Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

31 tháng 10, 2014

Dự án phi trường Long Thành: tin con số của ai?

Gs Nguyễn văn Tuấn/ FB Nguyen tuan
Báo cáo về dự án phi trường Long Thành được trình Quốc Hội có vài con số thú vị. Để biện minh cho lí do phải xây dựng phi trường Long Thành, các quan chức Bộ GTVT phải chứng minh rằng phi trường TSN đang sắp bị quá tải. Bản báo cáo trình QH cho biết phi trường TSN có công suất 25 triệu khách/năm, và theo báo cáo thì năm 2016 phi trường sẽ quá tải vì số khách sẽ hơn con số đó.

Nhưng có 2 con số: con số của Cục Thống Kê (GSO) và con số của tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV). Hai con số này rất khác nhau như tôi đã trình bày hôm nọ. Nói chung, số của ACV cao hơn số của GSO đến 80%! Vấn đề là tin vào con số nào. 
Theo số liệu của ACV thì số hành khách TSN tiếp đón hàng năm từ 2007 đến 2013 là như sau:

2007: 10.3 triệu người
2008: 11.7
2009: 12.5
2010: 15.0
2011: 16.7
2012: 17.5
2013: 20.0

Tính trung bình đơn giản, mỗi năm tăng khoảng 1.6 triệu khách. Chính xác, phương trình tiên lượng là: acv = 10006 + 1609*t (trong đó t = 0 là 2007, 1 là 2008, v.v.) Do đó, đến năm 2016 thì phương trình này dự báo sẽ có 26 triệu khách, tức hơn công suất (25 triệu).

Nhưng theo số liệu của Cục Thống Kê (GSO) thì rất khác, thấp hơn ACV nhiều. Số khách mà GSO báo cáo từ 2007 đến 2012 là như sau:

2007: 8.3 triệu người
2008: 8.3
2009: 8.9
2010: 10.7
2011: 9.4
2012: 9.6

Với những số liệu trên, có thể tìm phương trình tuyến tính đơn giản là y = 8381 + 336*t (trong đó t = 0 là 2007, 1 là 2008, v.v.). Nói cách khác, theo GSO, số khách TSN tiếp nhận tăng khoảng 336 ngàn người mỗi năm. Nếu dự báo này đúng thì 30 năm sau, phi trường TSN vẫn chưa quá tải.

Vấn đề là tin vào con số nào? Theo số liệu của Cục thống kê mỗi chuyến bay có khoảng 123-130 hành khách. Còn theo ACV thì con số là 131-136 khách. Theo GSO năm 2012 TSN tiếp đón 76838 chuyến bay, còn theo ACV thì con số là 131710, cao hơn con số của GSO 71%!

Thật khó tin khi hai con số của hai cơ quan Nhà nước mà lại chênh lệch quá xa như thế. Sự chênh lệch này có ý nghĩa quan trọng, vì nó có thể quyết định vận mệnh của sân bay Long Thành, thậm chí vận mệnh quốc gia. (Nhớ vu vơ ngày xưa khi vương quốc Khmer xây xong đền Angkor là kinh tế kiệt quệ và suy sụp luôn vì tiêu quá nhiều tiền).

Nếu tin con số của ACV thì việc xây phi trường Long Thành là có lí do. Còn nếu tin vào con số của GSO thì các đại biểu Quốc Hội nên bấm nút "KHÔNG". Nói gì thì nói, trong điều kiện nợ công chồng chất hay đang/đã ở mức nguy hiểm như hiện nay thì việc đầu tư 18.7 tỉ USD (chủ yếu là vay nước ngoài) cho phi trường Long Thành thật là khó chấp nhận được.

Dĩ nhiên, chúng ta chỉ bàn cho vui thôi, chứ QH hay cấp trên nữa có thể đã quyết định xây phi trường Long Thành từ lâu rồi.

Theo FB Nguyen Tuan

Tình thắm duyên quê và những tuyệt phẩm về quê hương

30 tháng 10, 2014

Son Doong (Vietnam): 7-day Itinerary

http://teacher-who-wanders.blogspot.sg/

Son Doong (Vietnam): 7-day Itinerary

Oxalis does provide an itinerary on their website. So all I’m gonna do is to elaborate on what they already have and demonstrate it with awesome pictures from Jason Speth (check out his website for more jaw-dropping photos).
NOTE: My experience in Son Doong might be different from yours though because of 2 reasons:
(1) the weather in Central provinces of Vietnam vary quite a lot from season to season. For your reference, I went in mid July. (So if you go during Spring, it might be colder.) Gotta say our team very lucky. The heat wave just ended one week before we went. And the rainy season started only one day after we got out of the cave.
(2) Oxalis is considering shortening the tour from the current 7-day to only 6-day; so that more permits can be obtained in a year. In 2014, only 224 slots open. But if the new itinerary is approved, up to 350 slots might be avail for 2015.
Trên trang web của Oxalis đã có sẵn lịch trình 7 ngày cho Sơn Đoòng. Tui chỉ bổ sung thêm một vài chi tiết và minh họa bằng hình ảnh của Jason Speth (các bạn có thể lên trang web của anh ấy để mà… tương tư thêm).
LƯU Ý: Trải nghiệm mà tui ghi dưới đây có thể khác hoàn toàn với bạn vì 2 lý do:
(1) Thời tiết các tỉnh miền Trung Việt Nam dao động qua từng mùa. Để các bạn dễ tham khảo, tui đi vào giữa tháng Bảy. (Thành ra nếu các bạn đi vào dịp sau Tết chẳng hạn, nhiệt độ có thể thấp hơn nhiều.) Phải nói là tụi tui khá may mắn. Đoàn tui bắt đầu một tuần sau đợt gió Lào hanh khô và kết thúc đúng một ngày trước mùa mưa.
(2) Oxalis đang xem xét đến khả năng cắt ngắn tour từ 7 ngày như hiện giờ xuống còn 6 ngày, để có nhiều giấy phép được cấp hàng năm hơn. Năm 2014, chỉ có 224 chỗ. Nhưng nếu lịch trình mới được thông qua, thì 2015 sẽ mở đến 350 chỗ.
Day 0: Orientation
Domestic flights from either Hà Nội or Sài Gòn to Đồng Hới district (Quảng Bình province) takes about 1 hour 30 minutes. Or you can take the train from any station in the Reunification route. (Quick tip: The cheapest way to get to Đồng Hới from Sài Gòn is actually a combo of flight to Huế and then train to Đồng Hới, since there are more airlines to Huế while there’s only Vietnam Airlines to Đồng Hới. With Jet Star or Vietjet Air (plus the train for the second part), you still can easily save 50% compared to taking Vietnam Airlines all the way.)
Make sure you arrive before 4pm though, because it takes almost another hour to go from Đồng Hới to Phong Nha. And your briefing will start at around 5:30pm. Now, you can’t miss the briefing because it’s the time for Howard and Watto (or Deb) to scare the cr&p out of you. They’ll show pictures of foot rot (a disease which people lose the skin of their feet from leaving them wet from all of those river crossing during the trek) or a former client of Oxalis got a leech on his [BLEEDING] private part. Fun stuff! Followed by a welcome dinner. Also, this is when you have to make your final decision on what to bring to the trek and what to leave at the hotel. (For a suggested list, read my previous entry).
  
Ngày 0: Họp đoàn – Hướng dẫn
Bay nội địa từ cả hai đầu Hà Nội hay Sài Gòn vào đến huyện Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) trên dưới tiếng rưỡi. Hoặc bạn có thể đón tàu lửa từ bất cứ sân ga nào trên tuyến đường của Tàu Thống Nhất. (Mẹo vặt: Cách rẻ nhất để đến Đồng Hới từ Sài Gòn là kết hợp máy bay đến Huế rồi bắt tàu ra Đồng Hới; vì có nhiều hãng bay đến Huế hơn, trong khi chỉ có Vietnam Airlines bay đến Đồng Hới. Với Jet Star hoặc Vietjet Air (cộng luôn vé tàu cho đoạn sau), thì bạn vẫn dễ dàng tiết kiệm được 50% so với bay Vietnam Airlines nguyên chặng.)
Tuy nhiên, nhớ đến trước 4g chiều vì phải tốn thêm 1 tiếng đi xe nữa từ Đồng Hới vào Phong Nha. Và buổi họp đoàn của bạn sẽ bắt đầu khoảng 5:30. Bạn không được lỡ buổi họp vì đây là dịp để Howard và Watto (hoặc Deb) hù dọa cho bạn xanh mặt. Họ sẽ cho bạn coi hình ảnh của bệnh thối chân (một căn bệnh mà bạn sẽ bị lột da chân nếu để chân ẩm ướt từ những lần vượt sông trong chuyến đi) và ảnh của một du khách hồi đó bị đĩa cắn ngay “trym” [chảy máu tè le như sông Hồng mùa lũ]. Sau đó là một bữa ăn hoành xì tráng. Đây cũng là lúc bạn phải quyết định mang theo cái gì cho chuyến đi và bỏ lại cái gì ở khách sạn. (Bạn có thể đọc bài trước của tui để xem gợi ý những thứ cần mang).
I refer to this map a lot in this entry.
Day 1: Swallow Cave
The trip doesn’t start until 8am, but I suggest you wake up before 5am to watch the poetic sunrise on Son river by Trạch mountain. The hotel is only 2 minutes walking to the famous Xuan Son ferry, where you can see herds of buffalo leisurely drinking water or elderly ladies taking the boat rushing to the market for early good deals. If you’re not interested in all that, snug in your cozy blanket because this would be the last day in the next one week you can sleep on a comfy bed.
Oxalis picks you up at 8 and drives you along the Hồ Chí Minh highway. You will pass by several historical sites (including “Road 20” where a lot soldiers in their twenties had lied down or “Tomb Eight Ladies” where 8 female volunteers sacrificed their lives for their country); it would be a good idea to read up your history textbooks before going, you’ll find the journey much more meaningful.
The drive is less than an hour, till you get to the descend point. Before the Hồ Chí Minh highway was finished, it would take 3-4 days just to get to this point. From here, you will trek down to the valley for more than an hour till you get to the very first river crossing. Now since it’s the first river, people tend to avoid getting their feet wet by jumping on the rocks. DO. NOT. DO. THAT! I repeat DO-NOT-DO-THAT!!! Because I did, and it was my first accident. I slipped and my tailbone hurt for the next 3 days. Stupid me! >”<
About 15 minutes from there is a minority village. There are only 7 households. Toàn Bamboo already suggested us buy some little gifts before coming here. Optional, of course, but it shows a nice gesture. The villagers don’t get to go out of the jungle very much, so they’ll appreciate anything you give them. Our group chipped in to buy some noodle and rice cakes. Some of us had our own gifts too. I bought over 100 pens and pencils for the kids [of course, I’m a teacher. Education first! Plus, they’re light weight to carry.] In return, they offered us some boiled water to drink and a few stories about Watto’s “girlfriend” to gossip ;)
Ngày 1: Hang Én
Đến 8g chuyến đi mới bắt đầu, nhưng tui khuyên bạn dậy trước 5g để đón bình minh trên sông Son bên núi Trạch. Khách sạn chỉ cách di tích bến phà Xuân Sơn 2 phút đi bộ, nơi bạn sẽ được ngắm nhìn từng đàn bò lững thững ra sông uống nước hay các bà các mợ vội vã đón phà qua chợ sớm. Nếu bạn không có nhã hứng với những việc này thì hãy cuộn mình vào chăn ấm nệm êm cho đã, vì đây sẽ là ngày cuối cùng trong một tuần sắp tới, bạn được nằm trên giường mềm gối phẳng.
Oxalis đón bạn lúc 8g và chở bạn đi dọc Đường Hồ Chí Minh. Bạn sẽ đi ngang qua một vài di tích lịch sử (như “Đường 20 Quyết Thắng” nơi rất nhiều chiến sĩ trẻ đã nằm xuống hay “Mộ-Hang Tám Cô” nơi 8 nữ thanh niên xung phong đã hy sinh); mở sách Sử ra ôn bài lại trước khi đi sẽ làm cho hành trình của bạn thú vị hơn nhiều đó.
Xe chạy dưới 1 tiếng thì đến điểm xuống. Trước khi Đường Hồ Chí Minh được khánh thành, các đoàn thám hiểm tốn 3-4 ngày để đến được điểm này. Từ đây, bạn trèo xuống thung lũng hơn một tiếng thì đến “chướng ngại vật” đầu tiên: một dòng sông. Vì là dòng đầu tiên, nhiều người còn ngại bị ướt giày nên cố gắng nhảy qua đá. ĐỪNG. LÀM. VẬY! Tui nhắc lại: ĐỪNG-LÀM-VẬY! Bởi vì… tui đã làm và đó chính là tai nạn đau thương đầu tiên của tui trong chuyến đi. Tui trượt chân, và hệ quả là đốt sống cùng của tui nhức chẵn 3 ngày sau đó. >”<
Đi bộ thêm 15 phút thì đến một làng người dân tộc. Chỉ có 7 hộ dân. Toàn Bamboo đã khuyên tụi tui mua một ít quà trước khi đến. Dĩ nhiên, đó là tùy lòng hảo tâm của bạn thôi, nhưng dẫu sao đó cũng là một nghĩa cử đẹp. Người làng này ít có dịp ra khỏi rừng, nên họ rất quý dù món quà nhỏ hay to. Đoàn chúng tui góp lại mua ít mì và bánh gạo. Một vài người cũng mang theo quà riêng. Tui mang 100 cây bút bi và bút chì cho lũ nhỏ. [Dĩ nhiên rồi, cô giáo mà! Lúc nào cũng đề cao giáo dục. Với lại, bút viết thì nhẹ và dễ mang.] Đổi lại, họ mời chúng tôi nước chín để uống và vài câu chuyện tếu táo về “bạn gái” Watto để chọc ;)
Minority Village.
Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
Continuing from there for another 6km, crossing by many rivers (you’ll lost count and again, do NOT try to jump rocks. You’ll actually feel good getting your feet wet by now, even your hands, your face, your neck, because the jungle walk tends to get “a bit” sweaty), then you’ll get to the entrance of Swallow Cave, where Oxalis used to camp but not anymore after one time it flooded up so quickly. Here, you’ll take a 10-minute break. Putting on your helmet and head torch, you’re ready to go on. Soon, you’ll get to the doline where you’ll camp your first night. And I’m telling ya: IT’S ASTOUNDINGLY BEAUTIFUL!!! Once the camp was in our sight, all of us went “awww…” There are 2 lakes right at the camp – the blue one is cool (the one that doesn’t connect to the outside river and hence keeps the water inside all year round) and the brown one is warm (from connecting to and exchange water with the outside).
That’s it for the first day! You’ll spend the rest of the day swimming, eating, playing games, listening to many stories from your UK experts, your Vietnamese tour guide, and your local porters. We were extremely lucky that night because we caught the full moon from inside Swallow Cave. (Glad there was no warewolf among the group. Phew…) Howard said he had only seen the moon from inside this cave once in his life and that was the second time. The moon was gigantic and luminous, it was so difficult to capture on camera since the cave was, on the contrary, so dark. I tried my best but this is all I could get [click here for picture].
NOTE: This first day does not appear on the map above yet. We’re still outside of Son Doong.
  
Đi tiếp 6 cây số, băng qua rất nhiều dòng sông (đếm không xuể và nhắc lại, ĐỪNG nhảy qua đá. Thậm chí, lúc này bạn còn thấy sướng khi cho ướt chân, hay ướt tay, mặt, cổ vì đường đi rừng thường nóng và đổ mồ hôi dữ lắm). Đến cửa Hang én. Nghe nói hồi trước Oxalis cho cắm trại ở đây, nhưng sau một lần chỗ này ngập lên nhanh quá, nên họ thôi. Nghỉ chân ở đây chừng 10 phút. Đội mũ bảo hiểm, đeo đèn pin vào, và bạn sẵn sàng đi tiếp. Bạn sẽ sớm thấy được giếng trời đầu tiên, nơi mà bạn sẽ cắm trại đêm nay. Và tui bảo đảm với bạn: ĐẸP HÚ HỒN!!! Khi vừa thấy điểm cắm trại, cả đoàn tụi tui wow lên. Có 2 hồ nước nhỏ - hồ xanh thì mát (vì nó không thông ra bên ngoài nên trữ nước trong hang cả năm) và hồ nâu thì ấm (vì nó thông và trao đổi nước với những con sông bên ngoài).
Vậy là xong ngày đầu tiên! Thời gian còn lại, bạn tha hồ bơi lội, ăn uống, chơi trò chơi tập thể, nghe kể chuyện từ 2 chuyên gia người Anh, HDV người Việt, và đoàn phu người địa phương. Đoàn chúng tui lần ấy rất may mắn vì được ngắm trăng rằm từ bên trong Hang Én. (May mà trong nhóm chả ai hóa sói.) Howard bảo cả đời ông chỉ mới thấy trăng một lần từ hang này, và đây là lần thứ hai. Mặt trăng “đẹp rạng ngời, và cũng hơi chói lóa”, thành thử rất khó chụp hình vì trong hang thì lại tối quá. Tui cố lắm cũng chỉ chụp được đến vầy [nhấn vào đây để xem hình].
LƯU Ý: Ngày đầu tiên này vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ phía trên. Chúng ta vẫn còn đang ở ngoài Sơn Đoòng.
Hang Én campsite
Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
Day 2: Into Son Doong
After breakfast at 7am, we were all ready to explore this once-the-largest-cave-in-the-world Swallow Cave (before being dethroned by Malaysia’s Deer Cave in 1994, and then Son Doong Cave from 2009 till now).  The exit of Swallow Cave is another classic shot that you probably have seen a lot online or in National Geographic.
Between Swallow Cave and Son Doong Cave is another jungle trek. You will have to do some river crossing and climbing, but not too extreme. Take it as a warm up for what you will have to do later. Once you get to the entrance of Son Doong, there’s this sign that briefly translated into “Underground Wonder – Son Doong cave – discovered by Hồ Khanh in 1990”. But you still can’t see the actual entrance! That’s because it’s rather small and hides behind all of these trees and rocks – the reason why the cave was kept secret from humankinds till being found in 1990. And even then, Hồ Khanh couldn’t go in because it was too deep until 2009 when the BCRA team came with their professional equipment.
The 80m vertical drop requires you to do some rappelling like the picture below. I scratched myself pretty bad during this, but the rest of my team went fine. So you should be ok too.
Ngày 2: Tiến vào Sơn Đoòng
Sau bữa sáng lúc 7g, đoàn sẵn sàng chinh phục Hang Én – nơi đã từng là hang động lớn nhất thế giới (trước khi bị truất ngôi năm 1994 bởi Hang Nai ở Malaysia, và từ năm 2009 đến nay bởi Sơn Đoòng). Cửa ra của Hang Én là một bức ảnh kinh điển khác mà có lẽ bạn đã thấy nhiều lần trên mạng hoặc tờ National Geographic.
Giữa Hang Én và Sơn Đoòng là một đoạn đường rừng nữa. Bạn sẽ phải vượt sông, trèo núi một tí, nhưng không đến nỗi. Cứ coi là khởi động cho những gì bạn phải làm chút nữa đi. Một khi đến cổng hang, bạn sẽ thấy một tấm bảng ghi “Kỳ tích Động Sơn Đoòng, Hồ Khanh P-H 1990.” Nhưng kỳ thực, vẫn chưa thấy cửa hang đâu? Đó là vì cửa hang rất nhỏ và khuất. Đây cũng chính là lý do vì sao Sơn Đoòng được giữ bí mật với loài người mãi đến năm 1990. Mà ngay cả khi Hồ Khanh tìm ra cửa hang rồi, anh cũng không vào được vì quá sâu, mãi đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm của Hoàng gia Anh đến với những thiết bị chuyên nghiệp của họ.
Bạn phải đu dây xuống vách đá vôi thẳng đứng 80m như hình bên dưới. Đoạn này tui “thương tật” khá nhiều, nhưng mọi người trong đoàn tui đều ổn, nên chắc bạn cũng sẽ không sao.
Rappelling 80m down
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
.
Inside the cave, you will have to pass the underground river twice. The first time, it was a magnificent waterfall as in the photo below. And the second time, it was your last chance to bathe that day. (So again, as mentioned in my previous entry, ladies WEAR YOUR SWIMSUIT OR YOUR SPORT BRA inside your shirt! You can just take off your shirt and jump into the river.)
Bên trong hang, bạn sẽ phải băng qua dòng sông ngầm 2 đoạn. Đoạn đầu là dòng thác hùng vĩ như hình bên dưới. Đoạn sau là lần cuối bạn được tắm ngày hôm đó. (Thành ra, các cô gái ơi, như trong bài viết trước, các cô mặc áo bơi hoặc áo ngực thể thao bên trong áo thun hôm đó nhá. Để có thể dễ dàng tung-bay-tà-áo-tung-bay và lao xuống sông tắm gội).
Underground Waterfall
After the river come the rugged rocks. From afar, you can see the famous Hand of Dog. Howard told us how it was named: A lady in the BCRA team suggested the name “Hand of God” but the secretary guy stood too far away from her and misheard it as “Hand of Dog.” He looked up and yeah, it was kinda like some dog paws, so alright “Hand of Dog” it is. To be honest, we found it look like a climbing witch more than dog paws; but anything would do, as long as it’s not the original name which sounds too religious for me.  
Sau những dòng nước ngầm cuồn cuộn là đến những tảng đá gai góc. Từ đằng xa, bạn đã có thể thấy được địa danh nổi tiếng Hand of Dog. Howard kể cho chúng tôi nghe cái tên ấy ra đời như thế nào: Một cô trong đoàn thám hiểm đầu tiên đề nghị tên “Hand of God”, nhưng anh chàng thư ký đứng xa cô ấy quá nên nghe nhầm thành “Hand of Dog.” Anh ấy ngước lên và thấy những tảng đá cũng khá giống móng vuốt của chó nên nhún vai và ghi xuống. Thành thật mà nói, tụi tui chỉ thấy nó giống một bà phù thủy đang leo, hơn là móng chó. Nhưng tên gì cũng được, miễn không phải là cái tên mộ đạo đầu tiên.
Hand of Dog
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
.
Right when you pass Hand of Dog, the below magical scene came to your sight. I was mesmerized. It’s like a fairy tale. Clouds going in and out, water dripping down seeming like rain inside the cave, sounds of the local porter working echoing creating a beautiful harmony. Different people prefer different campsites in Son Doong, but this one right here is my favorite.
Vừa vượt qua Hand of Dog, bạn sẽ thấy một cảnh tượng kỳ diệu hiện ra trước mắt. Tui như bị thôi miên, không rõ chốn này là thiên thai bồng lai nơi nào. Mây bay ra bay vào, nước nhỏ giọt như đang có mưa trong động, tiếng những anh phu địa phương đang làm việc vang dội vào vách đá tạo thành bảng hùng ca hoành tráng. Mỗi người đến Sơn Đoòng thích một điểm cắm trại khác nhau; riêng tui, đây là điểm mà tui “tương tư” nhất.
Camp 1
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
.
Day 3: Watch out for Dinosaurs!
Day 3 starts with more and more rugged rocks. (Wear long pants to avoid cuts & scratches.) Our group was split into smaller groups (of 2-3 people) for safety reasons (the rocks are loose and hence might drop from the footsteps of the person in front to the head of the one below). But just over the rocks is the picturesque doline “Watch out for Dinosaurs!” (Don’t you love that name? ;)) Wherever there’s sunlight, there’s life. The lively mini jungle developed under the doline is luxuriant with green ferns and many more types of plants. .
Ngày 3: “Coi chừng khủng long!”
Ngày thứ 3 bắt đầu với nhiều đá và đá hơn nữa. (Nhớ mặc quần dài để tránh trầy xước.) Đoàn tụi tui được chia ra thành từng nhóm nhỏ 2-3 người vì lý do an toàn (đá ở đây rời rạc và dễ lăn khi bị người đi trước đạp, có thể rớt xuống đầu người đi sau). Nhưng vừa vượt qua đoạn đường đá hiểm trở là lại đến bồng lai tiên cảnh – giếng trời “Coi chừng khủng long!” (Cái tên iu chịu ko được! ^_^) Và hễ đâu có ánh sáng, là nơi đó có sự sống. Ngay phía dưới giếng trời, phát triển một quần thể động thực vật phong phú.

Today is one of the most photographed days in the trip: On top of the jungle at “Watch out for Dinosaurs” is one popular spot (picture here and picture below). Or pass the doline, when you’re back into the dark, looking back at the jungle offers another great photo opportunity of taking reflection shots as there are many mini ponds. That is also where you’ll have lunch.  
Hôm nay là ngày có nhiều dịp chụp hình nhất trong chuyến đi. Đỉnh rừng ở chỗ giếng trời “Coi chừng khủng long” chẳng hạn (Hình link này và hình bên dưới). Hoặc khi vừa qua khỏi khu vực giếng trời, quay trở lại bóng tối, chụp ngược ra, bạn có thể lấy được ảnh phản chiếu nhờ có nhiều ao nhỏ chung quanh khu vực đấy. Đây đồng thời cũng là điểm dừng chân ăn trưa hôm nay.
Jason captured Wayne & me being puzzled on how to get down
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
.
Surrounded by the dark for an hour or so, you’ll see sun light again at the second doline of Son Doong: Welcome to the “Garden of Edam”! Make sure to tug your pants hem into your socks (cotton is better than wool) to protect you from the ravenous leeches. And what do I say again? Take your camera out!!! Another location for dreamy pictures. At this doline, the highest cliff is about 250m. It was where the iconic picture of explorer abseiling down the jungle was shot by Carsten Peter for National Geographic. But also because of its structure, this section of the cave got flooded every year. The rainy season in 2013 cost Garden of Edam 25% of her tree population, especially the big ones :(
Right past the Garden is your next campsite, called the “Beach Camp” because of the white sand you’ll be laying on. Sweet! Be careful though: the Beach Camp is famous for some huge unidentified birds that usually fly in and out around 4-5am every morning. They could be heard, but couldn’t be seen or caught on tape yet. One of them even attacked Mike when he was using the restroom. Not cool!
NOTE: Now, here’s how my itinerary and yours might be different: For us, we called it a day when we got to the camp. But in the proposed plan, you will continue to go forward all the way to the Great Wall of Vietnam before getting back here and resting.
Băng ngang bóng tối khoảng một tiếng, bạn sẽ lại thấy ánh sáng từ giếng trời thứ hai của Sơn Đoòng: Chào mừng bạn đến với “Khu vườn của Edam”! Nhớ nhét đấu quần vào vớ (vớ cotton thì tốt hơn vớ nỉ) để bảo vệ bạn khỏi lũ đỉa chết đói. Và đoán xem tiếp theo chúng ta làm gì? Lấy máy ảnh ra!!! Lại một địa điểm chụp hình lý tưởng nữa. Cũng tại giếng trời này, phần vách đá vôi cao nhất là khoảng 250m, nơi mà Carsten Peter chụp bức ảnh biểu tượng SD cho National Geographic: Nhà thám hiểu đu dây xuống khu rừng bên dưới. Nhưng cũng vì cấu trúc này, khu vực này bị lụt mỗi năm. Mùa lũ 2013 đã hủy hoại hết 25% thảm thực vật ở vườn này, đặc biệt là những cây lớn :(
Vừa qua Khu vườn địa đàng, bạn sẽ thấy điểm cắm trại tiếp theo, được gọi là Trại Bãi Biển vì lớp cát trắng mịn mà bạn sẽ được thoải mình nằm lên. Phê không nào? ^_^ Nhưng đừng phê quá mà lơ là cảnh giác: Trại Bãi Biển nổi tiếng với một loài chim lớn chưa xác định thường bay ra bay vào khoảng 4-5g sáng. Tụi tui đều nghe thấy chúng, nhưng chẳng ai nhìn thấy hoặc chụp hình được chúng cả. Một con còn cả gan tấn công Mike khi ảnh xài toilet nữa. Ghê chưa?!
LƯU Ý: Bắt đầu từ đây, lịch trình của tui có thể sẽ khác với bạn: Tụi tui đến đây là dừng chân cắm trại luôn. Còn đối với kế hoạch mới, có thể bạn sẽ đi tiếp đến tận Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam luôn trước khi quay trở lại đây để nghỉ.
Day 4: Great Wall of Vietnam
The part from the Beach Camp to the Great Wall of Vietnam is optional. Since the whole group will have to go back the same route anyways, if you choose not to go on, you can wait here. If you do go, watch out for the flies in the first half of the day. Apparently, those curious monsters mistake human beings for moving pieces of chocolate that they’ll cover you from head to toe. Even up into your nostrils or down into your throat. It can get quite disturbing. If you do happen to swallow some, just think of them as your extra protein dose of the day.
The second half, depending on the season, you may have to take a small boat (Spring time) or walk through a mud path (Summer time). For us, it was the mud path. AND IT WAS FUN!!! Mary and Wayne were doing all Spiderman’s crazy moves on the wall to avoid the mud, while I was afraid I would be too clumsy and might land face down, so I just walked right through the mud (shorts are recommended) – yet I couldn’t seem to avoid accidents. Quick tip: If you bring 2 pairs of shoes, wear your older/ cheaper one today; cuz most likely, you’ll throw them away afterwards. I did! (But of course, when I was back to town. Do not leave ANY trash inside the cave.)
After some spa time with the mud, you’ll encounter a HUGE straight-up wall, where you’ll find a rope, which is the sign for you to stop! That rope is for the professional explorers only. Visitors are not allowed to go beyond that point. And THAT is the Great Wall of Vietnam.
Speaking of the name, nobody confirmed this but I would like to think that it has something to do with the Great Wall of China. If the wall of our neighbor was built by many blood and sweat to protect the kings, our wall was created by Mother Nature to protect the cave pearls. In 2009, when BCRA first got there, they thought that was it, until they saw light coming through from the top of the wall. Abseiling over it, they realized the passage continued and led to the tiny exit of Hang Khanh. But between the Great Wall and the exit are many sparkling cave pearls. They named it “Pearl Harbor” (another politically sensitive name ;) – Howard couldn’t tell the Japanese film crew this name when they came to do a documentary about Son Doong).
After hitting the wall, you’ll take exactly the same way back. And when the Garden of Edam re-appears from afar, I guarantee your heart will skip a beat because of that beauty :)
Ngày 4: Vạn Lý Trường Thành Việt Nam
Đoạn từ Trại Bãi Biển đến Vạn Lý Trường Thành Việt Nam là tùy chọn. Vì dẫu sao đoàn cũng phải đi ngược lại qua đúng con đường này, bạn có thể chọn nghỉ lại Trại nếu muốn. Nếu bạn chọn đi, hãy coi chừng lũ ruồi. Làm như cái bọn nhiều chuyện đó nhầm con người với những miếng chocolate di động hay sao đó, nó bu bám từ đầu đến chân. Thậm chí chui lên lỗ mũi hay chui vào cuống họng bạn. Hơi tởm tí, mà thôi kệ, coi như là thêm tí đạm cho cơ thể.
Đoạn sau thì tùy mùa, bạn có thể phải chèo thúng (mùa Xuân) hoặc lội bùn (mùa Hè). Tụi tui đi tháng 7 nên lội sung mãn luôn! Mary và Wayne làm đủ trò Người nhện leo tường để tránh bùn. Còn tui thì sợ mình vụng về, ngã đập mặt xuống thì phải tội, nên đành xắn váy lên mà lội (thiệt ra là quần shorts) – vậy mà rốt cuộc cũng không tránh được thương đau. Mẹo vặt: Nếu bạn đem 2 đôi giày, thì hãy mang đôi cũ/ rẻ hơn cho ngày hôm nay; vì rất có thể bạn sẽ giục nó sau chuyến lầy lội này. Như tui nè! (Dĩ nhiên là giục khi về lại thị trấn rồi. Đừng xả BẤT CỨ rác gì trong hang động.)
Sau màn lội bùn dưỡng da, bạn sẽ chạm mặt một bức tường lớn thẳng đứng. Bạn sẽ thấy một sợi dây thừng thòng xuống, và đó là dấu hiệu cho bạn dừng lại. Sợi dây đó chỉ cho những nhà thám hiểm chuyên nghiệp xài thôi. Khách không được đi quá điểm này. Và đó chính là Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam.
Nói về cái tên đó, dù chưa được xác thực, tui đồ rằng nó có ý đối trọng với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Nếu bức tường của anh hàng xóm mình được xây bởi máu và mồ hôi của bao người để bảo vệ những vị vua chúa, thì bức tường này của chúng ta được tạo ra bởi Mẹ Thiên Nhiên để bảo vệ những viên trân châu hang động. 2009, khi Hiệp hội Hang Động Hoàng gia Anh mới đến đây, họ tưởng bức tường này là hết, cho đến khi họ thấy có tia sáng le lói phía trên cao bức tường. Đu dây qua, những nhà thám hiểm nhận ra nó dẫn đến cửa ra của Hang Khanh.  Nhưng giữa Vạn Lý Trường Thành và cửa ra là hàng vạn viên trân châu hang động sáng lấp lánh. Họ gọi chỗ đó là “Trân Châu Cảng” (lại một cái tên nhuốm màu chính trị ;) – một cái tên mà Howard ko dám nói với đoàn làm phim người Nhật khi họ đến quay tài liệu về Sơn Đoòng).
Chào bức tường rồi về, bạn đi lại đúng đường cũ. Và ngay khi Khu vườn của Edam hiện ra lại trước mắt từ xa, tui bảo đảm tim bạn sẽ lỗi một nhịp trước vẻ đẹp đó :)
Back to Beach Camp & Garden of Edam
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
.
NOTE: If the new itinerary is rolled out, you would do the above part at the end of Day 3 and now it’s time for you to rest at the Beach Camp. Otherwise, it would be the first half of Day 4, and you will continue like what we did below.
Passing the “Garden of Edam”, we got back to the mini ponds looking out to the “Watch out for Dinosaurs” doline. Lunch here again before heading back to Camp 1 – my “fairy tale” Camp. But today we took a different newly discovered route, where we found several excellent examples of 300,000,000-year-old fossils. Rest at Camp 1. NOTE: this Camp doesn’t have water at site, so after dropping off our backpacks, we continued down a narrow alley to an underground river for swimming.
Day 4, in the proposed new plan, starts with going back from Beach Camp, passing by the two dolines and the “Fair tale” Camp also (you won’t sleep here the 2nd time like we did); then going all the way out of Son Doong back to Swallow Cave (which was our Day 5).
LƯU Ý: Nếu lịch trình mới được duyệt, bạn sẽ đi toàn bộ đoạn vừa rồi vào cuối Ngày 3 và sau đó nghỉ lại tại Trại Biển. Nếu đi theo lịch cũ, đó là phần đầu của Ngày 4 và bạn sẽ tiếp tục như chúng tui đã đi.
Băng qua “Khu vườn của Edam”, tụi tui trở lại chỗ những ao nhỏ nhìn ra giếng trời “Coi chừng Khủng long.” Ăn trưa tại đây trước khi trở về Trại 1 – khu trại “cổ tích” của tui. Nhưng hôm đó tụi tui đi một tuyến đường mới khám phá, nơi tụi tui được chiêm ngưỡng rất nhiều hóa thạch 300 triệu tuổi. Cắm trại tại Trại 1. LƯU Ý:  Trại này ko có nước tại chỗ, nên sau khi cất ba-lô, tụi tui tiếp tục đi theo một con hẻm hẹp sâu xuống mạch nước ngầm để tắm rửa.
Ngày 4, trong lịch trình mới, bắt đầu bằng việc đi ngược lại từ Trại Biển, băng qua hai giếng trời, và băng qua luôn Trại “Cổ tích” (bạn sẽ không nghỉ lại đây lần hai như tụi tui); tiếp tục đi hết đường ra khỏi Sơn Đoòng và trở lại Hang Én (đây là lịch trình ngày 5 của tui tui bên dưới.)
Day 5: Back to Swallow Cave
As briefly explained above, the mentioned Day 4 in the new itinerary is our Day 5. On the way back, there were a couple of times, Watto asked us to turn off our headtorch to genuinely feel the vast darkness in this underground kingdom. They say, wherever there’s light, there’s life. But that doesn’t mean no living creatures exist in the dark. In fact, the little fish or insects residing here turn albino. Very interesting to see.
Ngày 5: Trở lại Hang Én
Như giải thích ở trên, lịch Ngày 4 mới là lịch Ngày 5 cũ dưới đây. Trên đường trở ra, Watto bảo chúng tui tắt đèn pin đi mấy lần để có thể cảm nhận được sâu sắc cái bóng tối vĩ đại bao trùm lên mình ở cái xứ sở dưới lòng đất này. Ta nói, nơi đâu có ánh sáng, nơi đó có sự sống. Nhưng không có nghĩa là sinh vật không tồn tại được trong bóng đêm. Thậm chí, lũ cá và côn trùng còn tồn tại rất thú vị bằng cách biến thành bạch tạng.
Another iconic shot of Son Doong. Can you see Watto in between the two big rocks on top?
 Photo by Jason Speth (Click here for his complete album)
Crossing the underground river twice, we abseiled out of Son Doong. ALIVE! Mr. Hồ Khanh was there waiting for us already. We took a group shot to memorate this “achievement” before heading back to Swallow Cave.
Though the main route is the same (as BCRA tries to keep this as one-way as possible, to lessen human impact on nature), Oxalis manages to find different passages to make the way in and out less repetitive. The first time going through Swallow Cave, we climbed over the rocks. Now on the way back, we followed the river. Last night camping was tons of fun. Have some rice wine if you want, but consume with moderation because hang-over on the way back won’t be fun. Also, watch out for the swallows. Some of our drinks were bombed by these ill-mannered bastards.
NOTE: You probably got the pattern by now. The below last day in the our old itinerary might be Day 5 in your new itinerary, which means you’ll end a day earlier than us.
Băng qua mạch nước ngầm, tụi tui đu dây lên khỏi Sơn Đoòng. Ngay ngoài cửa hang, anh Hồ Khanh chờ sẵn chúc mừng đoàn trở về… LÀNH LẶN. Cả đoàn chụp tấm hình kỷ niệm “thành tích” trước khi trở về Hang Én.
Mặc dù nhìn chung chỉ có một đường chính (Hiệp hội ráng giữ tour này càng độc đạo càng tốt để hạn chế sự ảnh hưởng của con người lên thiên nhiên), Oxalis vẫn tìm ra những lối đi nhỏ khác nhau để tránh làm đường vô và đường ra nhàm chán. Lần đầu đi xuyên Hang Én, tụi tui trèo qua đá, thì lần này tụi tui theo mạch nước ngầm. Đêm cuối cắm trại, mọi người bày đủ trò vui. Rượu đế thả dàn, nhưng làm ơn uống hạn chế vì ngày hôm sau đi về mà say xỉn thì thảm lắm. Cũng nhớ coi chừng lũ én nữa. Có mấy đứa mất nết trong bọn chúng dám cả gan thả bomb đồ uống của tụi tui.
LƯU Ý: Chắc giờ bạn đã nắm cách thức thay đổi lịch trình rồi nhỉ. Ngày cuối cùng bên dưới của tụi tui có thể là Ngày 5 trong lịch mới của bạn, nghĩa là bạn sẽ kết thúc sớm 1 ngày so với tụi tui.
Last Day: Cavemen back to Civilization
This was the only day that we had to depart early as we aimed to get back to town by midday. Same old route. Crossing many rivers, back to the minority village, and lastly climbing uphill. If at the very beginning of the journeym you looked down on the downhill part (literally and figuratively), now it’s a bloody battle between YOU and GRAVITY. And everytime I stopped to catch up with my breath, the goddamned mosquitoes landed on me as if I were their buffet. Thanks God I didn’t get any leeches. My comrade, though, weren’t as lucky T_T Salute to his shedded blood and the leech he killed in anger!
Saying goodbye to the magnificent cavern wasn’t easy for me. I still dream about those alluring dolines at times. So re-living that one week in this entry actually “hurts” a little bit. But I hope it was informative for those of you who are preparing to go OR inspiring for those of you who are considering going.
Love,
August 2014
Ngày Cuối: Gã tiền sử trở về với Văn minh
Đây là ngày duy nhất tụi tui phải khởi hành sớm để về kịp thị trấn trước trưa. Cũng con đường cũ. Băng qua rất nhiều dòng sông, trở lại với bản làng, rồi cuối cùng là leo lên dốc. Nếu ngày đầu tiên bạn khinh thường đoạn dốc xuống, thì hôm nay đoạn dốc lên sẽ là “đấu trường sinh tử” giữa bạn và… lực hút trái đất. Ì ạch leo lên, mỗi lần dừng chân nghỉ thì lũ quỷ hút máu ruồi muỗi lại bu lại tưởng chừng như tui là bữa buffet của chúng. May mà tui không dính iem đĩa nào. Mấy đồng chí của tui thì không may mắn bằng… *thở dài* [Một phút mặc niệm cho máu các anh đã đổ và cho con đĩa anh đã giết trong lúc giận dữ.]
Thật không dễ để chào tạm biệt xứ sở dưới lòng đất này. Thỉnh thoảng tui vẫn nằm mơ thấy những cái giếng trời ấy. Vì vậy, viết lại những dòng này, làm sống lại những kỷ niệm ấy, khiến tui hơi “tương tư” một chút. Nhưng tui hy vọng bài này sẽ hữu ích cho những bạn sắp đi và sẽ tạo động lực cho những bạn đang cân nhắc.
Thân,
Tháng 8/2014

Những tình khúc nhạc vàng hải ngoại chọn lọc hay

Những tình khúc nhạc vàng hải ngoại chọn lọc hay

Những Bài Không Tên Của Nhạc Sĩ Vũ Thành An

29 tháng 10, 2014

Những Ca Khúc Hay Nhất Của Nhạc Sĩ ANH BẰNG

Những tuyệt phẩm hay nhất của Trường Vũ - Như Quỳnh [ Full HD ]

Những tuyệt phẩm hay nhất của Trường Vũ - Như Quỳnh [ Full HD ]

Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles

Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles

Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
2014-10-28
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
NguyênTriDung-duongthitan-danlambao.jpg
Anh Nguyễn Trí Dũng và bà Dương Thị Tân.
 Courtesy photo
Thương tặng Dương Thị Tân - người bạn, người em mà tôi quý trọng thương yêu
Khi Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt khi đặt chân xuống Sân bay quốc tế Los Angeles, có lẽ ít ai để ý đến một người phụ nữ từ Sài Gòn buồn bã hướng về nơi hào quang tỏa sáng mà đồng bào Việt ở Mỹ dành cho anh.
Chị chẳng bao giờ lên facebook giãi bày tư tưởng, quan điểm, trưng ảnh, khoe có mối quan hệ với ai. Cũng chẳng bao giờ tuyên bố này nọ, có chăng chỉ là những câu trả lời phỏng vấn mang đầy bức xúc khi bị làm khó dễ, đày ải. Người ta biết đến chị bởi những hoạt động của chị liên quan đến một người nổi tiếng mà tôi vừa nhắc đến: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải.
Tôi quý trọng chị không phải vì chị liên quan đến anh Nguyễn Văn Hải mà từ những gì biết về chị: chân thành, gần gũi, chu đáo với anh em bạn bè, thẳng thắn và quyết liệt khi đối mặt với công an.
Chị là Dương Thị Tân.
Lần đầu tiên tôi gặp chị vào ngày 9/3/2013, hôm chị cùng Nhung (mẹ bé Uyên) được một số bạn bè đưa đến thăm tôi. Hai người ra Hà Nội để tham gia phiên tòa xử sơ thẩm Luật sư Lê Quốc Quân nhưng đến sát ngày thì họ báo hoãn. Khi Lê Quốc Quyết giới thiệu, tôi không ngờ được chị đến thăm. Lúc ấy, tôi đã biết khá nhiều về chị.
Đó là một phụ nữ đã qua tuổi trung niên nhưng chưa thể gọi là già. Vẻ chị còn lưu lại nhiều nét của một thời con gái xuân sắc. Chị mặc bình dị, giọng thanh mà ấm rất dễ nghe, nói năng khúc chiết. Ở chị toát lên một vẻ sang trọng không cần tôn tạo. Sau đó, tôi và các bạn Hà Nội nhiều lần cùng mẹ con chị trong những chuyến đi đấu tranh cho anh Nguyễn Văn Hải, từ vụ anh Hải tuyệt thực 33 ngày đến những lần thăm nuôi anh ở trại giam số 6 Nghệ An. Tôi đã từng chứng kiến cảnh chị giáp mặt với công an trại giam, Viện Kiểm sát Nghệ An, Tổng cục Trại giam yêu cầu làm rõ chuyện anh Hải tuyệt thực; đến cả Tòa soạn báo công an đối chất về việc tờ báo này xuyên tạc vụ anh Hải tuyệt thực, nói xấu những người đồng hành cùng chị trong những chuyến đi.
Qua những lần như thế, tôi thấy bản lĩnh chị thật kiên cường. Chị nói năng lưu loát, cứng cỏi, lý lẽ chắc chắn. Trước chị, những người bị chị chất vấn chỉ biết thoái thác trả lời, hoặc đánh bài chuồn như Viện kiểm sát Nghệ An.
Án chồng án, anh Nguyễn Văn Hải bị tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam, điều này ai cũng biết nhưng ít người biết chị cũng bị án lây 2 năm 6 tháng tù treo, lại còn kèm theo 3 năm quản chế. Chị đã nhiều lần kể cho tôi nghe chuyện chị bị chúng đánh rất tàn bạo, kể cả treo lên cao để đánh cho dễ. Chị bị khốn khổ khốn nạn chỉ vì căm anh Hải mà chúng dồn luôn đòn thù lên chị. Bây giờ, trong người chị đầy bệnh tật, một bên đầu gối sưng vù, đi lại rất khó khăn. Ở trại 6, tôi mới biết được chị cứ hơi ngồi một lúc là phải có người đỡ, chị mới đứng dậy được. Thế mà chị đi khắp nơi, ngoài việc đi cùng con vì anh Hải, chị còn tham gia các phong trào tranh đấu rất nhiệt tâm. Thì thông thường là thế, chuyện tù thường phạm không nói nhưng cứ một người thành tù chính trị thì vợ con, gia đình cũng trở thành những người đấu tranh.
Trong đấu tranh, có lẽ phụ nữ can trường hơn nam giới. Những tấm gương của chị em khiến cánh mày râu phải nể phục như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Lê Thị Phương Anh, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên… Với Dương Thị Tân, dù sao chị cũng là người lớn tuổi hơn, sức khỏe yếu hơn nhưng sức chịu đựng của chị thật tuyệt vời. Chị còn là người bạn ân cần chu đáo với bạn bè. Nhà chị cũng là nơi tụ tập thường xuyên của anh em hoạt động dân chủ. Dạo tôi vào Sài Gòn vì vụ xử Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, đã có tới 4 lần tôi được mời ăn cơm nhà chị, tất nhiên không chỉ tôi là khách. Cũng vì vậy, tôi biết thêm nhiều bạn Sài Gòn. Anh em Hà Nội có việc vào Sài Gòn, thường là phải lãnh thêm trách nhiệm mang quà cáp của chị gửi ra. Ăn những trái cây, miếng bánh của chị mang hương vị miền Nam, tôi thầm tự trách mình cư xử với chị chưa được chu đáo.
Ngày 21/10/2014, nhà cầm quyền thả anh Nguyễn Văn Hải ra khỏi trại tù nhưng buộc phải sang Mỹ tị nạn, tâm trạng tôi thật khó tả. Mừng thì có mừng vì anh thoát khỏi chế độ nhà tù khắc nghiệt nhưng sự vui mừng ấy không trọn vẹn. Sao anh không được ở lại quê hương – nơi anh bị bao đọa đầy, đau khổ để tiếp tục đấu tranh? Trục xuất một người đấu tranh ra khỏi Tổ quốc, họ quá tàn nhẫn. Tàn nhẫn hơn nữa là đẩy gia đình anh vào cảnh chia ly mà không được nói với nhau lời nào.
Từ hôm ấy, tôi vẫn chưa có một liên lạc gì với chị Tân, gọi là để nói lời chúc mừng hay an ủi. Điều này tôi đắn đo lắm. Tôi biết tâm trạng chị còn nặng nề hơn tôi. Vậy là từ nay, chị không còn phải lặn lội khắp các trại giam để thăm nuôi anh Hải. Điều đó làm cho chị nhẹ gánh nhưng cũng có thể làm cho chị buồn hơn khi xét đến một góc độ tâm lý khác. Nhiều khi, người ta lấy sự vất vả làm niềm vui khi nghĩ đến sự vất vả của mình mang lại niềm vui, điều tốt cho người khác. Và dù sao, mỗi lần thăm anh Hải, dẫu chị chỉ được chầu rìa ngoài cổng để cho một mình cháu Dũng vào nhưng anh Hải vẫn rất gần. Chị còn có cảm giác như nghe quanh đây hơi thở của anh, còn anh thì biết chị đang phải ngồi lắt lay ngoài cổng vì mình. Còn bây giờ là nỗi buồn của sự xa xôi vạn lý.
p.txt-400.jpg
Hai mẹ con chầu chực trước cổng trại giam
Trong 6 năm rưỡi ở tù, Nguyễn Văn Hải đã qua 11 trại giam. Anh bị giam ở đâu, chị Tân và các cháu lại phải tìm đến đấy. Là người được chị tin cậy, đôi khi tôi mạnh bạo hỏi chuyện về chị và anh Hải. Tôi hỏi chị những khi đi đấu tranh cho anh Hải thì lấy tư cách gì? Họ sẽ lấy lý do em với anh Hải không còn là vợ chồng, họ từ chối tiếp thì sao? Chị bảo: em đại diện cho quyền lợi cho các con em, mà con em cũng là con anh Hải.
Nhiều lần tôi hẹn với chị, nếu anh Hải ra tù, chắc chắn tôi sẽ bay từ Hà Nội vào. Chị biết là tôi không chỉ nói cho vui. Đầu tháng 8 vừa qua, nghe nói anh Hải sẽ được thả vào dịp 2/9, mọi người đều hy vọng. Thế rồi vụ án Bùi Thị Minh Hằng xảy ra, tôi vào Sài Gòn rồi đi Cao Lãnh. Lẽ ra sau khi xử xong, tôi có thể quay ra Hà Nội nhưng lại cùng một số anh em khác cố nấn ná lại đến một tuần, hy vọng có thể được đón anh Hải. Mãi 3/9 chúng tôi mới trở ra Hà Nội.
Cứ nghĩ đến cảnh người vợ lặn lội đi thăm nuôi chồng là tù nhân chính trị trong các trại giam, tôi thường hay nghĩ đến câu ca dao:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Ngàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
Người chồng hoạt động chính trị bị bắt đi tù, khổ đã đành, nhưng khó có thể nói khổ hơn khi so với sự lo toan vất vả của người vợ. Vậy mà sự vất vả tận tụy của chị Tân vì anh Hải so với những người vợ của những tù nhân chính trị khác, không hề nhẹ đi nếu không nói là hiếm có. Chị nói là vì quyền lợi của các con chị nhưng tôi hiểu nó còn là một cái nghĩa. Cái nghĩa ấy của chị thật là cao quý, lớn lao. Đôi khi anh em nói chuyện vui, chúng tôi hay đùa sau này anh Hải ra tù, hai người phải quay lại với nhau, chị bảo, không bao giờ có chuyện ấy đâu anh ạ. Tôi lại nghĩ, nếu cho rằng sự tận tụy của chị xuất phát từ động cơ hai người sẽ quay trở lại với nhau thì vô hình trung đã đánh giá thấp về chị.
Dù sao, tôi vẫn cứ mong một kết cục có hậu giữa chị và anh Hải. Có lần cháu Dũng kể, cháu vào trại, nói với bố là bố mẹ nên quay trở lại với nhau để có danh nghĩa cho mẹ được gặp bố, anh Hải không phản đối mà cười, bảo nhưng bố bây giờ đang trong tù thì làm sao được. Vì vậy, khi anh Hải sang Mỹ, tôi còn buồn vì có thể lỡ một cơ hội mà tôi mong muốn.
Nhưng đọc bài trả lời phỏng vấn báo Người Việt hôm qua 27/10, thấy anh dùng từ “vợ” để nói về chị Tân:
Về cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng.
Cũng ngày 27/10, khi đài VOA dùng cụm từ “vợ cũ của ông” thì anh Hải lại dùng từ “vợ tôi” để nói về chị Tân:
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: … Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
Tôi thấy vui vui khi phát hiện ra điều này. Điếu Cày không nói nhầm. Hẳn là anh hiểu được những nỗi cực khổ, gian nan mà chị Tân phải chịu đựng vì anh, hiểu được được tấm lòng cao cả đầy tình nghĩa mà chị đã vì con và chắc chắn vì cả anh nữa. Hẳn là anh rất vui khi biết trong 6 năm rưỡi qua, chỉ không chỉ làm tròn bổn phận của một người mẹ, người vợ mà chị đã hòa chung vào phong trào đấu tranh dân chủ, sát cánh cùng đồng đội của anh trong đó có nhiều người thức tỉnh do tấm gương từ anh soi sáng. Và có thể cũng vì những lẽ đó, anh “lạm dụng” từ “vợ tôi” một cách âu yếm để nói về chị, dù không biết chị có chấp nhận hay không.
Anh Hải ra đi, điều đó không có nghĩa là Dương Thị Tân đã được yên ổn. Ngày hôm nay, tôi được biết thông tin chị bị triệu tập ra tòa vì vụ tranh chấp đòi tiền đặt cọc giữ chỗ thuê nhà mà tôi cho rằng có thế lực nào đó xúi bẩy. Dù chưa biết sự thể ra sao nhưng tôi nghĩ chị thua là cái chắc vì người xử sẽ không đứng về phía chị.
Anh đi rồi nhưng chắc chị sẽ còn bị sách nhiễu. Cũng như Phương Uyên, khi buộc phải thả cháu ra, cháu vẫn còn phải chịu đòn thù. Tôi vừa mong cho anh Hải sẽ trở về để che chở cho chị, vừa mong muốn có một cuộc đoàn tụ gia đình bên Mỹ nếu như anh Hải không thể trở về.
Hà Nội ngày 28/10/2014

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang