Chia cho nhau nụ cười héo úa Sẻ cho nhau giọt lệ tươi vui Xoa cho nhau bao vết chém của đời Cùng nhau nhặt lại những gì rơi rụng...Cùng nhau nhặt lại những gì rơi… rụng…

30 tháng 6, 2011

Xem phim 3D nào!

Sự ra mắt của bộ phim đình đám Avatar hồi năm ngoái đã tạo nên cơn sốt phim 3D trên toàn thế giới. Khi đó nghèo nghèo như bạn bè tụi mình thì khó lòng mà được thưởng thức thứ nghệ thuật "cao cấp" này.

Nhưng giờ thì đã khác rồi. Phim 3D giờ khá nhiều, nội trong năm 2011 này sẽ ra mắt 35 bộ phim chính thống, chưa kể một vài phim cấm trẻ em của Hàn quốc và Hongkong đang là cơn sốt ở thị trường phim Mỹ. Bây giờ thì bọn nghèo nghèo tụi mình cũng có thể thưởng thức phim 3D rồi.
Trên mạng hiện nay có rất nhiều trang web cung cấp phim 3D miễn phí, các bạn có thể vào google gõ vài chữ là tìm ra ngay. 
Chẳng hạn trang này: http://www.vn-zoom.com/f474/

29 tháng 6, 2011

Sexy tất cả, trừ lòng yêu nước

Đinh Tấn Lực

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng. 

Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi rất cả được phơi bày trên các trang mạng. 

Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật? 

SỐNG LÀ DIỄN


Có bao nhiêu người trên thế giới là bấy nhiêu diễn viên hạng nhất, xứng đáng được trao giải 'Cống hiến trọn đời cho sự nghiệp diễn xuất' của mình. Bởi vì, sống là diễn.

Phan Trang

Xoay một cái vèo là hết tuần. Thời gian cứ xoay xoay chuyển chuyển, chẳng thèm "ngoái cổ" lại nhìn ai. Tà tà, xách dép lên mà chạy, vắt chân lên mà chạy... mỗi kẻ một kiểu đua theo thời gian. Khi ta là rùa, thời gian là thỏ. Khi ta là thỏ, thời gian là rùa. Hai nhân vật chính cứ hoán đổi vai liên tục, lúc chóng vánh chẳng kịp nhận ra, lúc ì ạch.
Sống là diễn. Từ lúc sinh ra đến lúc nhắm mắt, ta luôn đóng vai chính trong bộ phim siêu dài về cuộc đời cá nhân. Mỗi ngày là một tập, một trường đoạn cảm xúc khác nhau. Hôm nay đóng vai ác. Hôm sau đóng vai kẻ thành đạt, giàu có, ăn chơi trác táng. Hôm khác lại nhập tâm trong vai công chức mẫu mực.

Một phút tản mạn không giống ai


Một buổi chiều "chán đời" tôi lang thang qua máy con hẻm nhỏ đất Sài thành, lòng lửng thửng không vui buồn. Đi ngang một cái hẻm nhỏ tôi lại nhớ có người bạn giới thiệu có Quán của cô họa sĩ đầu trọc lóc tên Amiko, cũng hay hay. 

Tôi ngồi bệt xuống băng ghế gỗ được đóng bằng tay rất art, nhìn ra khoảng không đến tận cư xá Đô thành. Thú thật cafe ở đây dở tệ, chỉ được cái không gian cô độc nhân tạo và những bức tranh khỏa thân trừu tượng - đôi khi tự thấy mình thanh cao lên...hehe. 

Trên cái bàn nhỏ viết chi chít lưu ký, nào là " nhớ Mai nhiều" " Thanh yêu Minh... ngày ngày... tháng tháng...". Tôi dừng lại ở một dòng chữ " ĐÔI KHI TÔI TÌM ĐẾN CAFE ĐỂ THẤY ĐỜI BỚT ĐẮNG", cũng hay hay. Tôi ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, con người ta cũng thú vị thích lấy độc dĩ độc.Mỗi người có cái để chạy trốn, để vinh danh mình trong cái cõi . 

Trong buổi chiều ấy tôi như con ốc mượn hồn chạy từ cái vỏ của mình sang cái vỏ của người khác. Nếu một ngày nào đó những người cùng khổ, đói kém không còn đói kém. họ có còn sự sang sẽ của xa hội nữa k? Đôi khi chúng ta tự cho nỗi đâu của chúng ta là to lớn. Sự thanh cao của chúng ta là đáng giữ gìn. Tấm lòng chúng ta phải được khắc vào bia đá. Suy nghĩ chúng ta ngang tầm vĩ nhân. Chúng ta trách khứ những người xung quanh chưa cử xử đẹp. 
Chính phủ sao không có chính sách đúng đắn hơn....và nếu là chúng ta thì sao. Tôi nhớ có một ông già, già quá không biết tên gì nên gọi là Lão tử:" thế gian chỉ thái bình khi không còn ai quan tâm ai nữa". Đôi khi sự trẻ con còi len lõi trên mái đầu hoa râm.Một bài viết không trao chuốt, mọi thứ văn chương cứ nhảy tưng tưng.

28 tháng 6, 2011

Cảm Khái Trương Vô Kỵ


Phụ họa bài "Cảm Khái Tề Thiên",hi..hi...
                  ****
Tình si bốn ả biết làm sao
Thật khó cho ta bỏ ẻm nào.
Triệu-Mẫn bào ngư xào bát bảo .
Tiểu-Siêu canh ngót nấu bông lau .
Hân-Ly ngào ngạt đào lê táo .
Chỉ-Nhược thơm tho sách nạm gàu .
Bụng muốn vung tay quơ hết ráo .
Càn-khôn tứ trụ luyện càng mau ...
ST

CHÚT THI VỊ ĐỜI THƯỜNG


Sẽ xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”

Ngày 28-12, Sở VH,TT&DL Hà Nội đã tổ chức giao ban công tác văn hóa cơ sở năm 2010 với cán bộ phụ trách văn hóa 29 quận, huyện, thị xã.
Theo đánh giá của Sở, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở thành phố Hà Nội năm 2010 có những bước phát triển đáng kể với tỷ lệ hộ gia đình văn hóa tăng 0,2%, nâng số gia đình văn hóa của thành phố lên gần 1,2 triệu hộ (bằng 82,8%); tỷ lệ làng văn hóa tăng 4,2%; đơn vị văn hóa tăng 12,8%... Việc cưới, tang, lễ hội xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình mới tiến bộ như: Cưới bằng tiệc ngọt, tiệc trà ở Phú Xuyên, đưa di hài người chết đi hỏa táng ở Đông Anh, không dùng loa lớn trong lễ hội ở Mê Linh, Sóc Sơn, Sơn Tây. Đặc biệt, chiến dịch bóc xóa quảng cáo rao vặt, tổng vệ sinh môi trường, trang hoàng các tuyến phố xanh - sạch - đẹp đã mang lại bộ mặt đô thị mới cho Thủ đô… Để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân Thủ đô, năm 2011, Sở VH,TT&DL Hà Nội sẽ xây dựng các tiêu chí "Người Hà Nội thanh lịch, văn minh" và thực hiện lồng ghép với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" từ thành phố tới cơ sở.
(đọc xong bài này thấy lòng trĩu nặng, sao còn hợm hĩnh thế người ơi)

27 tháng 6, 2011

Chửi


Chuyện phiếm của Gã Siêu 

Cách đây không lâu, một anh bạn từ bên Mỹ, chẳng biết sưu tầm được ở đâu, đã gửi cho gã một mẩu chuyện, đọc xong gã chẳng biết nên cười hay nên khóc. Mẩu chuyện ấy như thế này :

Lần đầu tiên mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ khi tìm nhà của một người bạn, hiện làm trưởng một khu phố văn hóa.
Thấy có mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài đầu ngõ, tôi hỏi :
- Này các cháu, các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở đâu hay không ?
Một đứa bé trai, khoảng trên dưới mười tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo và ranh mãnh, rồi đáp gọn lỏn :
- Biết nhưng…đéo chỉ.
Tôi lắc đầu, tiếp tục đi sâu vào con hẻm văn hóa. Gặp một thanh niên, tôi liền hỏi:
- Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào hay không?
Gã trẻ tuổi chẳng thèm nhòm ngó gì đến tôi và trả lời cộc lốc :
- Đéo biết.
Miết rồi cũng tìm thấy nhà ông trưởng khu phố văn hóa. Khi gặp ông, tôi kể lại chuyện này cho ông ta nghe với lời than thở :
- Anh ạ, các bậc cha mẹ ở đây không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với những người khách lạ một cách thô bỉ và tục tĩu đến thế hả anh ?
Chẳng cần suy nghĩ, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay:
- Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó…đéo nghe.
Lúc ấy người con gái của ông bạn tôi, hiện là một cô giáo dạy môn văn, vừa từ nhà trường trở về và tôi liền đem câu chuyện ấy ra mà kể.

Châm chích


Gallant là cử chỉ đẹp của người đàn ông trước những phụ nữ không phải là vợ mình.


Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm - em thương hơn nhiều

Chỉ có hai giai đoạn duy nhất trong đời mà người đàn ông không hiểu gì cả về phụ nữ: trước khi cưới và sau khi cưới.

Thuở khai thiên lập địa, Thượng đế tạo ra trái đất rồi ngài nghỉ ngơi một lúc.
Sau đó, ngài tạo ra đàn ông rồi ngài lại nghỉ ngơi.
Cuối cùng Thượng Ðế tạo ra đàn bà...
và từ đó trở đi, cả ngài lẫn đàn ông đều chẳng ai còn được nghỉ ngơi nữa.

Ngưòi nào khuyên ta đúng khi ta sai là thầy ta,người nào chửi ta sai khi ta đúng....đích thị là vợ ta!!

Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân:
chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.

Chết cho người phụ nữ mình yêu vẫn dễ hơn là phải sống chung với họ

Người phụ nữ toàn diện: sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối diện,  đi ngủ cũng diện.

Khôn ba năm dại một giờ, biết dzậy dại sớm .... khỏi chờ 3 năm.

Một điều quan trọng là tìm một người phụ nữ biết nấu ăn, chăm sóc con cái.
Một điều rất quan trọng là tìm người phụ nữ luôn làm bạn vui.
Một điều cũng rất quan trọng là tìm được người phụ nữ hiểu được tâm trạng của bạn.
Và một điều quan trọng hơn tất cả là đừng bao giờ để 3 người phụ nữ ấy gặp nhau.

Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể;
đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.

ST.

Tại sao Trung quốc lấn chiếm tại Biển Ðông?


Thursday, June 02, 2011 5:58:23 PM
 Ngô Nhân Dụng
--------------------------------------------------------

Vụ tàu hải giám của Trung Cộng cắt dây cáp của tầu Bình Minh 2 của PetroVietnam không phải là một biến cố lẻ loi, đơn giản, mà có thể là một bước nằm trong một chiến lược lâu dài của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Có những lý do chiến lược khiến Bắc Kinh muốn bảo đảm quyền hành động tự do của họ trong vùng Biển Ðông nước ta. Họ có thể đạt được mục đích này bằng nhiều cách, nhưng đứng trước những phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam từ hàng chục năm qua mỗi lần phải đương đầu với nước láng giềng thì họ đã chọn chiến thuật lấn chiếm từng bước một, để đặt thế giới trước những sự đã rồi.

Vụ Bình Minh 2 tuy không đổ máu, không giết người, nhưng quan trọng hơn hẳn những vụ cướp, chiếm tầu đánh cá trước đây. Bằng cớ là Hoàn Cầu Thời báo, một cơ quan ngôn luận của Cộng Sản Trung Hoa đã lên tiếng về biến cố này với những lời lẽ đe dọa nặng nề, một hiện tượng trước đây chưa bao giờ thấy. Nhật báo Asahi, Nhật Bản, cũng nói rằng Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông; vì Cục Quản Lý Ðại Dương của Bắc Kinh mới đây đưa ra một phúc trình khuyến cáo sử dụng vũ lực quân sự để đạt mục tiêu trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Tạp chí Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh ngày 30 Tháng Năm 2011 đã viết bài bình luận nói đến vụ cắt dây cáp tầu Bình Minh 2. Bài viết không ký tên tác giả nào, cho thấy đây là lập trường chung của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ nhấn mạnh rằng vụ này là biến cố “nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây.” Hoàn Cầu Thời báo, thuộc nhật báo Nhân Dân, Bắc Kinh, là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

26 tháng 6, 2011

Học cách ăn nói

"Lời nói là bạc, im lặng là vàng" là lời khuyên chúng ta nên im lặng hơn nói, vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng, và vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc.

Nhưng nhiều khi nếu không nói thì chúng ta cảm thấy khó chịu trong lòng, mà nói ra thì dễ mất sự bình tĩnh, gây mất hòa khí, thậm chí có khi đem đến sự hận thù.
Nghĩ như vậy nên bản thân tôi từ nay khi cần thông đạt một cái gì có thể gây ra sự hiểu lầm, ngộ nhận, hay mất hòa khí nói chung, tôi đã nghĩ tôi nên sử dụng ngòi bút thay vì lời nói, vì khi viết tôi có suy nghĩ và có cân nhắc hơn, nhất là tôi hiểu bút sa thì gà chết như cổ nhân thường nói.
Người Pháp có câu "Nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" (Il faut touner la langue sept fois avant de parler) là vì lời nói không cân nhắc, thiếu khéo léo có thể sinh ra nhiều hậu quả khó lường. Họ cũng nói "Đa ngôn đa quá" (Trop parler nuit), nói càng nhiều sinh ra nói quá đáng, có hại.

Trong gia đình cha mẹ dạy con cái, anh chị em bảo nhau, người lớn tuổi lấy kinh nghiệm chỉ bảo cho người nhỏ tuổi thiếu kinh nghiệm, lắm khi cũng làm buồn lòng nhau. 
Cho nên, tục ngữ có câu "Giáo đa thành oán" (Dạy nhiều sinh ra oán trách) là vậy. Nhưng lại có câu "Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa". Khi biết mà không chỉ vẽ, khuyên lơn, thì lại mang tiếng là ác, không có lòng nhân ái. Còn nói mà không nói cho hết, nói nửa chừng nửa đoạn, nói không tường tận, thì sẽ bị người ta kết tội là bất nghĩa, tức là không tốt, không biết ơn hay bội bạc.

CŨ NGƯỜI MỚI TA


Triết học hiện sinh trong giáo dục học hiện đại

Sơ lược về chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh (hoặc chủ nghĩa tồn tại, Existentialism) là đại diện chính của trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân bản trong triết học phương Tây hiện đại. Triết học hiện sinh chuyên nghiên cứu con người, sự tồn tại của con người, khác với triết học truyền thống chú trọng nghiên cứu bản chất. Thuyết hiện sinh được coi là trường phái chủ yếu của triết học phi lý tính, khác với triết học lý tính. Nó cho rằng vấn đề cơ bản của triết học là sự sống còn của con người; điểm xuất phát trong nghiên cứu triết học là sự tồn tại của con người chứ không phải là bản chất; tồn tại có trước bản chất. Nếu triết học lý tính nhấn mạnh Tôi suy nghĩ thì tôi tồn tại (lời Descartes) thì triết học hiện sinh nhấn mạnh Tôi tồn tại thì tôi suy nghĩ. Nó cho rằng tri thức chân chính có được là qua trực giác của con người; chân lý không do con người phát hiện mà là sản phẩm của sự lựa chọn của con người; mọi thứ đều lấy chuẩn là sự lựa chọn đó. Đạo đức không có tiêu chuẩn chính thống, mà cũng được xác định theo sự lựa chọn của con người.
Thuyết hiện sinh có nguồn gốc từ tư tưởng của triết gia duy tâm thần bí S.A.Kierkegaard (1813-1865), triết gia hiện tượng luận E. Husserl (1859-1938), triết gia chủ nghĩa trực giác H. Bergson (1859-1941), triết gia thuyết duy ý chí F. Nietzsche (1844-1900). Các nhà văn Dostoyevsky, Kafka được coi là có tư tưởng hiện sinh. Trong các triết gia hiện sinh có người thuộc phái hữu thần như K. Jasspers (1883-1969), G. Marcel (1889-1978) v.v... và phái vô thần như M. Heidegger (1889-1976), J.P. Sartre (1905-1980) v.v... Sartre có tư tưởng chính trị tiến bộ, tự coi mình theo chủ nghĩa Mác, chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam; được tặng giải Nobel Văn học 1964 (nhưng từ chối nhận). Heidegger ủng hộ đường lối của Hitler, sau đại chiến II ông nghiên cứu thiền Phật giáo.

Bửu đây!


Tôi là Đỗ Quốc Bửu, 12C1 của Thủ Khoa Nghĩa Châu đốc ngày xưa. Tôi đã theo dõi trang blog này từ lâu, thấy các bạn lăng xăng cũng vui, nên tôi có ý định tham gia cùng các bạn, nhưng tiếc rằng thời gian của tôi ít quá các bạn ơi! Tuy thế, tôi cũng đã đăng ký cộng tác với blog lâu rồi, nhưng vì bận rộn nhiều việc nên mãi hôm nay mới ra mắt các bạn đây!

Mong các bạn tận tình với tôi nhé!
Hẹn gặp lại!



Chào mọi người!

Tôi là Nguyễn Văn Sang, học sinh 12C1 năm xưa ở Thủ Khoa Nghĩa Châu đốc cùng niên khóa với các bạn. Hiện tôi sống ở Long xuyên, dạy học tại trường Cao đẳng nghề An giang.

Rất vui khi tham gia trang blog "ngayxua" của chúng ta. Tôi sẽ cố gắng chia sẻ với các bạn nhiều bài đăng trên blog này. Mong được các bạn ủng hộ và chỉ dẫn thêm!

Have fun! 
See you soon!

25 tháng 6, 2011

Ước gì được nấy

Một phim rất lạ, đại khái con người muốn gì cũng sẽ đạt được điều ấy, miễn con người có đủ niềm tin. Mỗi chúng ta đều có sẵn trong tâm mình một quyển sách ước, hãy xem và ước những điều tốt đẹp bạn nhé!

Pháp Luân Công

Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975 (Kết)

Nguyễn Văn Lục

Bài trước giới thiệu cho độc giả về phương thức Khảo thí mộc mạc đơn sơ của 4 kỳ thi Tú tài trong hoàn cảnh thời chiến. Là con người không tránh khỏi những sai lầm và đã xảy ra những vụ bê bối. Xin giới thiệu phần cuối trong bài bài biên khảo của tác giả Nguyễn Văn Lục về chế độ thi cử trước 1975.
Xem phần I ở đây
Xem phần II ở đây

Những vụ bê bối trong thi cử ở miền Nam

Tôi nêu ra đây một vài vụ việc, nêu cả danh tánh, trong đó có những người tôi cũng biết. Nêu ra để chứng tỏ một thứ trong sáng, transparency, cần thiết mà không có một chút ác ý cỏn con nào. Câu chuyện nay đã vào quá khứ, nói ra như một bằng chứng cần phải nói thôi. Và xin lưu ý, cả hai vụ nêu ra đây đều xảy ra thời Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Lúc đó kỷ cương, kỷ luật học đường do chiến tranh một phần, nhưng do những người lãnh đạo miền Nam lúc đó phẩm chất đạo đức yếu kém, sự có mặt của người Mỹ tạo ra những xáo trộn xã hội không tránh khỏi, thêm nhiều nhố nhăng chạy theo đồng tiền Và chuyên gì đã xảy ra thì phải xảy ra thôi. Có nhiều trường hợp chỉ là tin đồn thì chúng tôi không xét đến như có đường giây nọ, giây kia ở tỉnh Biên Hòa.

– Vụ thứ nhất liên quan đến hai giám khảo Nguyễn Hữu Lễ và Phạm Kiều Tùng. Việc này xảy ra ở Vĩnh Long do có lộ đề thi trước và giám thị đã bắt được và truy ra manh mối từ hai vị giám khảo trên. Hồ sơ nội vụ đã được phúc trình về bộ giáo dục dưới thời bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và Nguyễn Danh Đàn. Hồ sơ được chuyển cho Thanh tra đặc biệt. Vụ này có liên quan đến một người cháu của ông Trần Văn Văn và vì thế bà Trần Văn Văn có can thiệp, gọi điện thoại cho vị thanh tra, nhưng vị thanh tra cứ thẳng mà làm. Và cho biết rằng không có bổn phận trả lời bà. Kết quả là hai vị giám khảo bị vi phạm kỷ luật trường thi, bị đổi đi nơi khác. Vụ này thật ra chỉ là do tình cảm cá nhân như liên hệ bà con họ hàng chứ không phải là làm tiền hay tham nhũng. Ảnh hưởng xấu có giới hạn rõ ràng và có thể giảm khinh được theo cái lối xử sự của người mình.

Sống Đẹp???

Sống đẹp là một thuật ngữ khá quen thuộc với mọi người nhưng có lẽ lại là điều vô cùng mang tính hiện đại và thời sự. Trong đà phát triển của xã hội, sống đẹp lại mang những sắc thái rất riêng của mình. Sống đẹp không chỉ là một từ ngữ chỉ còn trong chỗ đứng của tưởng tượng mà trở thành lý tưởng sống của khá nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ.

Sống đẹp trước hết là nhu cầu của mỗi người và mọi người. Ai lại không muốn mình sẽ thực sự đẹp trong mắt của mọi người cũng như của chính mình. Hạnh phúc với chính mình nghĩa là được người khác thừa nhận và hạnh phúc hơn nữa khi chính mình cũng cảm thấy thoải mái và vừa lòng với chính mình. Hạnh phúc toàn vẹn và tuyệt vời nhất khi con người sống đẹïp một cách đúng nghĩa với cái đẹp cả về hình thức lẫn nội dung. Cái đẹp ấy không chỉ tựu chung ở nét đẹp bên ngoài mà còn phải là đẹp ở hành vi, thái độ và cả quan điểm sống, lý tưởng sống.

Sống đẹp phải là sống biết cống hiến. Đừng vội cho rằng cống hiến là một thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người trẻ ngày nay. Hãy lắng nghe và biết quan sát. Đâu đây vẫn thường xuyên có những bạn trrẻ, những cụ già và thậm chí cả những em bé vẫn âm thầm cống hiến. Hãy hiểu cống hiến theo nghĩa rộng của nó. Trước hết, đừng dồn ép từ cống hiến theo kiểu là chỉ biết hy sinh hoàn toàn một cách thụ động. Hãy phả vào cống hiến một hơi thở của cuộc sống sẽ thấy hết giá trị của sự cống hiến. Biết sống tốt cho mình cũng có thể được xem là cống hiến. Khi cá nhân biết làm chủ, biết tích cực học tập, biết nỗ lực tối đa để làm việc… để có thể đứng vững và đi bằng chính đôi chân của mình mà không phụ thuộc, không làm phiền người khác đã là cống hiến. Bao nhiêu tiền của, bao nhiêu sự phiền nhiễu sẽ không xảy ra với những người thân của họ, với chính gia đình họ thì đã là quá tốt. Thế là sống đẹp!

24 tháng 6, 2011

NGUỒN GỐC VIỆT NAM CỦA TÊN 12 CON GIÁP


(PHẦN 1)

1. Giới thiệu tổng quát  
Tìm hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc (hay Trung Hoa, tắt là TH) vì là những từ Hán Việt (HV). 
Khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, hay có một khuynh hướng tổng quát chung nào đó, thì những dạng này cần được so sánh với những từ khác với nguồn gốc, không phải là Việt. Thí dụ như trong các từ liên hệ đến xe hơi chẳng hạn, ta thấy các dạng như pan (xe bị pan), phanh (thắng), láp, két nước (tử két), đèn pha, máy bơm xăng, ống bơm, xăng, hòn (viên) bi, bị giơ (lỏng), cái van, dây cáp (điện), dây xên, con vít, sạc điện …v…v... không kể các từ đa âm khác như bugi, táp-lô, rô-đa, mỏ-lét, rờ-le, bù-loong … So với tiếng Pháp và tiếng Anh hiện nay (không khác gì nhiều trong vòng trăm năm nay)

  Tiếng Việt                             Pháp                                      Anh
  Pan                                       panne (bị hư)                          out of order
  Pha                                       phare (đèn trước)                   headlight
  Bi                                          bille (viên đạn)                        ball      
  Giơ                                       jeu (lỏng) loose                       worn out
  Sạc                                       charge (thêm điện cho đủ)     charge
  Van                                       valve                                      valve
  Vít                                         vis                                          screw
  Két                                        caisse (tủ, bình chứa)            tank
  Cáp                                       cable (dây điện)                     cable
  Xăng                                     essence                                 gas, petrol
  Bơm                                     pompe                                    pump
  v…v…
  
Rõ ràng là các từ trên tương ứng với tiếng Pháp rất chặc chẽ so với tiếng Anh, hay một ngoại ngữ nào khác - người viết dùng tiếng Anh và Pháp để so sánh vì lịch sử cận đại cho thấy nhiều liên quan giữa nước Pháp, nước Mỹ với VN. Ngoài ra, kỹ thuật chế tạo, lắp ráp và bảo trì xe hơi (ô tô) là từ các nước Âu Châu trên. 
Nếu mở rộng đề tài ra thì ta có các tiếng Pháp khác nhập vào tiếng Việt như bót/bốt (đồn cảnh sát), ông cẩm (commissaire), nhà ga (trạm xe lửa), lô, ký (kilogramme), xạc (sacrer, bị mắng), cuốc (xe cuốc, course, xe đua), cúp (coupe), cà-lem, kem (crème) ..v..v.. 
Phần lớn các từ mượn từ tiếng Pháp có phạm trù giới hạn và thường là thuật ngữ. Cách viết văn (cú pháp) và thành lập chữ cũng bị ảnh hưởng phần nào qua giao lưu văn hoá với Pháp: như cách dùng bàn giấy, giết thời gian…  
Trong các bài sau, người viết sẽ chú trọng đến sự so sánh các từ, các biến âm và phạm trù ngữ nghĩa của chúng. Giao lưu văn hoá với Pháp xẩy ra chỉ gần đây (hai trăm năm trở lại và càng ngày càng ít đi từ thời kỳ thuộc địa), thành ra các dạng biến âm rất dễ tra ra, cũng như từ phạm trù nghĩa giới hạn của chúng. 

Trở lại với tên 12 con giáp, thời kỳ giao lưu văn hoá với TH đã xẩy ra rất lâu (ít nhất đã hơn hai ngàn năm, so với hai trăm năm) và từng đợt chất chồng lên nhau, thêm vào đó là các tài liệu rất mơ hồ và thường hàm ý là tên 12 con giáp là của TH (một tiền đề không ai dám tranh cãi hay tìm ra ngọn ngành một cách rõ ràng và khoa học)
Các tài liệu lại thường viết bằng chữ Hán, thêm vào đó là tiền đề (hầu như là một ‘công lý’ không ai chối cãi đuợc ?) về nguồn gốc TH hợp với cách viết chủ quan và đầy tự cao dân tộc của một số tác giả TH càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa. 
Nhìn lại bảng so sánh một số tiếng Việt trong lãnh vực kỹ thuật (xe hơi) như trên, dù ai có tự ái dân tộc lớn đến đâu cũng không thể chối cãi quá trình mượn từ tiếng Pháp vào tiếng Việt, thêm vào đó là các tài liệu sách vở trong vòng hai thế kỷ qua dễ cho chúng ta kiểm lại kết luận này. 

Thực ra, sự vay mượn qua lại là một hiện tượng rất tự nhiên của ngôn ngữ loài người, chính sự thuần nhất (pure) ngôn ngữ mới là hiếm có hay là ngoại lệ! Cũng như hiện tượng thuần chủng (pure race) vậy (cũng chính cách nhìn hạn hẹp từ sự thuần chủng mà đã xẩy ra bao nhiêu tai hoạ như Đức Quốc Xã với giống Aryen, chính sách White Policy hay "nước Úc cho người da trắng" chẳng hạn…). 
Và cũng chính thái độ ù lỳ không chấp nhận ‘mình vay của người’ mà nhiều sai lầm đã xẩy ra, ngay cả cho một số công trình nghiên cứu trong quá khứ. Tiếng Nhật và tiếng Đại Hàn có nhiều từ gốc Hán, tiếng Anh/Pháp cũng đầy các từ gốc La-Tinh, Hi-Lạp … chẳng nước nào có ‘mặc cảm chữ nghĩa’ đâu!

Với các cảnh giác trên thì ai là chủ nhân của tên 12 con giáp ?

2. Vài nhận xét sơ khởi về tên 12 con giáp

2.1. Tên 12 con giáp đọc như tiếng HV, theo giọng Bắc Kinh (BK) và bằng cách ghi theo Phiên Âm (pinyin) là zĭ, chŏu, yín, măo, chén, sì, wǔ, wèi, shēn, yŏu, xū, hài hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi (tên) 12 con thú trong tiếng TH hiện nay – ngay cả giọng Quảng Đông (QĐ) v.v.. Khi phục hồi âm TH thời Thượng Cổ (Archaic Chinese) thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. 
Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khắn khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này. Cũng như khi so sánh các từ về xe hơi phần trên, ta có thể đi dến kết luận là tiếng Pháp đã cho tiếng Việt mượn trong thời kỳ giao lưu văn hoá cận đại (1). 
Nhưng người viết không đi sâu thêm nữa để tìm hiểu các danh từ tiếng Pháp trên có nguồn gốc ở đâu. Xin nhắc lại ở đây là các bài này viết về nguồn gốc tên 12 con giáp, còn nguồn gốc 12 con giáp ở đâu ra sẽ không nằm trong phạm vi các phần sau.

2.2. Tại sao TH dùng con thỏ thay cho con mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo)? 
Xem cách viết chữ miêu (con mèo, giọng BK là māo) bằng bộ trĩ hợp với miêu (mầm mống, hài thanh) so với thỏ là chữ  tượng hình – hay thố HV, giọng BK là tù viết bằng bộ nhân cho thấy sự quan trọng của thỏ đối với văn hoá TH. 
Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo…. Nhờ sự khác biệt này mà ta bắt đầu thấy mối dây liên hệ của tiếng Việt với 12 con giáp. 
Mèo hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn. Còn chi Ngọ liên hệ đến ngựa hầu như không cần giải thích nhiều, so với mã HV (mă BK, giọng BK hiện nay không còn âm ng- nữa mà đã bị môi hoá thành w- và m-). Các dạng Mão/Mẹo/mèo và Ngọ/ngựa dễ cho ta nhận ra sự liên hệ giữa tên 12 con giáp với tiếng Việt hiện nay. 
Thời tiền Hán, tiếng Việt ta không có nhiều thanh điệu (tone) như bây giờ, nên sự khác biệt về thanh điệu không có gì lạ. Như trong khẩu ngữ ta, ta có cách dùng “chờ một tý” cũng như “chờ một chút”, “đưa chút tiền” cũng như “đưa tý tiền”… vào thời tiền Hán, các câu trên đọc như giọng Huế hay người Hòn bây giờ (ít thanh điệu hơn so với giọng Hà Nội) thì ta thấy ngay chút hay *chụt/chuột chính là các dạng của tý vậy. Biến âm t-ch (phụ âm đầu) của tý/tử HV -chuột còn thấy qua các liên hệ như ty/tư HV là chủ, tỷ-chia, tứ-cho, từ-chữ, tự-chùa, tỷ-chị, tựu-chầu (tụ lại), tốt-chết, từ-chợ, thị-chợ, thố-chua, thù-chuốc, thục-chuộc, thúc-chú….
Thành ra, ta có sơ khởi là ba chi Mão/Mẹo, Ngọ và Tý có liên hệ với mèo, ngựa và chuột trong tiếng Việt hiện đại. Các phần sau sẽ phân tách chi tiết hơn về sự tương quan giữa tên các chi và các tên thú vật trong tiếng Việt.

2.3. Nếu quả thật tên 12 con giáp TH bắt nguồn từ tiếng Việt (Cổ), thì kết quả này còn phù hợp với các kết quả trước đây như:
- Triết gia Kim Định đã cố gắng chứng minh văn hoá TH xuất phát từ văn hoá Việt (SàiGòn vào thập niên 1970, như cuốn “Việt Lý Tố Nguyên”), 
- Tác giả Nguyễn Hoài Nhân bên Pháp vào thập niên 1980, như trong các bộ “VietNam en image” ghi nhận các bằng chứng về khảo cổ và ngôn ngữ để đi đến kết luận: người Việt Cổ là người cho, người TH là người nhận
- Tác giả Lê Mạnh Thát qua cuốn “Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Lý Nam Đế” đưa ra các dữ kiện chứng tỏ rằng Việt Ca (Lưu Hướng ghi lại trong Thuyết Uyển) có nguồn gốc Việt Nam (VN), 
- Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng cũng bắt đầu đặt lại vấn đề nguồn gốc Kinh Dịch (từ tộc Việt) trong những năm gần đây … Cho thấy chiều vay mượn là từ phương Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống Nam (cũng như các nước chung quanh) vào các đời Hán, Đường lúc văn hoá TH cực thịnh. 

Tuy nhiên, không tác giả nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và rất ít dùng cấu trúc của chữ Hán, Hán Cổ cùng các biến âm trong cách lý giải.
Để thấy rõ hơn các liên hệ của tên thú vật và tàn tích trong tiếng Hán Cổ, chúng ta hãy xem một số từ chỉ con vật thông thường như cóc, voi… và cấu trúc của tiếng Hán cho thấy tàn tích của tiếng Việt mà đã từ từ mất đi trong ngôn ngữ TH hiện nay. 
Hi vọng từ đó khi tập trung nhìn vào các tương quan của tên 12 con giáp, thì các liên hệ sẽ được rõ ràng hơn, nhất là qua sự so sánh các ngôn ngữ láng giềng với tiếng TH, HV, tiếng Việt.

2.4. Muốn tìm hiểu ngọn ngành trên phương diện so sánh các ngôn ngữ, ngày nay ta không đến nỗi phải đi tới những nơi xa xôi (du học) nữa, nhất là về đề tài 12 con giáp. Các tài liệu thông tin, mạng Internet, sách vở được ấn hành nhiều hơn và cởi mở hơn. Thêm vào đó là chánh phủ địa phương có vẻ như càng ngày càng mở mang và thành thật hơn, không độc đoán và che dấu hay ‘bóp méo’ các dữ kiện khảo cổ, ngôn ngữ như xưa. 
Cách đây hơn 50 năm, Phan Khôi - một nhà nghiên cứu văn hoá VN rất nhiệt thành – đã phải lên tiếng “… người VN chúng ta về sau phải sang TH ở lâu mà nghiên cứu, may ra tìm được các dấu vết tương quan của dân tộc ta với dân tộc TH từ đời thượng cổ…” (trang 34, “Việt Ngữ nghiên cứu” Phan Khôi, bài viết năm 1954, in lại – NXB Đà Nẵng, 1997). 
Đương nhiên là các kết quả của so sánh ngôn ngữ phải phù hợp với những kết quả từ ngành khảo cổ, lịch sử và di truyền (DNA)… để tăng mức độ chính xác.  

3. Tiếng Việt và tiếng Hán Cổ (hay tiếng Hán và tiếng Việt Cổ)

3.1. Cóc là loài vật vừa ở trên cạn vừa ở dưới nước (gọi là amphibian) hiện diện trong các ngôn ngữ Đông Nam Á như: 
- ku-óc, cóc (tiếng Mường), 
- ka kọc (Nùng), 
- róc (Lào: lụt róc, kăn kắk, khăn khắk: cóc), 
- khàng khók (Thái), 
- king kuok (Khme), 
- a-rok (Chàm), 
- kok, kokke, khog (Mundari, Birhor, Hor…ngữ hệ Munda), 
- cơưk (Hmong) v.v..  

Trong vốn từ TH hiên nay, còn một chữ rất hiếm là cúc HV, viết bằng bộ trùng, hợp với chữ cúc hài thanh (HT, cúc nghĩa là nắm, túm) - giọng BK bây giờ là jú, qú. 
Để chỉ con cóc, tiếng TH có các từ:
- thiềm HV (chán, zhān BK) viết bằng bộ trùng (cũng có nghĩa là bóng đen trên mặt trăng, tiếng ghép HV thiềm thừ là con cóc); 
- thừ HV (shú, chú, yú BK) viết bằng bộ trùng hợp với chữ dư HT; 
- ma HV (má, mò BK viết bằng bộ trùng, còn là một loại ếch); 
- Ba/pha/bì HV (bŏ, pí BK viết bằng bộ trùng hợp với chữ bì HT - từ này ít dùng với tần số dùng là 10 trên 365.398.752 cho thấy một cách phân biệt cóc và nhái qua lớp da sần)…Trái cóc có vỏ như da cóc… 
Theo người viết thì cóc (2) có thể là một từ tượng thanh (con cóc có tiếng kêu đặc biệt ‘cọc… cọc”) với âm yết hầu k-, và do đó một số ngôn ngữ khác không liên hệ gì đến tiếng Việt hay Nam Á như ngôn ngữ của Easter Island ở Nam Thái Bình Dương cũng gọi cóc là kok, tiếng Inđônesia là kodok, katak, tiếng Kơho là kit trô…

3.2. Voi là một từ đáng chú ý: có nhiều cách viết chữ Nôm, như:
- Bộ khuyển hợp với chữ vi HV (hài thanh, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị/ĐNQATV), 
- Bộ khuyển hợp với chữ bôi (cái chén, HT cho thấy liên hệ b-v), 
- Bộ khuyển hợp vớI chữ bút… 
Các chữ voi này rất xa lạ với người TH. 
Tiếng TH hiện nay có tượng HV, giọng BK bây giờ là xiàng, giọng QĐ jeung (6) liên hệ đến giống tiếng Việt, viết bằng bộ nhân hợp với chữ tượng HT. Chữ tượng có cách viết cổ giống như hình con voi,  nhưng lại dựng đứng lên để theo chiều từ trên xuống dưới và để tiết kiệm diện tích viết chữ. 
Tượng còn dùng để chỉ bức tượng trong tiếng Việt so với tiếng TH bây giờ phải dùng các từ ghép như diāoxiàng BK (điêu tượng, tượng được khắc), sùxiàng (tố tượng, tượng được nặn hay đắp thành). Ông hay bà quản tượng là người coi (kiểm soát) voi hay là mahout, là tiếng Ấn Độ/Hindi, mahaut gốc tiếng Phạn là mahamatrah
Con tượng còn là con voi trong bàn cờ tướng. Một điểm đáng chú ý là chỉ có voi là loài vật khác trong các loại lợn được viết bằng bộ thỉ (con lợn) thứ 152. 
Dự là từ HV đã từng có nghĩa là con voi (chữ này viết bằng bộ thỉ, thật ra là chữ hợp với chữ tượng) hiện thời có các nghĩa như vui vẻ (nghĩa bây giờ hơi khác hơn và thiên về an nhàn), thoải mái, du ngoạn (hàm ý vui vẻ), do dự, dự bị, một trong chín châu (Cửu Châu) của TH thời xưa (bao gồm tỉnh Hà nam, do đó Dự cũng là tên cổ của Hà Nam) (3), gạt gẫm… và rất ít tự điển ghi nhận nghĩa cổ của dựvoi (4). 
Theo người viết, vui là âm cổ cũng như một dạng khác là voi. Liên hệ u-o (vui-voi) còn thấy trong các cách dùng tương đương như tùng-tòng (thông), chùm-chòm, vũ-võ, trụi-trọi, dung-dong, phù-phò, hụi-hội, tui-tôi, thúi-thối… 
Do đó, ta có cơ sở giải thích liên hệ dự-vui-voi
Voi từ chữ dự (có chữ tượng) hợp lý hơn là từ chữ vi (bộ trảo) theo Vương Lực (xem phụ chú 4). 
Các dữ kiện hỗ trợ cho liên hệ dự-vui còn thấy qua các chữ HV như:
- Du (yú BK, viết bằng bộ sước) có nghĩa là đi chơi, vui vẻ; 
- Du HV (yú BK viết bằng bộ tâm) có nghĩa là yên vui… 
Các cách viết khác nhau để ghi lại âm ‘vui’ cho thấy lý luận dự-vui thêm phần chính xác (nhớ rằng chữ viết có sau tiếng nói). 

3.3. Vụ HV viết bằng bộ điểu, giọng BK bây giờ là wù, mù, giọng QĐ mou6, muk6, Hẹ mu6, vu6… nghĩa là một loài vịt. Chữ này không thông dụng trong vốn từ TH hiện đại với tần số dùng là 105 trên 368.707.021 so với các chữ khác như áp HV (yā BK), nga HV (é BK, ngo4 QĐ – ngan, ngỗng là các dạng cổ), nhạn HV (yàn BK, ngaan6 QĐ)… 
Theo Thuyết Văn (TV), chữ ngan đồng nghĩa với nhạn. Biến âm u-i của vụ-vịt không thường gặp, nhưng còn tàn tích trong các cách dùng bút-viết, thụ-chịu, nhu-diệu, đinh-chuồn… Để ý phụ âm tắt – t ở sau nguyên âm thường mất đi trong giọng BK (phương Bắc) nhưng vẫn còn duy trì trong tiếng Việt, giọng QĐ, Hẹ… 

3.4. Đinh viết bằng bộ trùng với chữ đinh HT, giọng BK bây giờ là dīng, chēng, chéng, ding1, cing1 QĐ, Hẹ den1 …có nghĩa là con chuồn chuồn. Chữ này rất ít dùng với tần số dùng là 14 trên 430.747.376. So với các chữ khác thường gặp trong vốn từ TH hiện nay như tinh HV (dīng, tīng BK), đình HV hay tinh đình, linh HV (líng BK viết bằng bộ trùng hợp với chữ linh/lệnh HT, để ý linh HV viết bằng bộ kim hợp với chữ linh/lệnh là chuông)… 
Nếu ta để ý biến âm đ-tl/tr-ch (xem bài viết riêng về biến âm này cùng tác giả) như độn-trốn-chuồn, đồn/đốn-truân-chiên, đồn-trôn, điền-trần, đục-trọc, đoàn-tròn, động-trọng-chuộng, đồng-tròng (con ngươi), đản-trần … thì có thể giải thích được liên hệ đinh -*chuôn (biến âm i-u nói ở phần 3.3), hay dạng chuồn (thanh huyền có thể do ảnh hưởng của phụ âm mũi  –n). Tiếng Mường cũng có dạng chuồn chuồn, tiếng Zhuang là chi-chuồn.  

Như vậy thì tiếng Việt vẫn còn tàn tích trong tiếng TH, tuy nhiên các cách dùng từ ‘phương Nam’ từ từ mất dần đi (5), có thể là do các tiếng phương Bắc thay vào (giai cấp thống trị), hoặc không hợp với hệ thống âm điệu của Hán tộc hay sự cố tình bôi xoá (?).

Tóm tắt bài này là trong tiếng TH có những từ Việt (Cổ) nhưng rất ít dùng, tuy nhiên trường hợp của tên 12 con giáp rất đặc biệt: được dùng trong việc ghi lại thời gian, không gian, bói toán, cúng kiếng… rất phổ thông trong văn hoá và tín ngưỡng dân gian, chúng gắn liền với lịch sử tư tưởng của TH và VN, đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá dân tộc. Do đó, chúng là những từ hoá thạch (fossilised) gắn bó với câu ca dao  
                        ‘Trăm năm bia đá thì mòn
                        Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’  

4. Phụ chú 
(1) Bảng so sánh trên cho thấy liên hệ giữa tiếng Pháp và Anh như sạc tiếng Pháp và tiếng Anh giống y như nhau, gốc tiếng Pháp Cổ (Old French) là chargier (chất đồ lên, tải), liên hệ đến tiếng La Tinh carrus (chiếc xe) do đó ta có các dạng tiếng Anh như car/xe, carry/chở, chariot/xe… và nếu truy tầm thêm nguồn gốc các chữ trên thì sẽ thấy nhiều tương quan của nhóm (dòng, ngữ hệ) La Mã, họ Ấn Âu (Indo-European) phản ánh qua lịch sử và quá trình phát triển văn hoá của Hi Lạp, Ý, Pháp v.v... Điều này ra ngoài mục đích của bảng so sánh cốt là cho thấy các tiếng mượn từ tiếng Pháp mà thôi. 

(2) Tác giả Lê Gia trong “Tiếng Nói Nôm Na” (NXB Văn Nghệ Thành Phố HCM, 1999) thì giải thích cóc là từ hốc, cốc mà ra “loài vật dơ dáy, bẩn thỉu, tối ngày ngồi trong hang trong hốc” (trang 1451).    

(3) Tỉnh Hà Nam vẫn còn một số hoạt động như cỡi voi cho du khách. 

(4) Theo tác giả Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ - tiếng Việt hiện đại” (NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1976) thì voi có nguồn gốc là chữ vi “…theo sự nghiên cứu của ngành Cổ Văn Tự, vi là chữ tượng. Theo tiếng Việt thiên đọc là vi còn tượng đọc là voi…” (trang 266) - trích dẫn từ kết luận của nhà ngữ học TH Vương Lực trong các cuốn “Hán Việt Ngữ nghiên cứu” và “Hán ngữ sử luận văn tập” (khoảng 1958). 
Sau gần 3 thập niên, tác giả Lê Đình Khẩn cũng lặp lại điều này trong cuốn “Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt” (NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM, 2002), tuy nhiên tác giả có bàn thêm là thời thượng cổ “…không chắc là âm đọc theo chữ nào trong hai chữ đồng nghĩa ấy …” (trang 59). 
Khi tra cách viết và khắc của chữ vi (Cổ Văn) ta thấy hình hai con khỉ trên hình con voi tuy hình vẽ không rõ ràng lắm, theo ‘Tại Tuyến Hán Điển’ trên mạng Internet, và ‘Chinese Characters’ của L. Wieger - cả hai tài liệu này đều ghi vi là ‘khỉ cái’. Để ý cách đọc vi HV là wèi BK, Hẹ wui3, wuị, wi3, wi5… Còn theo Từ Nguyên thì nghĩa cổ nhất của dự là “tượng chi đại giả - kiến Thuyết Văn” . 
Voi giữ một địa vị đặc biệt trong lịch sử VN: nào là chuyện bà Triệu cỡi voi chống ngoại xâm, nào là những khi được triều cống cho TH, nào là các hình phạt cho voi xé xác, voi giày…  và hiện diện trong ca dao thành ngữ như “khoẻ như voi”, “muỗi đốt chân voi”, “chỉ  buộc chân voi”, “được voi đòi tiên”, “trăm voi không được bát nước xáo”, ”có con gái lớn trong nhà như cỡi đầu voi dữ”, “trời sinh voi trời sinh cỏ”… trong khi hiếm lắm ta mới thấy vài thành ngữ có voi trong văn hoá TH như “tượng trợ ngọc bôi” (đũa bằng ngà voi và chén bằng ngọc, chỉ cuộc sống giàu sang) hay “tượng xỉ phần thân” (voi chết chỉ vì muốn lấy ngà, của cải đem đến nguy hiểm) 

(5) Khuynh hướng mất dần các vết tích của ngôn ngữ phương Nam (thời Bách Việt về sau) đồng thời với khuynh hướng bành trướng của lãnh thổ TH và các đợt di dân cùng pha trộn với dân bản địa trên lưu vực sông Hồng. 
Các vết tích của tiếng Việt như voi, vịt, cóc, chuồn chuồn…trong tiếng TH chứng tỏ phần nào nhận định tổng quát này.


Tác giả: Nguyễn Cung Thông
nguồn: khoahoc.net

23 tháng 6, 2011

Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975 (II)


Nguyễn Văn Lục

Phần 2

Mỗi mùa thi tốt nghiệp PTTH hiện tượng phổ biến là lộ đề thi hoặc là những tin đồn về việc lộ đề thi. Phần (I) giới thiệu lịch sử các kỳ thi và kết quả không phải là cao. Xin giới thiệu phần tiếp theo bài biên khảo của tác giả Nguyễn Văn Lục về chế độ khảo thí thi cử trước 1975.
Tổ chức chặt chẽ, có phương pháp, có lề nếp là yếu tố quyết định trong thi cử. Cá nhân muốn gian lận cũng khó mà gian được. Chẳng hạn chuyển đổi người địa phương đi nơi khác là yếu tố quan trọng hàng đầu. Phân biệt tổ chức Hội đồng giám thị và Hội đồng giám khảo. Không cho phép bất cứ quan chức địa phương nào, từ Tỉnh trưởng đến người quân cảnh dính dáng xa gần tới Hội đồng giám thị, Hội đồng giám khảo. Hai hội đồng ấy từ trung ương gửi xuống biệt lập với quan chức địa phương. Địa phương chỉ có bổn phận bắt buộc cung cấp phương tiện. Chánh chủ khảo đến làm việc là mọi chuyện phải được sắp xếp sẵn sàng cho họ phương tiện di chuyển như máy bay quân sự, xe cộ; lính canh gác thùng đề thi, an ninh tại các trường thi.

Chẳng hạn để tiết lộ thùng đề thi do trách nhiệm ông Tỉnh trưởng thì việc trước tiên là ông tỉnh trưởng phải đổi đi chỗ khác.

Tổ chức ấy được tiến hành như sau:

Nha Khảo Thí

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang