Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 1, 2013

Văn hóa người Nhật

Dù xuất phát từ văn minh Trung Quốc cả ngàn năm trước, tinh thần sáng tạo và đặc thù của người Nhật đã giúp họ thăng hoa và vượt xa tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Những thói quen và lối sống hàng ngày của họ đã làm các quốc gia Tây Phương phải ngưỡng mộ và học hỏi. Bao giờ thì các “đỉnh cao trí tuệ” khắp Việt Nam học và thi hành được vài điều đơn giản sau đây?

Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gp hơn na người cúi chào khách. T ông ch tch, tng giám đc ca tp đoàn thc phẩm ln như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhit thành ra tn xe, vy chào tm bit khách cho đến xe đi khuất hn.
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nht chào khách

29 tháng 1, 2013

Bàn tay của mẹ

Có những bàn chân giẫm xuống trái tim ta độc ác
Mà ta vẫn đêm về thao thức làm thơ
Ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi...

Một... "Người-Bạn-Không-Quen" tên Thu Hương, ở đâu tận ngoài miền Bắc, vừa gởi cho tôi một email. Xin đưa lên đây, như một món quà tết, để các bạn cùng đọc, cùng suy ngẫm và hãy sống tử tế hơn với Mẹ.
------------------------------------------------------------------

Anh chị thân mến!

Chỉ còn ít ngày nữa là tết rồi, Ngày tết là ngày để người ta dành nhiều thời gian, tình cảm cho nhau, là ngày sum họp cùng gia đình. Em xin gửi đến anh chị hình ảnh 1 người rất quen thuộc với chúng ta. Và trong ngày tết người đó cần chúng ta hơn ai hết.


Bàn tay của mẹ, bài học của con

Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn. Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bậc.

Viên giám đốc hỏi:

25 tháng 1, 2013

BÍ MẬT...BẬT MÍ

ĐÀN BÀ NÓI VỀ ĐÀN ÔNG
-20 tuổi :Như GÀ TRỐNG ,sáng nào cũng gáy, chẳng cần ai nhấc
_30 tuổi :Như  XE HƠI MÙA LẠNH, nổ máy hơi khó nhưng chạy tốt
_40 tuổi : Như BÓNG ĐÈN , lúc tắt lúc sáng
_50 tuổi : Nhụ XE TĂNG ,nổ máy rất chậm và di chuyển ì ạch
_60 tuổi : Như CÁI ĐỒNG HỒ CŨ , không lắc không chạy mà có khi chưa kịp chạy thì lại chết
(70 tuổi trở lên thì không thấy có ý kiến gì, chắc..."thất thập cổ lai hi"!)

ĐÀN ÔNG NÓI VỀ ĐÀN BÀ
_Tuổi 18-22:Như CHÂU PHI ,một nửa đã được khám phá một nửa còn hoang vu nên nhiều kẻ phiêu lưu luôn muốn tìm tòi
_Tuổi 23-30 ; NhưBẮC MỸ ,đã được khám phá hoàn toàn và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, luôn là mơ ước của bao gã đàn ông đang tìm việc
_Tuổi 31-40: NhưVÙNG NHIỆT ĐỚI ,nóng bỏng,xinh đẹp và đấy huyền bí, làm cho bao nhà thông thái ngã ngữa vì  không thể giải thích nổi !
_Tuổi 41-50 :Như ÂU CHÂU ,một nửa đã tàn phá sau chiến tranh nhưng vẫn còn rất thu hút và không kém phần hấp dẫn khiến bao người muốn đến một lần cho biết...
_Tuổi 51-60: Như ÚC CHÂU ,rát rộng nhưng đa phần là sa mạc, rất yên tỉnh, an phận và ít muốn bị  " quấy rầy"
_Tuổi ngoài 60 : Như NAM CỰC , ai cũng muốn biết nơi đây nhưng chẳng ai thèm tới!

(Sưu tầm)

PHONG TỤC NGÀY TẾT...


Sắp đến tết cổ truyền chúng ta cũng nên nhắc lại những phong tục ngày tết.Nước ta bị Trung Quốc đô  hộ cả nghìn năm nên ảnh hưởng rất lớn về phong tục tập quán ...của Trung Quốc .
Sau đây  là những phong tục mà chúng ta có nên hay không nên theo tùy  mỗi gia đình ...

Tết là ngày bắt đầu của một năm mới. Mỗi quốc gia dân tộc có phong tục tập quán của riêng mình được gìn giữ qua bao thế hệ. Có phong tục vẫn tồn tại theo thời gian thì cũng có phong tục bị lụi tàn theo đà tiến hoá của nhân loại. Phong tục của dân ta thoạt nghe như chuyện thần tiên nhưng vẫn tồn tại vì trong cái huyền bí có những ý nghĩa thực tế.

Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùng với thế giới. Bạn và tôi hãy quan tâm tới những phong tục đẹp trong ngày Tết của dân tộc nói riêng và các phong tục khác nói chung để chúng ta mãi hòa nhập chứ không hòa tan.

Tục đưa ông táo

14 tháng 1, 2013

Người Do Thái: Sự thần kỳ của một dân tộc nhỏ bé

Một dân tộc nhỏ nhưng tác động đến rất lớn toàn bộ văn minh của trái đất. Từ cuộc sống, khoa học, làm giàu… đến tư tưởng mọi thứ đều có sự tác động của người Do Thái.

Văn minh Do Thái không để lại những kiến trúc nổi tiếng như Kim tự tháp, điện Pantheon hoặc Vạn lý Trường thành, nhưng nó lưu lại mãi mãi một di sản phi vật thể vô giá mà ít có nền văn minh nào có thể sánh được về tầm ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đối với văn minh toàn nhân loại.


Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ.

Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học.

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.

12 tháng 1, 2013

Chuột chắp tay lạy Phật


Một chú chuột nhắt chẳng biết từ đâu, không biết sợ người và chó, mèo "xơi tái", hằng ngày đến đứng 02 chân trước chính điện Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, chắp 02 tay liên tục vái lạy Phật.

11 tháng 1, 2013

5 giải pháp “thần kì” cho nền kinh tế Việt



Đầu năm, các chuyên gia, dù được trả lương hay không, thi nhau nhào nắn các số liệu để kê đơn tìm thuốc cho nền kinh tế Việt. Tôi thì đã nói rõ là khi một chiếc xe bị mắc kẹt giữa đầm lầy thì giải pháp trước mắt là kéo chiếc xe ra khỏi đó bằng bất cứ phương tiện nào chấp nhận được với các chính trị gia, rồi sau đó mới chẩn bệnh và sửa xe (hoặc mô tơ, hoặc hệ thống điện hoặc bộ thắng…).
Tuy nhiên, giới truyền thông Việt Nam rất kiên cường. Họ quả quyết là các chuyên gia phải suy nghĩ cho ra khía cạnh thuần túy kinh tế của các giải pháp hay dự đoán (vì định hướng của chúng ta là có thể làm kinh tế mà không cần đến chánh trị). Hơn nữa, bài viết phải bầy tỏ sự “lạc quan, tích cực” của tình hình 2013 như Bộ Tuyên Truyền vừa chỉ thị (bất cứ gì xẩy ra ở Việt Nam phải tuân theo các đầu óc đang mơ màng sau hậu trường).
Nể bạn bè, đây là bài viết “không” phải do suy nghĩ của mấy năm học kinh tế hay 43 năm làm ăn; mà từ tư duy đơn giản của một anh già vừa ốm dậy, cơ thể đang còn lâng lâng với thuốc trụ sinh và những chuyện cổ tích thần kỳ về một thiên đường trong mơ tại quê nhà.
Trên căn bản, đây là 5 giải pháp thần kỳ, quá đơn giản và quá dễ thực hiện, cho nền kinh tế xứ này với một bảo đảm rất “sơn đông mãi võ” là bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng 3 tháng.
1.  Đóng cửa hết các báo chí truyền thông
Cuối năm, Thống Đốc NHNN có tiết lộ là 40 đến 50% các vấn đề về hệ thống tài chánh xứ này là do báo chí tạo ra. UREKA. Một em học sinh lớp 3 cũng biết rằng dập tắt nguyên nhân gây bệnh sẽ là giải pháp hợp lý nhất. Chỉ với một nghị định nửa trang giấy, chánh phủ có thể quyết định đóng cửa tất cả báo chí, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, cơ sở xuất bản, nhà in… Chỉ một sáng một chiều, nền tài chánh sẽ cải thiện ít nhất là 40% mà không cần một động thái nào khác.

9 tháng 1, 2013

Hành hương

Ai về Châu đốc núi Sam
Ghé thăm thánh mẫu có am Miễu Bà
Chắp tay van vái thật thà
Phép linh Bà độ cả nhà bình yên
Đường lên núi Cấm linh thiêng
Hương thơm gió lạ tâm linh đổi dời
Nơi đây phong cảnh tuyệt vời
Nụ cười Di Lặc thảnh thơi tâm hồn

Thi sĩ đồng quê - Lương Can
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang