về khả năng tăng trưởng. Tôi cho rằng hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay, sân bay Long Thành tương lai với các sân bay trong khu vực vẫn còn là ẩn số và không hề đơn giản.

Về nhu cầu quốc tế, trong khu vực hiện nay có rất nhiều sân bay lớn, đang là điểm trung chuyển lâu năm và chủ yếu của các hãng hàng không như Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia)… Việc trở thành những điểm trung chuyển của các hãng hàng không phải gắn với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là thu hút khách du lịch (trong khi số lượng khách du lịch đến Việt Nam chưa bằng số lẻ của những nước trên). Không hãng hàng không nào mạo hiểm lựa chọn điểm đến mà thiếu sức hấp dẫn du lịch cả, trong khi họ đã có sự ổn định về thị trường. Do đó, hy vọng cạnh tranh của Long Thành khó khả thi.

Nếu Việt Nam thực sự có sức hấp dẫn, các hãng đã chọn Tân Sơn Nhất làm điểm trung chuyển rồi, nhưng qua nhiều năm cho thấy họ đã thất bại (Lufthansa của Đức, Air France của Pháp… sau nhiều năm khai thác đã phải hủy đường bay thẳng đến Tân Sơn Nhất cách đây mấy năm). Bên cạnh đó, Phú Quốc, Cần Thơ, Cam Ranh đã là những sân bay quốc tế và hiện đang ngày càng nhiều đường bay từ các nước đến thẳng sân các sân bay này. Vietnam Airlines hiện nay cũng đã và đang từng bước điều chuyển một số chuyến bay quốc tế đến thẳng Cần Thơ thay vì đến Tân Sơn Nhất (các chuyến bay từ Đài Loan về Cần Thơ vào dịp tết Nguyên đán).

Thực tế lượng hành khách quốc tế qua Tân Sơn Nhất năm 2014 (tính từ đầu tháng 11-2013 đến hết tháng 10-2014) mới đạt con số 8,64 triệu khách (chỉ tăng 5,14% so với năm 2013), mức tăng trưởng này so với trước chỉ bằng phân nửa. Điều này phản ánh thực tế ngày càng nhiều chuyến bay quốc tế đến phía Nam nhưng không qua Tân Sơn Nhất, mà đến thẳng Phú Quốc, Cam Ranh…

Đối với nhu cầu đi lại nội địa, khu vực phía Nam hiện có khá nhiều sân bay (Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, Liên Khương, dự kiến sân bay Phan Thiết theo quy hoạch…). Các sân bay này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và thu hút nhiều khách hơn. Các hãng hàng không cũng đang mở rộng các đường bay tiếp cận nhiều hơn đến các sân bay khác trong vùng, do vậy lượng khách đến/đi qua Tân Sơn Nhất và Long Thành tương lai cũng không hề tăng với dự báo “mơ ước” mà Bộ GTVT đã đưa ra.

Ngoài ra, nhiều dự án đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao kết nối vùng phía Nam với cả nước cũng đã và đang được triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng hành khách đi bằng đường hàng không với những chặng ngắn dưới 300-500 ki lô mét. Trong tương lai, sẽ rất khó dự báo trước lượng hành khách đi lại nội địa bằng đường hàng không.

Vốn lớn, suất đầu tư quá cao

Về số vốn xây dựng sân bay Long Thành, một lần nữa phải khẳng định đây là con số quá lớn, trừ đầu tư xây dựng nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ có thể đưa vào kinh doanh và thu hồn vốn được; còn hệ thống đường băng, sân đậu…thì hoàn toàn không có khả năng thu hồi vốn, chưa nói đến lợi nhuận do không thể kinh doanh được (trong khi đó số tiền xây dựng nhà ga, công trình liên quan khác để phục vụ hành khách chỉ chiếm 20-30% tổng vốn đầu tư xây dựng sân bay).

Suất đầu tư của sân bay Long Thành so với các sân bay khác trên thế giới là khá cao. Chẳng hạn, nếu tính theo số vốn đầu tư trên hành khách, sân bay Long Thành giai đoạn 1 có công suất 50 triệu khách, cần 7,8 tỉ đô la, tính ra giá trị đầu tư lên tới 156 đô la/khách (thậm chí sẽ lên tới 180 đô la/khách nếu tính hết giai đoạn 3 cần 18 tỉ đô la Mỹ cho công suất 100 triệu khách), trong khi sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) chỉ có suất đầu tư khoảng 90 đô la/khách, sân bay Changi (Singapore) là 101 đô la/khách và chi phí xây dựng bình quân một sân bay khoảng 81 đô la/khách.

Như vậy, chi phí xây Long Thành của chúng ta đã gấp đôi mức bình quân thế giới (!) Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn càng khó khăn, xa rời tính toán và hy vọng của chủ đầu tư đã đưa ra, trong khi không ai dám chắc thực tế sản lượng hàng khách có thể đạt công suất dự kiến hay không.

Bên cạnh đó, vấn đề đáng lo ngại nhất là liệu chi phí đầu tư có dừng lại ở mức hiện nay hay không. Con số vốn đầu tư khái toán ban đầu đã rất lớn, lên tới 18,7 tỉ đô la, trong khi từ nay đến lúc triển khai chưa biết bao giờ, cộng với tình trạng đội vốn đầu tư quá phổ biến trong các dự án cơ sở hạ tầng hiện nay, chắc chắn số vốn sẽ không dừng lại ở con số ban đầu trên. Khi chuyện đã rồi, chắc chắn chỉ có cách phải “theo lao”, khi đã trót “đâm lao”. Đây là vấn đề muôn thuở, mà nhiều công trình bị đội vốn gấp đôi, gấp ba hiện nay chúng ta vẫn phải bấm bụng mà làm, không thể bỏ được.

Về lâu dài, việc xây dựng một sân bay khác thay thế Tân Sơn Nhất là cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là dự án “quá sức” với “thể trạng” nền kinh tế yếu ớt của Việt Nam hiện nay khi mà phải dùng quá nhiều vốn từ nguồn ODA và ngân sách nhà nước. Vì thế nên tạm thời tìm mọi biện pháp nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất; nên ưu tiên cho các dự án giao thông cấp bách phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, có chức năng kết nối vùng như: đường cao tốc, đường nông thôn cho vùng sâu, vùng xa…

Chúng ta chỉ mới nghe Bộ trưởng Bộ GTVT nói các lý do để thuyết phục xây dựng sân bay mới Long Thành, nhưng không hề biết được vì sao để có được những lý do đó, số liệu kỹ thuật nào đã được tính toán, dựa trên cơ sở nào…? Những vấn đề đó cũng cần phải công khai và chuẩn bị kỹ lưỡng để Quốc hội có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Đừng để đại biểu Quốc hội “đói” thông tin trong khi phải cân nhắc chuyện trọng đại thế này.

Theo TBKTSG

12 tháng 11, 2014

Cáp treo Sơn Đoòng: Phá, phá nữa, phá mãi!



Lê Quỳnh Trang
* Tác giả gửi bài cho VNTB

Có hay không việc lợi nhuận hóa Sơn Đoòng bằng mọi giá thông qua cái “bắt tay” giữa doanh nghiệp Sun Group và những nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình?




Những tiếng nói “đầu tư”

Sơn Đoòng, một kỳ quan thiên nhiên thế giới với hệ sinh thái riêng biệt hình thành 2,5 triệu năm trước đây được phát hiện vào năm 1991 bởi một người Việt tên là Hồ Khanh, và công bố chính thức vào tháng 4/2009 bởi phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh, đang gây tranh cãi xoay quanh dự án “cáp treo 3.000 tỷ đồng”.

Đầu tháng 11/2014, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp báo về dự án cáp treo Sơn Đoòng, theo đó, dự án (do Sun Group làm chủ đầu tư) dài 10,6km, gồm hai chặng (Trạ Ang – Sơn Đoòng), nhà ga thứ hai sẽ cách cửa động 300 mét.

Dự án được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng.

Về phía chủ đầu tư là Sun Group cho biết, đã tiến hành khảo sát trong 9 tháng đầu năm 2014, qua ba phân khu, với sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, dự án này có sự tham gia của công ty Doppelmayr Seilbahnen GmbH – được đánh giá là “có kinh nghiệm thực hiện 14.000 dự án cáp treo” ở cả những vùng mà được UNESCO công nhận di sản. Chưa kể cái lợi của dự án là đem lại “nguồn thu ngân sách, việc làm cho tỉnh, và quyết tâm bảo vệ di sản bằng mọi giá”.

Về phía tỉnh Quảng Bình, ông Chủ tịch tỉnh - Nguyễn Hữu Hoài tự đánh giá “tỉnh mình còn nghèo, và Phong Nha – Kẻ Bàng như một viên ngọc để mời gọi đầu tư”.

Yếu tố lợi nhuận không chỉ được thốt ra từ những chủ đầu tư, bản thân lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mà còn được “gợi ý” từ những người đang làm trong công tác quản lý, bảo tồn di sản và cả Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH).

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nhận định, nếu không có những doanh nghiệp tiên phong dám nghĩ, dám làm thì những nơi hoang sơ sẽ mãi rơi vào cảnh “đắp chiếu”.

Một số khác cũng không tỏ ý phản đối, dựa trên quan điểm “bản thân cáp treo không có tội”, và tỏ ý so sánh Yên Tử với Sơn Đoòng như ngầm ý giảm nhẹ “sự quan ngại” của dư luận về vấn đề cáp treo đối với Sơn Đoòng trong tương lai. Trong số này, có ông ĐBQH Dương Trung Quốc.



 khảo sát động Sơn Đoòng


Rủi ro: hàng hiệu thành hàng si-đa

Những ý kiến, quan điểm “đầu tư” đó dĩ nhiên chỉ làm vừa lòng một số người, chứ không xua tan đi sự lo ngại về những rủi ro mà dự án mang lại, khi bản thân sự biện hộ trên chứa quá nhiều mâu thuẫn.

Đầu tiên, việc ông giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Lê Thanh Tịnh đánh giá dự án như là một “sản phẩm du lịch hoàn toàn mới” bằng sự trải nghiệm rừng nguyên sinh “trên cao”. Hay ngay cả quan điểm của chủ đầu tư khi tiến hành mời nhà thầu có kinh nghiệm xây dựng cáp treo ở những điểm mà UNESCO công nhận di sản vốn để “trấn an” dư luận và bản thân vị ĐBQH Dương Trung Quốc cũng “ngỏ ý” thuận theo cũng là những nhận định hời hợt, chủ quan khi chưa tính toán kỹ đến yếu tố đầu tiên là sự thích hợp của động nói chung, và Sơn Đoòng nói riêng trong việc áp dụng trào lưu “cáp treo”, nhất là khi Sơn Đoòng sở hữu “hệ sinh thái với các đặc điểm môi trường lý hóa đặc biệt, rất dễ bị tổn thương và hủy hoại bởi sự thăm viếng vượt quá sức chịu tải của nó”, như ông PSG Tạ Hòa Phương chỉ ra. Và tất nhiên, càng không thể nào duy trì cái ý nghĩ quái gở, rập khuôn rằng “Sơn Đoòng nên “học hỏi” Yên Tử”, bởi cả hai điểm có quá nhiều dị biệt (về tính chất, quy mô, yếu tố tự nhiên và khả năng bị tác động bởi dự án nhân tạo).

Song song đó, với công suất cáp treo lên đến “1.000 lượt khách/h và điểm ga tập kết nằm cách động 300 mét” thì mọi sự sẽ trở nên tồi tệ hơn, không dừng ở việc chuyện chặt cây theo đường cáp, xây điểm ga, mà nó nằm ở việc chuyên chở một lượng khách quá lớn đến quá gần Sơn Đoòng sẽ khiến cho sự đa dạng sinh học cao của động trở nên quá “yếu ớt” trước một lượng lớn “tiếng ồn của động cơ, lượng rác thải sinh hoạt khó kiểm soát”.

Chưa kể, nếu mở đại trà, chỉ riêng tính hiếu kỳ và ý thức không được tốt của một lượng lớn du khách bình dân, sẽ biến Sơn Đoòng trở thành một cứ điểm Điện Biên Phủ, còn các hành động vô thức cũng như chuỗi hạng mục về dịch vụ nhà hàng, đường nhựa sẽ như dây thòng lọng dần co thắt lại và giết chết hang động 2,5 triệu năm tuổi trong giai đoạn ngắn. Lúc đó, Sơn Đoòng sẽ chỉ còn một hang động bình thường không hơn, không kém. Và 3.000 USD/ lượt biến mất, trong khi rác thải sẽ nhiều dần lên, tính thu hút lẫn hấp dẫn sẽ mất đi hoàn toàn. Và như thế, việc phát triển du lịch đại trà ở Sơn Đoòng thông qua cáp treo “chẳng khác nào bán rẻ tài nguyên, bán rẻ tiềm lực của đất nước”, ông Nguyễn Ngọc Bích, Giám đốc Công ty Actice Travel Asia gay gắt bày tỏ.

Việc chủ đầu tư chia sẻ về hoạt động tiến hành khảo sát (có mời chuyên gia nước ngoài) trong 9 tháng đầu năm 2014, qua ba phân khu. Nhưng chủ đầu tư trả lời thế nào về quan ngại của ông PSG Tạ Hòa Phương, nhà địa chất Việt Nam đầu tiên đi xuyên qua hang Sơn Đoòng về việc: “Trong kế hoạch xây dựng có dự kiến xây nhà ga ở khu vực miệng hố sập thứ 2 của hang Sơn Đoòng, nhằm đưa du khách vượt hàng trăm mét xuống tham quan “Vườn Edam” - khu rừng nhiệt đới độc đáo phát triển trong hang. Nếu điều này xảy ra thì đó sẽ tổn hại với khu rừng do quá tải lượng người tới thăm.”

Nhưng nguy hiểm hơn, là sự đánh tráo khái niệm của ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi ông cho rằng, “Di sản sẽ bị đắp chiếu nếu không có khách du lịch, giống như vàng kim cương nằm dưới đáy biển thì cũng chỉ là cục đất”.

Ông lo sợ Sơn Đoòng sẽ bị “lãng quên” nên “cổ vũ” cho việc “thập phương du khách”, hàm ý tán đồng việc tiến hành cáp treo để phục vụ du khách.

Có lẽ ông Phó tổng cục trưởng Du lịch đã quên không cập nhật thông tin, khi không biết rằng, “nỗi lo” của ông đã trở nên quá thừa khi đặt bên cạnh một Sơn Đoòng chứa một giá trị rất riêng, cái giá trị độc nhất và duy nhất (lớn nhất, nối liên 150 động khác, hình thành từ 2,5 triệu năm, sâu nhất, dòng sông ngầm trong động dài nhất…). Chính cái giá trị đó đã khiến cho Sơn Đoòng sẽ không rơi vào tình trạng “đắp chiếu” như ông tưởng tượng (ví von), khi mà bản thân hang động này được báo New York Times xếp vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh trong danh sách “Những nơi nên đến năm 2014”. Và việc triển khai thử nghiệm khám phá Sơn Đoòng đã được đăng ký kín chỗ vào năm 2015, mặc dù giá của nó lên đến 3.000 USD/ lượt. Tất nhiên, sẽ chẳng có cáp treo nào ở đây cả. Và tại Quảng Bình, chỉ cần với hai điểm đến “phổ thông” là Phong Nha-Tiên Sơn và Thiên Đường là đủ đáp ứng những gì ông Hà Văn Siêu mong muốn, mà không cần phải “huy động” tới Sơn Đoòng.

Rõ ràng, “nỗi lo” đó dường như không xuất phát từ sự quan tâm đầy đủ đến yếu tố bảo tồn di sản thiên nhiên, mà nó đến từ quan điểm “di sản phải sinh ra lợi nhuận bằng mọi cách” – một suy nghĩ não trạng thường thấy của không ít quan chức nhà nước.

Bên cạnh đó, lời hứa hẹn về việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của đại diện Sun Group là một lời hứa không đáng tin cậy, khi tập đoàn này có quá nhiều vết chàm trong tiến hành xây dựng các công trình du lịch. Chính nhà đầu tư này, đã biến một vùng núi đồi hoang sơ, se lạnh, một Đà Lạt thứ hai tại miền trung mang tên bà Nà trở thành một ụ pháo đài bê-tông thô thiển và thiếu sức sống. Dự án thi công Resort Intercontinental (Sơn Trà), khiến một diện tích lớn rừng bị tàn phá. Dự án cáp treo Fansipan cũng bị báo giới và những người thích “khám phá” đánh giá là một thảm họa khi điểm du lịch này bị biến thành “khu nghỉ dưỡng cao cấp” gồm khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi, mua sắm, sân golf…, khu tâm linh với một ngôi chùa trên núi và bức tượng Phật khổng lồ.” Chưa kể “một vạt rừng và thảm thực vật rộng khoảng 10 mét bị đốn chặt phía dưới đường dây cáp; phần trên của một bề mặt thảm thực vật rộng lớn phải bị phá bỏ để làm trạm dừng, cửa hàng, và lối đi bê-tông”.



“Lợi ích nhóm” từ thế giới đến Việt Nam

Trên thế giới, có những khu vực, vừa là điểm du lịch vừa là khu di sản. Và khi thấy yếu tố xâm hại, chính quyền sở tại thường ban hành những luật lệ nhằm bảo tồn, trong đó có hạn chế số lượng người được viếng thăm/ ngày hoặc nghiêm cấm vĩnh viễn du khách bén mảng tới. Ví như giếng Karst Swallows ở Mehico; nhà nguyện Sistine ở Vatican hạn chế khách; trong khi hang Lechuguilla (Hoa Kỳ), nơi có hệ thạch nhũ đẹp nhất hành tinh chỉ dành cho giới khoa học và người nghiên cứu…

Tuy nhiên, điều đó khó xảy ra ở Việt Nam, khi mà lợi ích nhóm còn chi phối quá lớn, trở thành “điểm ghi nhớ đầu tiên” trong mọi dự án. Nhất là khi, “nhà kinh tế thường đặt lợi nhuận lên hàng đầu chứ không phải lợi ích di sản.” - ông PGS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra.

Chính điều đó đã dẫn đến tư duy “rừng vàng biển bạc” và “đời ta - ta hưởng”, khiến nhiều di sản, danh lam thắng cảnh bị bắt phải “cày ra tiền” trên cái có sẵn, chứ ít có ý thức bảo vệ/ tôn tạo, làm cho đa phần các điểm du lịch bị vắt cạn về tính độc đáo lẫn sự thu hút, dẫn đến sự đổ nát, hoang tàn. Và cũng chính “não trạng” làm du lịch đó, đã khiến cho Huế vừa rồi bị mất “giá trị nổi bật toàn cầu” trong một phiên họp của UNESCO vào tháng 6 vừa rồi, do tính toàn vẹn của Huế bị xâm hại nghiêm trọng.

Chính “lợi ích nhóm” cũng đã biến một Bà Nà sương mù trở thành cụm công trình bê-tông trên cao (dự án cáp cũng là do Sun Group làm chủ đầu tư), một Đà Lạt với rừng thông mơ mộng nay sau bao năm đưa vào khai thác du lịch, kết cục là đã “phá hoại thành công” thành phố sương mù ấy với thác Cam Ly trở thành “sông Tô Lịch” nặng mùi rác thải, đưa Hồ Xuân Hương với độ ô nhiễm đến nỗi cá phơi bụng, Hồ Tuyền Lâm thì bị ô nhiễm tảo lam do nguồn rác dân cư ở thượng nguồn… Ngay như rừng thông – vốn là đặc trưng của Đà Lạt cũng ngày một thu hẹp do bị chặt phá…

Liệu rằng, Sơn Đoòng và dự án 3.000 tỷ có khiến cho cho Quảng Bình mất luôn danh tính đặc hữu Phong Nha – Kẻ Bàng, tính độc nhất vô nhị của Sơn Đoòng, và bị tước hẳn danh hiệu “di sản thiên nhiên thế giới” cũng như những lời khen ngợi của UNESCO đối với “công tác bảo tồn” mà ông Chủ tịch tỉnh Quảng Bình tự hào chia sẻ trong buổi họp báo không?

Chắc chắn có, nếu như quan chức tại Quảng Bình vẫn giữ thái độ chưa biết sợ và chưa nhận thức đầy đủ việc bảo tồn di sản thế giới như hiện nay. Cái “thái độ” dựa trên sự xâm thực về mặt lợi nhuận khiến họ vội vã, lẫn “quyết tâm” thúc đẩy dự án dù ngay từ đầu, dự án này đã vi phạm sự toàn vẹn theo Luật di sản văn hóa (Điều 32.1.a), khi triển khai trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Trà Áng – cửa sau động Sơn Đoòng).

Cũng xin nói thêm, “lợi ích nhóm” trong các dự án du lịch kiểu như cáp treo Sơn Đoòng với 3.000 tỷ đồng hoàn toàn không mới lạ, khi mà trước đó, một số dự án đầu tư đình đám cũng từng đi vào lằn ranh này. Cụ thể, vào cuối năm 2004, một dự án trị giá 4,9 triệu USD, xây dựng dãy khách sạn rộng 7ha với hai khối nhà khách sạn (100 phòng nghỉ) nằm trên đồi Vọng Cảnh được thông tin. Đến đầu năm 2005 thì được tiến hành động thổ, dự án này gặp sự phản đối rất lớn từ dư luận và những nhà Huế học, bởi nó phá vỡ cảnh quan môi trường phía Tây Nam Huế.

Thế nhưng, cũng như Sơn Đoòng, rất nhiều quan chức lẫn các vị chuyên gia lại cho đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh kinh tế của Huế đi lên. Ông Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư lúc bấy giờ là Tôn Thất Bá đã lên tiếng ủng hộ bởi dự án vì “tính cần thiết” của nó và bày tỏ: “Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng bảo tồn có nghĩa là giữ nguyên không phát triển”. Hoàn toàn không khác gì so với cách nói của ông Lê Thanh Tịnh, giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, hay quan điểm ví von của ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cả, vì nó dựa trên sự đề cao dự án, trong khi không đánh giá (nhận thức) đầy đủ về các tác động môi trường do dự án gây ra.

Đến năm 2011, một dự án cũng gây nóng diễn đàn truyền thông là dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai nằm ở khu vực Bàu Sấu, thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được UNESCO công nhận. Trước đó, dư luận lẫn báo chí từng lên tiếng vì sông Đồng Nai đang bị “cạn nguồn”.

Cái cách mà tập đoàn Đức Long Gia Lai, đơn vị đầu tư xây dựng thuỷ điện cho biết diện tích xây dựng thuỷ điện chỉ lấy đi 200 ha rừng thứ sinh, và “không gây nguy hại cho môi trường”. Thêm nữa, tập đoàn này cam kết, thông qua dự án, sẽ “tạo công ăn việc làm, mở đường giúp phát triển vùng hẻo lánh, giúp người dân phát triển nghề đánh cá trên lòng hồ và một số người dân tại khu vực đã ủng hộ”, cũng không khác gì so với những lời cam kết đầy hoa mỹ của Ông Đặng Minh Trường, Tổng giám đốc Sun Group – chủ đầu tư dự án cáp treo Sơn Đoòng khi nhấn mạnh: “Dự án có tổng vốn 3.000 tỷ đồng” …“sẽ tạo việc làm cho hàng nghìn người, đồng thời tạo nguồn thu lớn cho tỉnh. Chúng tôi đầu tư nên hoàn toàn chắc chắn không xâm hại môi trường và di sản”.

Cả hai dự án khởi công, thậm chí được “bật đèn xanh” bởi cấp Chính phủ, nhưng sau đó, với sự đe dọa “rút/ tước danh hiệu Di sản” của UNESCO, cùng với sự lên án của cộng đồng, thì dự án mới đình chỉ lại.

Hiện tại, UNESCO cũng đã lên tiếng, yêu cầu tỉnh Quảng Bình giải trình và trình hồ sơ thiết kế dự án để UNECSO thẩm định. Theo đó, “tổ chức này sẽ đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam có nên hay không nên thực hiện dự án đó”.

Nhưng với cách ông Chủ tịch “than” tỉnh còn nghèo, và Phong Nha – Kẻ Bàng như một viên ngọc để mời gọi đầu tư. Cũng đã cho thấy tính chất “đặt lợi nhuận, tăng ngân sách” là quan điểm ưu tiên của lãnh đạo tỉnh và nó là giá đỡ cho việc đút túi riêng từ hoạt động “bắt tay Sun Group”. Bản thân ông Chủ tịch tỉnh cam kết tham khảo ý kiến bộ ngành T.Ư và UNESCO trong cuộc họp báo ngày 4/11, nhưng đến hết ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cho báo giới biết, “vẫn chưa nhận được văn bản UBND tỉnh Quảng Bình”.



Bền vững, lâu dài thay “não trạng ngắn”

Có thể nói, các hoạt động ký tên cứu lấy Sơn Đoòng hiện nay, cũng như những lời phản đối từ các nhà khoa học không phải là những hành vi “cản trở” giới đầu tư tìm đến Quảng Bình, ngăn trở tỉnh này không sài được ngọc mang tên Sơn Đoòng. Mà đó là những tiếng nói “cảnh báo” – dành cho một dự án 3.000 tỷ có quá nhiều bất ổn khi đặt vào trong một không gian nguyên sinh, trong đó có hang động 2.5 triệu năm.

Do đó, làm du lịch với Sơn Đoòng, phải đứng từ việc nhận thức tác động tiêu cực mà nhiều dự án sinh thái từng gặp phải, ngay như Đà Lạt, Bà Nà (Đà Nẵng) là một ví dụ điển hình cho “ý thức làm du lịch” kiểu ăn xổi ở thì đó.

Qua đó, UBND tỉnh Quảng Bình nên tiến hình giữ nguyên hình/ nguyên trạng, và không cho phép bất kỳ dự án đầu tư nào tác động vào nó, ít nhất là loại bỏ hoàn toàn các dự án nằm trong phân khu bảo vệ. Bởi để làm một cáp treo thì chỉ có vài năm, nhưng để hình thành một Sơn Đoòng thì cần đến vài triệu năm. Chưa kể di họa lâu dài về mặt hình ảnh du lịch Việt Nam, qua sự tác động lớn lao của Sơn Đoòng đối với bên ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có thể triển khai hoạt động du lịch hạn chế như hiện nay, đó là tiến hành lối khai thác du lịch mạo hiểm, trải nghiệm bên trong thì vì “trên cao”, với giá 3.000 USD, mỗi tour chỉ tối đa 6 người và mỗi năm tổ chức tối đa được cho khoảng 240 người. Điều này hoàn toàn khả thi, tiềm năng, tạo tính phân khúc “cao cấp” cho Sơn Đoòng nhằm loại bỏ yếu tố nguy hại về du lịch đại trà và tác động cáp treo. Bởi như ông Nguyễn Văn Mỹ, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết: “Có thể cáp treo Sơn Đoòng sẽ hút du khách về Quảng Bình đông hơn, nhưng kèm theo đó là vẻ đẹp thiên nhiên của hang Sơn Đoòng sẽ bị ảnh hưởng do tác động của nhiều yếu tố”.

Nếu tự thân UBND tỉnh Quảng Bình không đủ tầm quản lý một di sản, bản thân Việt Nam cảm thấy “cần kinh tế” hơn thì tốt nhất, hãy vì tương lai, thế hệ con cháu mai sau có cơ hội chiêm ngưỡng Sơn Đoòng mà đóng cửa lại. Đừng để con cháu về sau chỉ mường tượng 1 Sơn Đoòng độc nhất, lạ nhất, tuyệt nhất qua sách vở và ký ức của người già, xen lẫn sự nuối tiếc.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Những phép tính sai

Ts Trần Đình Bá/ GDVN
Theo TS Trần Đình Bá, với tham vọng quá lớn nhưng chưa khái quát được tầm nhìn tổng thể chiến lược GTVT nên các toan tính dự án Long Thành đang phạm sai lầm.
Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) tiếp tục trở thành đề tài tranh luận nóng trên nghị trường Quốc hội cũng như dư luận xã hội nói chung. Những ý kiến tranh luận xoay quanh 3 vấn đề lớn: Dự án sân bay Long Thành có cần thiết? Dự án này có hiệu quả? Và tài chính để thực hiện dự án.

Ngày 1/11 vừa qua, dự án sân bay Long Thành đã được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, sau đó thảo luận tại tổ. Nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra quan điểm khẳng định không bàn đến dự án sân bay Long Thành vào thời điểm này, thời điểm kinh tế đất nước chưa hồi phục, nợ công quốc gia mức cao…
Dự án mang lại nhiều mối lo ngại như sân bay Long Thành được Bộ Giao thông Vận tải lên kế hoạch như thế nào? Vấn đề này đã được TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phân tích trong bài viết mới đây của ông gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Trần Đình Bá:
 Dự án sân bay Long Thành ra đời cùng thời điểm với siêu dự án Đường sắt cao tốc (ĐSCT) dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) – ông  Hồ Nghĩa Dũng. Khi còn ghế Bộ trưởng, ông Dũng với câu nói nổi tiếng “Đi tắt đón đầu, đi thẳng vào hiện đại” và coi nguồn vốn ODA như “chùm khế ngọt”.Cục Hàng không hay “Bộ Hàng không”?
Nếu như siêu dự án ĐSCT do Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lập ra, thì dự án sân bay Long Thành cũng do Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) lập ra và được công bố quy hoạch vào 8/2011.
Còn nhớ thời điểm Bộ GTVT đưa ra siêu dự án ĐSCT, trong dư luận và trên nghị trường Quốc hội cũng diễn ra cuộc tranh luận gay gắt. Rất may khi đó Quốc hội đã sáng suốt bác siêu dự án ĐSCT mức đầu tư 56 tỷ USD tránh cho đất nước rơi vào cuộc phiêu lưu và “gông xiềng” nợ nần.
Sau đó dù vẫn tham vọng và tái khởi động lại siêu dự án bằng cách “chặt khúc” siêu dự án này thành 3 đoạn và chỉ còn 2 dự án đoạn Hà Nội – Vinh và TP.Vinh – Nha Trang nhưng đến nay Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã quyết định “khai tử” toàn bộ các siêu dự án ĐSCT. Chỉ sau đó thời gian, các dự án đường sắt bị phát giác hối lộ ở tập đoàn JTC Nhật Bản.
TS Trần Đình Bá.
TS Trần Đình Bá.
Cục HKVN là cơ quan quản lý Nhà nước, thực thi Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam có trách nhiệm làm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GTVT và Chính phủ về quy hoạch hàng không, vậy nhưng thực tế họ đã trở thành “Bộ Hàng không” giống với tham vọng xây siêu dự án bằng vốn ODA.Trong khi đó với dự án sân bay Long Thành, những người đưa ra dự án này cũng đang tìm cách “chặt khúc” dự án để thuyết phục Quốc hội. Cụ thể, để có thể thuyết phục Quốc hội, họ đã dùng chiêu bài “chặt khúc” siêu dự án 18.7 tỷ thành 3 khúc. Đây là thủ thuật lặp lại “kịch bản” của siêu dự án ĐSCT trước đó mà Quốc hội đã sáng suốt bác bỏ.
Những phép tính sai 
Siêu dự án sân bay Long Thành đưa ra Quốc hội lần này đang làm khó Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Nhiều lãnh đạo, quan chức của Cục HKVN, Vụ Vận tải, Vụ Khoa học Công nghệ, Viện Quy hoạch GTVT và ACV… là người làm tham mưu cho Bộ GTVT và Chính phủ về quy hoạch Hàng không, về Chiến lược phát triển hàng không phải chịu trách nhiệm thành bại dự án này và sẽ phải chịu trách nhiệm phản biện xã hội và phản biện khoa học trước Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng GTVT, các chuyên gia và cử tri cả nước.
Tuy nhiên, với tham vọng quá lớn nhưng chưa khái quát được tầm nhìn tổng thể về Chiến lược GTVT và đặc biệt là chiến lược Hàng không nên các toan tính trên đều sai lầm.
Thứ nhất, nếu bây giờ để đầu tư ngay một lúc 18.7 tỷ USD thực hiện dự án Long Thành để cạnh tranh thì không đủ nguồn kinh phí và cũng không kịp nữa khi xung quanh ta các siêu sân bay các nước như Singapore, Thái Lan, Philippine, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Myanma… đã có cơ sở vất chất và hoạt động tốt. Hàng không nội địa của Việt  Nam hiện đang thua lỗ, xếp gần cuối bảng trong ASEAN thì lấy gì để cạnh tranh với thế giới?.
Thứ hai nói là làm sân bay để cạnh tranh mà lại chia nhỏ 3 giai đoạn, đợt 1 là 5.6 tỷ USD thì còn cạnh tranh được với ai?
Thứ ba giai đoạn 5.6 tỷ USD còn thua xa sân bay Tân Sơn Nhất, lại không thể “xóa sổ” được sân bay Tân Sơn Nhất thì mục tiêu cạnh tranh hay trung chuyển cho thế giới là hoàn toàn thất bại.
Hơn nữa tham vọng một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ chiến lược, phát triển vận tải hàng không Việt Nam là thiếu thực tế khi bài toán hàng không nội địa còn đang nan giải, thị phần vận tải hàng không hiện chỉ 0.3% thấp nhất trong 5 loại hình vận tải.
Rồi việc để xảy ra quá tải trên đường bộ gây thảm họa giao thông quốc gia, hoạt động hàng không nội địa thì nhếch nhác, chậm chuyến, hủy chuyến, đe dọa an toàn không lưu, kinh doanh từ “chặt chém đến móc túi”, có 2 sân bay tệ nhất châu Á… Vì vậy việc đầu tư vào sân bay Long Thành không giúp cải thiện hoạt động mà trái lại làm rối loạn hàng không trong vòng lẩn quẩn và làm kiệt quệ nền hàng không nước nhà. Đây là bước đi sai lầm về chiến lược hàng không và thậm chí đang đi chệch đường lối đổi mới hội nhập. Bài học về “đi tắt đón đầu” lãng phí sân bay quốc tế Cần Thơ đang là thực tế sinh động.
Hàng không nước ta đang sai lầm nghiêm trọng về cơ cấu đầu tư. Tập trung vốn liếng vào hạ tầng là sân bay nhưng lại lãng quên đầu tư vào phương tiện và con người. Với dân số hơn 90 triệu dân thì Việt Nam cần tới trên 220 máy bay cỡ A321 (150 khách) trở lên và hàng trăm phi công. Thế nhưng hiện nay tổng chỉ có 110  chiếc trong đó có 1/5 là máy bay nhỏ Fokker 70, ATR72 chỉ chở 70-80 hành khách, hầu hết đều phải thuê và đang độ tuổi già nua phải thải loại. Phi công cũng phải thuê vì đang thiếu hụt nghiêm trọng nên hàng không nước nhà đang bị trì trệ, tụt hậu xếp cuối bảng ASEAN cũng từ những nguyên nhân này.
Tham vọng làm sân bay Long Thành còn đe dọa làm tăng gánh nợ công quốc gia lên nhiều tỷ USD. Đây là sai lầm nghiêm trọng về chiến lược giao thông vận tải nói chung và cả chiến lược hàng không Việt Nam nói riêng.
Hãy nhìn bài học từ sân bay Quốc tế Cần Thơ, đổ tiền của vào đầu tư, nâng cấp nhưng nhiều năm nay không có một chuyến bay quốc tế nào cả. Cục HKVN, Vụ Vận tải, Vụ KHCN, ACV và các cơ quan liên đới phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Bộ GTVT và nhân dân về tính trung thực của các số liệu và sự thất bại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
T.Đ.B
Theo GDVN

11 tháng 11, 2014

Dời thủ đô về Đà nẵng

PHẦN 1 – LẬP LUẬN


Hà Nội ngày nay
Không kể những cơ quan ban ngành của Thành phố, Hà Nội ngày nay còn mang trong nó các cơ quan Đảng, Đoàn Trung ương. Các cơ quan thuộc Nhà nước, Chính phủ. Một số lượng lớn các bộ ban ngành, cùng vô số các trường đại học, cao đẳng và bệnh viện lớn.

Tỷ lệ thuận với đó là người người từ khắp nơi đổ về đây công tác, hội họp, học tập, chữa bệnh, hành nghề, kiếm việc làm v.v. Điều đó khiến cho dân số Hà Nội tăng nhanh theo từng năm. Hà Nội trở nên đông đúc, ngột ngạt, môi trường cũng như sông ngòi ở đây bị ô nhiễm nặng nề. Cơ sở hạ tầng luôn gặp phải vấn đề về quá tải như: Giao thông, điện, cấp và thoát nước v.v. Công tác quản lý không theo kịp và mất phương hướng.

Trước thực trạng như vậy, cực chẳng đã, ngày 29/5/2008 vượt qua mọi phản ứng của nhân dân cả nước, Quốc hội đã nhanh chóng thông qua một nghị quyết, cho phép Hà Nội được mở rộng thêm bao trùm toàn bộ tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Để Hà Nội có quỹ đất giãn dân ở những nơi có mật độ cao, di chuyển một số cơ quan, trường học, bệnh viện ra khỏi nội thành.

Với quyết định đó, Hà Nội có thêm gần 1000km2 đất mới, cộng với cũ, Hà Nội trở thành Thủ đô thuộc nhóm 17 thành phố và thủ đô lớn nhất Thế giới có diện tích trên ba nghìn cây số vuông.

Để đề án mở rộng Hà Nội thành hiện thực, một lượng lớn đất nông nghiệp màu mỡ của đồng bằng sông Hồng sẽ phải dần mất đi. Cùng với đó là sự ngơ ngác của hàng vạn lao động nông nghiệp. Nhưng cũng đành vậy! Đó chắc là suy nghĩ, tình cảm của hầu hết những người dân nông nghiệp dành cho Thủ đô, với một hy vọng, Hà Nội sẽ thoát ra được tình cảnh hiện nay, đủ sức đáp ứng cho nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của hơn sáu triệu con người hiện tại và chín đến mười triệu trong tương lai.

Mỹ dạy học sinh tiểu học cái gì ?

Mỹ dậy học sinh tiểu học cái gì ?

Chị bạn làm thông dịch viên tình nguyện cho Davis School District, Hạt Salt Lake, tiểu bang Utah. Họ nhờ dịch một bài về "Human Rights" cho học sinh Việt Nam trong Học Khu.

Do chị không có phông chữ Việt nên dịch xong, chị nhờ mình đánh máy lại (bỏ dấu) .

Đọc bài học dành cho học sinh tiểu học, mình hết hồn, ngửa cổ lên trời mà than rằng, hèn chi tụi nó dẫy hoài mà chẳng chết .

Quăng 5 điều Bác Hồ dậy vào thùng rác nhé hehe .

(Riêng tặng các anh công an nhăn răng xã nghĩa)

Quyền Làm Người của Chúng Ta

Tôi có quyền được sung sướng và được đối xử tử tế ở đây,
Có nghĩa là không ai nhạo báng tôi và làm tổn thương tự ái của tôi.

Tôi có quyền là tôi ở đây,
Có nghĩa là không ai được kỳ thị vì màu da của tôi,
Gầy hay mập,
Cao hay thấp,
Trai hay gái,
Hoặc vì cái bề ngoài của tôi.

Tôi có quyền được an toàn ở đây,
Có nghĩa là không ai được đánh tôi,
Đá tôi, đẩy tôi,
nhéo tôi,
làm đau tôi.

Tôi có quyền được nghe và được nói ở đây,
Có nghĩa là không ai được
La hét,
Quát lên
Hoặc làm ầm ĩ.

Tôi có quyền tìm hiểu về bản thân của tôi ở đây,
Có nghĩa là tôi sẽ được tự do
Phát biểu tình cảm
Và ý kiến của tôi mà không bị gián đoạn hoặc bị trừng phạt.

Tôi có quyền học hỏi theo khả năng của tôi,
Có nghĩa là không ai được gọi tên nhạo báng
Vì cách học hỏi của tôi,
Và với những quyền lợi này,
tôi cũng sẽ áp dụng với những người khác cùng trong phòng học.
(fb April Nguyen)
Chị bạn làm thông dịch viên tình nguyện cho Davis School District, Hạt Salt Lake, tiểu bang Utah. Họ nhờ dịch một bài về "Human Rights" cho học sinh gốc Việt Nam trong Học Khu.
Do chị không có phông chữ Việt nên dịch xong, chị nhờ mình đánh máy lại (bỏ dấu) .
Đọc bài học dành cho học sinh tiểu học, mình hết hồn, ngửa cổ lên trời mà than rằng, hèn chi tụi nó dẫy hoài mà chẳng chết .
Quyền Làm Người của Chúng Ta
Tôi có quyền được sung sướng và được đối xử tử tế ở đây,
Có nghĩa là không ai nhạo báng tôi và làm tổn thương tự ái của tôi.
Tôi có quyền là tôi ở đây,
Có nghĩa là không ai được kỳ thị vì màu da của tôi,
Gầy hay mập,
Cao hay thấp,
Trai hay gái,
Hoặc vì cái bề ngoài của tôi.
Tôi có quyền được an toàn ở đây,
Có nghĩa là không ai được đánh tôi,
Đá tôi, đẩy tôi,
nhéo tôi,
làm đau tôi.
Tôi có quyền được nghe và được nói ở đây,
Có nghĩa là không ai được
La hét,
Quát lên
Hoặc làm ầm ĩ.
Tôi có quyền tìm hiểu về bản thân của tôi ở đây,
Có nghĩa là tôi sẽ được tự do
Phát biểu tình cảm
Và ý kiến của tôi mà không bị gián đoạn hoặc bị trừng phạt.
Tôi có quyền học hỏi theo khả năng của tôi,
Có nghĩa là không ai được gọi tên nhạo báng
Vì cách học hỏi của tôi,
Và với những quyền lợi này,
tôi cũng sẽ áp dụng với những người khác cùng trong phòng học.
(fb April Nguyen)
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang